Trung Quốc phê duyệt mã nông sản được phép nhập khẩu, Việt Nam có bao nhiêu mã, doanh nghiệp tra cứu thế nào?
Thống kê đến ngày 24/12, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 320 mã nông sản thực phẩm của Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc phê duyệt mã sản phẩm cho doanh nghiệp nhập khẩu nông sản, Việt Nam có bao nhiêu mã?
Theo Văn phòng SPS Việt Nam, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đang cập nhật kết quả phê duyệt doanh nghiệp được phép nhập khẩu sản phẩm nông sản thực phẩm của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc và mã số sản phẩm để doanh nghiệp in bao bì, nhãn mác…..
Thống kê sơ bộ đến 11h ngày 24/12, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 20.172 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc.
Trong đó, Mỹ chiếm số lượng lớn nhất với 2.200 mã, Nhật Bản 987 mã, Úc 564 mã, Hàn Quốc 588 mã, Canada 482 mã, Malaysia 372 mã, Thái Lan 483 mã.
Xe chở nông sản đợi làm thủ tục thông quan sang Trung Quốc tại các cửa khẩu của Lạng Sơn. Ảnh: Viết Niệm.
Riêng Việt Nam, có 320 mã nông sản thực phẩm được phép nhập khẩu vào Trung Quốc.
Đến 17h ngày 24/12, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng phê duyệt 31.988 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu vào Trung Quốc, trong đó có 1.045 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Văn phòng SPS Việt Nam lưu ý, mỗi sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp 01 mã. Như vậy 1 doanh nghiệp có thể được cấp nhiều mã sản phẩm.
Doanh nghiệp cập nhật thông tin theo đường link: https://ciferquery.singlewindow.cn/
Để biết thông tin, doanh nghiệp thực hiện tra cứu theo mã số thuế của doanh nghiệp do Việt Nam cấp, như hình ảnh hướng dẫn.
Video đang HOT
Doanh nghiệp có thể tra cứu mã nông sản được phép nhập khẩu vào Trung Quốc theo hướng dẫn trên. (Văn phòng SPS Việt Nam).
Thị trường Trung Quốc không còn dễ tính, doanh nghiệp phải đổi mới
Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn của Việt Nam, chỉ sau Mỹ.
Trung Quốc đang mua phần lớn cao su, sắn và sản phẩm từ sắn, trái cây,… từ Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,69 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong 10 tháng năm 2021 chiếm 16,7%, tăng mạnh so với mức 14,9% của 10 tháng năm 2020.
Trong khi đó, Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, nhập khẩu hạt điều của nước này trong 10 tháng năm 2021 đạt 149,17 triệu USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam đạt 132,85 triệu USD, tăng 26,8%. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 86,05% trong 10 tháng năm 2020 lên 89,06% trong 10 tháng năm 2021.
Trong 10 tháng năm 2021, hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, những thay đổi trong chính sách kiểm soát nhập khẩu nông sản thực phẩm của Trung Quốc thời gian gần đây cho thấy, thị trường này không còn dễ tính.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp nông thôn ( Ban Kinh tế Trung ương) bày tỏ quan điểm, từ câu chuyện ùn tắc nông sản nghiêm trọng hiện tại, Việt Nam phải điều chỉnh lại quan hệ thương mại với Trung Quốc, thay đổi tư duy “win-win” (cùng có lợi).
“Hiện, Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều về chính sách tiêu thụ nông sản, không chỉ xuất khẩu tiểu ngạch mà còn cả xuất khẩu chính ngạch, xuất khẩu qua đường biển… Chúng ta cần nhận diện rõ vấn đề này và thay đổi, nếu không tình trạng nông sản ùn ứ sẽ còn tiếp diễn”, ông Tiến cảnh báo.
Chuyên gia nông nghiệp Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NNPTNT) phân tích, trước đây, việc ùn tắc thường chỉ xảy ra với thanh long, dưa hấu hoặc chuối, nhưng hiện nay tất cả các mặt hàng đều không qua được biên giới.
“Thị trường Trung Quốc đã thực sự thay đổi, không còn là thị trường “dễ tính” như trước. Việt Nam cần nâng cao năng lực chuỗi kết nối, tiêu thụ nông sản. Đã đến lúc cần đi thẳng vào thị trường nội địa của Trung Quốc bằng đường hàng không, đường biển chứ không chỉ đi qua đường bộ như hiện tại”, ông Sơn đề xuất.
Phó Trưởng ban Kinh tế TƯ: Trong dịch Covid-19, nhiều nông dân vẫn bán được hàng nhờ Facebook, Zalo
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đề nghị cần tổ chức hướng dẫn bà con về thương mại điện tử vì vừa qua dịch Covid-19 nhưng nhiều người vẫn bán được hàng nhờ quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Youtube, Zalo...
Xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái
Chiều 17/12, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tổ chức hội thảo định hướng xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng chủ trì hội thảo.
Đánh giá về tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, PGS. TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho rằng hiện nông thôn đang gặp phải những trở ngại như: dịch chuyển lao động tự do từ nông nghiệp sang công nghiệp, lao động nông nghiệp bị già hóa và bị nữ hóa do lao động nam giới đã di cư đến các thành phố để kiếm việc làm.
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng chủ trì hội thảo định hướng xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Ảnh: P.V
"Nhất là lao động chưa được đào tạo trước yêu cầu công nghiệp hóa, cơ giới hóa, năng suất lao động công thấp. Đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế cho nên khó mở rộng sản xuất. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, tại nông thôn thể chế chính sách về nông thôn chưa đồng bộ" - PGS.TS Đào Thế Anh nói và cho rằng thể chế, chính sách vẫn còn "lý thuyết" và có phần chưa thực tế.
