Trung Quốc phóng loạt vệ tinh cạnh tranh với Starlink của SpaceX
Trung Quốc ngày 16.12 phóng những vệ tinh đầu tiên thuộc nhóm vệ tinh Quốc Võng, một động thái làm tăng phần quyết liệt cho cuộc chạy đua cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng trên không gian ở cả trong nước lẫn quốc tế.
Theo Tân Hoa xã, một nhóm vệ tinh đã được phóng lên bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 5B cùng tầng trên Viễn Chinh 2 từ sân bay vũ trụ Văn Xương thuộc miền nam Trung Quốc vào lúc 18 giờ ngày 16.12. Sau đó, nhóm vệ tinh đã đạt đến quỹ đạo thấp của trái đất như dự kiến.
Vệ tinh chòm sao Quốc Võng đầu tiên được phóng lên bằng tên lửa Trường Chinh 5B từ bệ phóng vũ trụ Văn Xương ở miền nam Trung Quốc ngày 16.12.2024. ẢNH: TÂN HOA XÃ
Các vệ tinh đã đi vào quỹ đạo đã định và nhiệm vụ đã được tuyên bố là thành công. Truyền thông nhà nước Trung Quốc không công bố chính xác số lượng vệ tinh được phóng.
Cái tên Quốc Võng lần đầu được nhắc đến vào năm 2020 khi Trung Quốc nộp hồ sơ lên Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) về dự án chòm vệ tinh gồm gần 13.000 vệ tinh. Đây cũng được coi là phiên bản mà Trung Quốc sử dụng để cạnh tranh với Starlink của SpaceX (Mỹ).
“Chòm sao” khổng lồ này sẽ cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng toàn cầu, đồng thời đáp ứng các mục tiêu an ninh quốc gia của Trung Quốc. Bên cạnh dự án Quốc Võng, các dự án quy mô lớn khác của Trung Quốc đang được triển khai, bao gồm dự án Thiên Phàm với 14.000 vệ tinh, chùm 12.992 vệ tinh của China Satellite Network, chùm 10.000 vệ tinh của Lanjian Aerospace.
Nga có cách làm “mất mạng” internet Starlink của Ukraine?
Theo Space News, Trung Quốc hiện mở rộng các cảng vũ trụ nội địa để tạo điều kiện cho tốc độ phóng cao hơn cùng nhiều phương tiện phóng đa dạng hơn nhằm thực hiện kế hoạch triển khai vệ tinh. Việc xây dựng các chòm vệ tinh càng tăng có thể sẽ tác động đến hoạt động quản lý giao thông vũ trụ, rác vũ trụ, thiên văn học, cũng như tạo sức ảnh hưởng không nhỏ về mặt địa chính trị.
Thỏa thuận Brazil-Trung Quốc: SpaceSail vào cuộc cạnh tranh với Starlink
Ngày 20/11, chính phủ Brazil đã ký thỏa thuận với Cơ quan Quản lý dữ liệu quốc gia Trung Quốc, mở đường cho SpaceSail, một công ty internet vệ tinh quỹ đạo Trái đất tầm thấp, cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
Các cuộc thảo luận giữa SpaceSail và các quan chức Brazil bắt đầu vào tháng 8, với kế hoạch cung cấp dịch vụ internet vệ tinh tại Brazil trong vòng hai năm. Công ty SpaceSail đặt mục tiêu có hơn 600 vệ tinh trên quỹ đạo vào cuối năm 2025 và cạnh tranh trực tiếp với Starlink vào năm 2030.
Starlink hiện nắm giữ 47% thị trường internet vệ tinh của Brazil, phục vụ khoảng 224.000 khách hàng, chủ yếu ở các vùng xa xôi. Tuy nhiên, những tranh chấp gần đây giữa Elon Musk và Tòa án Tối cao Brazil đã dẫn đến căng thẳng, bao gồm cả việc đóng băng tài khoản ngân hàng của Starlink để đảm bảo thanh toán các khoản tiền phạt áp dụng đối với X (trước đây là Twitter).
Chính phủ Brazil cũng đang tìm hiểu khả năng hợp tác với Cục Dữ liệu Quốc gia Trung Quốc để hỗ trợ các thành phố thông minh, sáng kiến cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và phát triển các nguồn dữ liệu quốc gia.
Những diễn biến này cho thấy nỗ lực của Brazil nhằm đa dạng hóa các nhà cung cấp internet vệ tinh và giảm sự phụ thuộc vào Starlink, đặc biệt là trước những thách thức pháp lý và chính trị gần đây.
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc tìm cách tận dụng vệ tinh Starlink tạo lợi thế cho quân đội Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tuyên bố rằng bằng cách tận dụng hàng nghìn vệ tinh Starlink của SpaceX, họ có thể phát hiện máy bay tàng hình của đối phương. Tên lửa Falcon 9 mang theo các vệ tinh Starlink được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, Mỹ ngày 27/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Nhóm nghiên cứu do giáo sư...