Trung Quốc phóng tàu thu mẫu vật từ mặt trăng vào năm 2017
Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch phóng tàu thăm dò mặt trăng Hằng Nga 5 trong năm 2017, Tân Hoa xã dẫn Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc cho hay.
Tàu thăm dò Hằng Nga 3 đang có mặt trên mặt trăng – Ảnh: AFP
“Việc phát triển tàu Hằng Nga 5 đang được tiến hành suôn sẻ”, phát ngôn viên của Ủy ban, Wu Zhijian, cho biết trong một cuộc họp báo vào hôm nay 16.12.
Sau thành công của tàu Hằng Nga 3 vừa đáp lên bề mặt mặt trăng và thả tàu tự hành Thỏ ngọc ra để thám hiểm “chị Hằng”, chương trình mặt trăng đầy tham vọng của Trung Quốc (gồm ba giai đoạn là quỹ đạo, hạ cánh, cất cánh) đã hoàn tất giai đoạn hai.
Ở giai đoạn ba, Trung Quốc sẽ phóng hai tàu Hằng Nga 5 và Hằng Nga 6 bay đến đáp xuống bề mặt mặt trăng, thu lấy mẫu vật gồm đất, đá… rồi cất cánh mang chúng trở về Trái đất.
Video đang HOT
Giai đoạn ba của chương trình sẽ khó khăn hơn bởi nhiều thách thức công nghệ phải vượt qua như tàu thăm dò cất cánh từ bề mặt mặt trăng, thu giữ và đóng gói mẫu vật, lắp ghép trên quỹ đạo mặt trăng, trở về Trái đất với tốc độ cao. “Tất cả đều mới đối với Trung Quốc”, người phát ngôn Wu Zhijian cho biết.
Cũng theo Wu Zhijian thì tàu thăm dò dự bị của Hằng Nga 3 là Hằng Nga 4 sẽ được điều chỉnh để kiểm tra các công nghệ của Hằng Nga 5.
Được biết, trước sứ mệnh Hằng Nga 3, đất nước đông dân nhất hành tinh đã hai lần gửi tàu thăm dò bay đến quỹ đạo vệ tinh tự nhiên của Trái đất là Hằng Nga 1 và Hằng Nga 2.
Vào tháng 10.2007, tàu Hằng Nga 1 bay vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 3A. Con tàu thăm dò mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc này đã gửi về Trái đất một số hình ảnh bề mặt “chị Hằng” trước khi kết thúc sứ mệnh với việc đâm vào mặt trăng sau 16 tháng chu du trong không gian.
Tiếp đó, vào tháng 10.2010, tàu Hằng Nga 2 rời bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tây nam tỉnh Tứ Xuyên để bay đến quỹ đạo mặt trăng cùng sứ mệnh vẽ bản đồ chi tiết về vệ tinh này.
Trong tham vọng không gian của mình, Trung Quốc dự tính sẽ gửi người lên mặt trăng vào năm 2020.
Theo TNO
Mảnh vỡ tên lửa phóng tàu tự hành mặt trăng đâm xuống nhà dân
Các mảnh vỡ tên lửa đẩy đưa tàu tự hành mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc lên không gian đã rơi xuống một ngôi làng cách nơi phóng cả ngàn km, đâm vào hai căn nhà, theo AFP ngày 3.12.
Mảnh vỡ tên lửa rơi xuống nhà dân ở Trung Quốc - Ảnh: AFP
Vụ tai nạn xảy ra khoảng 9 phút sau khi tên lửa Trường Chinh 3B mang theo tàu thăm dò Hằng Nga 3 cất cánh vào lúc 1 giờ 30 phút sáng 2.12 (giờ địa phương, tức 0 giờ 30 phút cùng ngày theo giờ Việt Nam) từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tây nam tỉnh Tứ Xuyên.
AFP dẫn truyền thông địa phương cho hay, mảnh vỡ tên lửa đã đâm xuống khu vực Suining thuộc tỉnh miền trung Hồ Nam, nơi đã có gần 20 lần bị tấn công bởi rác vũ trụ trong thời gian qua.
Theo nhà chức trách địa phương thì họ đã bồi thường cho người dân có nhà bị hư hỏng lần lượt là 10.800 nhân dân tệ (1.800 USD) và 5.200 nhân dân tệ. Không có người bị thương trong vụ tai nạn này.
Sứ mệnh tàu thăm dò Hằng Nga 3 mang theo một tàu tự hành có tên "Thỏ ngọc" sẽ thực hiện nhiệm vụ đáp lên bề mặt "chị Hằng" vào giữa tháng 12 này. Đây là bước đi quan trọng trong tham vọng gửi người lên mặt trăng trong tương lai của Trung Quốc.
Được biết, từ đầu những năm 1990 đến nay, Suining đã gần 20 lần bị các mảnh vỡ tên lửa tấn công, do nằm dưới hướng di chuyển của tên lửa được phóng từ Tây Xương.
Hồi tháng 5 qua, mảnh vỡ tên lửa phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương cũng đâm xuống nhiều căn nhà và làm hư hại đường điện cao thế trong khu vực.
Trước đó, vào tháng 10.2011, một mảnh vỡ nặng hơn 250 kg được phóng từ một trung tâm khác cũng đâm xuống phá nát một mái nhà.
Theo TNO
Trung Quốc phóng tàu tự hành lên mặt trăng Trung Quốc vào hôm nay (2.12) phóng tàu thăm dò Hằng Nga 3 mang theo tàu tự hành trên bề mặt mặt trăng 'Thỏ ngọc' lên không gian, AFP dẫn truyền thông địa phương cho hay. Tên lửa đẩy Trường Chinh 3B mang theo Hằng Nga 3 cất cánh trong đêm - Ảnh: AFP Tên lửa đẩy Trường Chinh 3B mang theo Hằng...