Trung Quốc phóng thành công một tên lửa đẩy hai vệ tinh
Sáng nay Trung Quốc đã phóng thành công một tên lửa đẩy Trường Chinh 3B đưa đồng thời hai vệ tinh Bắc Đẩu lên quỹ đạo.
Trung Tâm phóng vệ tinh Tây Xương hoàn thành nhiệm vụ “một tên lửa, hai vệ tinh”
Vào lúc 4 giờ 50 phút sáng nay 30.4 theo giờ Bắc Kinh (3 giờ 50 phút giờ Việt Nam), tại Trung Tâm phóng vệ tinh Tây Xương, Trung Quốc dùng tên lửa đẩy Trường Chinh 3B đưa hai vệ tinh Bắc Đẩu lên quỹ đạo. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc áp dụng thành công phương thức “ một tên lửa hai vệ tinh”, cùng lúc đưa hai vệ tinh Bắc Đẩu 12 và Bắc Đẩu 13 của hệ thống vệ tinh dẫn đường lên quỹ đạo theo đúng kế hoạch.
Bí thư đảng ủy Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, Tôn Bảo Vệ cho biết, đây là lần đầu tiên Trung tâm thực hiện nhiệm vụ “một tên lửa, hai vệ tinh”, hai vệ tinh này có kích thước, trọng lượng và tính năng như nhau, nên yêu cầu về thời gian tách khỏi tên lửa sau khi lên quỹ đạo rất chặt chẽ, tỉ mỉ.
Video đang HOT
Trung tâm chỉ huy trước “giờ G”
Để đạt được thành công trong lần thực hiện nhiệm vụ khó khăn này,Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương đã áp dụng hàng loạt các biện pháp như lập mọi phương án, luyện tập đội ngũ cán bộ, thử nghiệm sản phẩm, đưa ra khung lựa chọn thời gian phóng vệ tinh, xác định lượng nhiên liệu cho tên lửa đẩy, v.v…
Kể từ khi Trung Quốc chính thức tuyên bố áp dụng thử nghiệm dịch vụ hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu hồi tháng 12 năm 2011 đến nay, hệ thống này đã bước vào giai đoạn mới là xây dựng hệ thống và ứng dụng rộng rãi. Hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu của Trung Quốc đã được ứng dụng trong ngành giao thông, khí tượng, ngư nghiệp, lâm nghiệp, viễn thông, thủy lợi, đo đạc, v.v…, đem lại hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội vô cùng to lớn.
Mô tả hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc
Trước đó, hồi cuối tháng 2 vừa rồi, Trung Quốc đã phóng thành công tên lửa đẩy Trường Chinh 3C đưa vệ tinh Bắc Đẩu thứ 11 lên quỹ đạo. Được biết, trong năm 2012 này, Trung Quốc sẽ còn đưa thêm ba vệ tinh Bắc Đẩu nữa lên quỹ đạo, và đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc xây dựng một hệ thống vệ tinh định vị, dẫn đường với 30 vệ tinh.
Theo Infonet
Ấn Độ phóng vệ tinh tình báo RISAT-1
Ấn Độ đã sẵn sàng cho vụ phóng vệ tinh tình báo RISAT-1 do nước này tự chế tạo từ trung tâm vũ trụ Sriharikota ở bang miền Nam Andhra Pradesh vào ngày mai (25/4).
"Vệ tinh tình báo sẽ được sử dụng cho dự báo thiên tai, lâm nông nghiệp cũng như phục vụ các mục đích quốc phòng. Vệ tinh này do các nhà khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) chế tạo và sẽ được phóng lên bằng tên lửa đẩy PSLV", các nguồn tin cho biết.
Vệ tinh có thể thu thập dữ liệu tại dải tần C và có khả năng quan sát trong mọi điều kiện thời tiết, ban ngày cũng như ban đêm.
Tên lửa đẩy PSLV C-16 của Ấn Độ mang theo vệ tinh RESOURCESAT-2
Đây không chỉ là vệ tinh ảnh radar đầu tiên do Ấn Độ tự phát triển mà còn là vệ tinh cảm biến từ xa nặng nhất được ISRO chế tạo. Ngoài ra, đây còn là vệ tinh nặng nhất được đưa lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy PSLV.
RISAT-1 có trọng lượng 1.858 kg. Hệ thống đẩy của vệ tinh sau đó sẽ được sử dụng để đưa nó lên quỹ đạo cuối cùng ở độ cao 536 km, S. Satish người phát ngôn của ISRO nói với giới truyền thông.
Năm 2009, ISRO đã phóng tên lửa đẩy RISAT-2 nặng 300kg đưa vệ tinh mang theo radar độ mở tổng hợp (SAR) của Israel lên quỹ đạo có khả năng quan trắc trái đất trong mọi điều kiện thời tiết. Vệ tinh này có thể nhìn xuyên mây và sương mù.
Với 11 vệ tinh cảm biến từ xa, quan trắc trái đất trên quỹ đạo, Ấn Độ hiện là nước dẫn đầu thế giới trong thị trường dữ liệu cảm biến từ xa. 11 vệ tinh này bao gồm TES, Resourcesat 1, Cartosat 1, 2, 2A và 2B, IMS 1, Risat-2, Oceansat 2, Resourcesat-2 và Megha-Tropiques.
Theo Bee.net.vn
Triều Tiên tiếp tục phóng vệ tinh bất chấp phản đối Theo THX, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) ngày 19/4 tuyên bố nước này sẽ tiếp tục phóng vệ tinh bất chấp sự phản đối thù nghịch mà Bình Nhưỡng có thể phải đối mặt. Tên lửa tầm xa Unha-3 đã không thể đưa vệ tinh Kwangmyongsong-3 của Triều Tiên vào quỹ đạo hồi tuần trước. (Nguồn: Internet)Hãng thông tấn...