Trung Quốc phóng 2 vệ tinh cho hệ thống định vị cạnh tranh với Mỹ
Trung Quốc ngày 25/7 đã phóng 2 vệ tinh mới vào không gian để phục vụ việc xây dựng một hệ thống định vị vệ tinh của riêng mình, cạnh tranh với Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ.
Tên lửa mang theo 2 vệ tinh đang rời bệ phóng vào tối ngày 24/7 (Ảnh: News.cn)
Theo hãng tin Xinhua, một tên lửa mang 2 vệ tinh đã được phóng lên từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương tại tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc vào 8h29 tối qua giờ địa phương. Đây là vệ tinh thứ 18 và 19 được Trung Quốc phóng đi, trong bối cảnh nước này phát triển hệ thống định vị vệ tinh tự chế mang tên Beidou hay Compass. Trung Quốc đã phóng 3 vệ tinh trong năm nay.
Beidou (Bắc Đẩu) hiện chỉ tập trung vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhưng dự kiến sẽ bao phủ khắp thế giới vào năm 2020.
“Vụ phóng thành công đã đánh dấu một bước đi vững chắc mới trong việc đưa Beidou trở thành một hệ thống định vị quy mô toàn cầu”,Xinhua dẫn tuyên bố của trung tâm phóng vệ tinh.
Video đang HOT
Hệ thống Beidou ra đời vào năm 2012, cạnh tranh với GPS của Mỹ, GLONASS của Nga hay Galileo của Liên minh châu Âu. Beidou hiện đang được vài quốc gia châu Á sử dụng, trong đó có Lào, Pakistan và Thái Lan.
Các vệ tinh mới sẽ được triển khai nhằm “thử nghiệm một dạng tín hiệu định vị mới và các kết nối liên vệ tinh” cũng như cung cấp các dịch vụ định vị, Xinhua cho biết thêm.
Hệ thống Beidou hiện đang được sử dụng cho các dịch vụ dân sự như định vị, gửi tin nhắn, dự báo thời tiết và giao thông. Hệ thống này cũng có các ứng dụng quân sự.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Trung Quốc lần đầu thử nghiệm tàu giám sát không người lái
Mạng tin Đa Chiều ngày 14/7 đưa tin thành phố Lianyungang và Hiệp hội Hải dương Quốc gia của Trung Quốc vừa hoàn thành xong quá trình phát triển và thử nghiệm tàu giám sát hàng hải không người lái đầu tiên.
Một du khách thử điều khiển tàu giám sát không người lái trong Triễn lãm về Đại dương học ở Thượng Hải (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Mạng tin Đa Chiều dẫn thông báo đăng trên tờ China Ocean News cho biết tàu trên được làm bằng thép không gỉ và trang bị hai túi khi giúp ổn định quá trình hoạt động của tàu.
Dù không có kích cỡ lớn nhưng tàu giám sát hàng hải không người lái này được trang bị đầy đủ các chức năng như hệ thống định vị toàn cầu, hệ thống la ban điện tử và hệ thống phát tín hiệu không dây.
Tờ Đa Chiều nhận định rằng, trong bối cảnh Trung Quốc đang thiếu những thiết bị để tăng cường khả năng hoạt động phòng vệ ở vùng biển ven bờ, tàu giám sát hàng hải không người lái nêu trên sẽ là một sự bổ sung cần thiết.
Trong khi đó, tờ China Ocean News khẳng định mẫu sản phẩn được nhà máy đóng tàu Lianyungang sản xuất sẽ được sử dụng trong các nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền ở trên biển và xung quanh các đảo của Trung Quốc.
Trong 2 năm thử nghiệm mẫu tàu không người lái nêu trên, công ty đóng tàu Lianyungang đã thu thập được nhiều thông tin về địa lý liên quan tới các quần đảo.
Theo đánh giá, chi phí ước tính cho hoạt động của tàu giám sát hàng hải không người lái này vào khoảng 80.000 - 110.000 USD mỗi năm. Mạng tin Đa Chiều nhận định Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển các mẫu tàu không người lái này và sử dụng chúng nhiều hơn trong tương lai.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Oanh tạc cơ Tu-160 Nga định vị bằng các vì sao Máy bay ném bom Tu-160 và PAK DA Nga sẽ sử dụng hệ thống định vị mới để xác định các tọa độ dựa theo vị trí các ngôi sao. Máy bay ném bom Tu-160 và PAK DA Nga sẽ sử dụng hệ thống định vị mới để xác định các tọa độ dựa theo vị trí các ngôi sao. Thông tin gây...