Dẫn thực tế dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tới sự phát triển của nông nghiệp, nhất là nền nông nghiệp Việt Nam có độ mở lớn, biến động cao, khi thị trường thế giới bị biến động thì nền nông nghiệp trong nước sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó, theo ông Anh cần quan tâm tới vấn đề dự báo, bắt kịp theo xu hướng chung của quá trình hội nhập. Quan tâm phát triển nông nghiệp số, nông thôn số, tăng trưởng xanh và bền vững.
Đặt vấn đề nông thôn hiện đại phải trở thành miền quê đáng sống, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ công, bảo vệ môi trường, thu hút du lịch nông thôn, ông Anh cho rằng, xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trong giai đoạn tới phải dựa trên nền nông nghiệp sinh thái, phù hợp với vùng miền gắn với quá trình sản xuất.
Theo đó trước tiên, phải ưu tiên sản xuất dựa trên áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất năng động, liên kết theo chuỗi giá trị, tạo được động lực trong mọi thành phần kinh tế.
Từ đó khó thu hút thanh niên ở lại làm việc và phát triển nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái toàn diện bền vững, có tính cạnh tranh.
Thạc sỹ Nguyễn Hải Ninh, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dân số, lao động việc làm, Viện Khoa học lao động xã hội Việt Nam cho rằng cần quan tâm tới vấn đề đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
Theo bà Ninh, cần sớm trình Chính phủ thông qua đề án nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở nông thôn 2021-2030 và chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp 2021-2030 và ban hành các chính sách mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
Ông Lê Văn Nghị, Phó Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam kiến nghị cần sớm có nghị quyết Trung ương mới về phát triển hợp tác xã, sửa đổi Luật hợp tác xã năm 2012.
Đầu tư hợp tác xã nông nghiệp khép kín từ sản xuất cho đến phân phối, liên kết các hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã đủ lớn để đấu giá dịch vụ đầu vào nhằm hạ giá thành sản phẩm.
"Đó là kinh nghiệm của thế giới trong 200 năm nay vì nhiều mô hình hợp tác xã nay đã trở thành các tập đoàn. Ví như sữa cô gái Hà Lan hiện đang chi phối 70% thị trường sữa thế giới. Liên kết để đủ lớn, đủ nguồn lực để có nguồn sản phẩm lớn" - ông Nghị nói.
TS. Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần cải thiện môi trường nông thôn theo hướng sinh thái, tuần hoàn, xanh thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, giảm khí mê tan và khí CO2, quản lý chất lượng không khí môi trường đất, nước tại nông thôn, chất thải rắn.
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng đề nghị cần tổ chức hướng dẫn bà con về thương mại điện tử vì vừa qua dịch Covid-19 nhưng nhiều người vẫn bán được hàng nhờ quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Youtube, Zalo... Ảnh: P.V
Còn kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào cho rằng trong xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa phải gắn với bảo vệ bản sắc cho nông thôn. Do vậy việc hiện đại hóa gắn với chỉnh trang, sạch sẽ văn minh, mở rộng đường làng thôn xóm phải tính toán cẩn thận.
"Người thưa đi nhưng giá trị gia tăng lại lớn. Ví như nước Mỹ xây dựng khu công nghiệp sản xuất chip và trang trại tại nông thôn. Cho nên tại vùng nông thôn chỉ hội nhập những phần chung, còn giữ lại phần riêng. Qua đó giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa bản địa, sử dụng"- ông Hào góp ý.
Hướng dẫn nông dân ứng dụng thương mại điện tử
Kết luận hội thảo, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW cho biết các vấn đề được đặt ra tại hội thảo sẽ được tổng hợp để trình Trung ương cho ý kiến tại Hội nghị Trung ương 5 vào tháng 5-2022.
"Tập trung nỗ lực lo cho nông thôn là chiến lược đã được Đảng xác định. Hiện người dân sống ở nông thôn chiếm 62% dân số Việt Nam. Lo cho nông thôn là lo cho đa số người dân Việt Nam. Vì vậy cần đầu tư mạnh mẽ cho khoa học công nghệ để tái cơ cấu mạnh mẽ nông nghiệp"- ông Nguyễn Duy Hưng nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, hiện nông thôn mới còn nhiều vấn đề đặt ra như thiếu bền vững về môi trường, về tiềm năng và kết nối giữa dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Đáng lo ngại là đang báo động về môi trường tại các vùng nông thôn, nhất là vùng làng nghề.
Như Hưng Yên có làng nghề tháo dỡ ắc quy có tỷ lệ ung thư cao lên rất cao. Vì vậy tái cơ cấu mạnh mẽ nông nghiệp, nông thôn cần song hành với đầu tư mạnh mẽ khoa học công nghệ để giảm thiểu tác hại.
"Chỉ có cách tạo việc làm cho người dân tại chỗ sẽ tránh việc phải tha hương, cứ đến khi dịch bệnh, lũ lụt lại trở về quê như trong thời gian qua. Nhà nước, các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã cần tổ chức hướng dẫn bà con về thương mại điện tử vì vừa qua dịch Covid-19 nhưng nhiều vùng trong nước và trên thế giới vẫn bán được hàng nhờ quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, youtube, zalo..." - ông Nguyễn Duy Hưng chia sẻ.
Xe chở nông sản XK sang Trung Quốc ùn ứ ở Lạng Sơn: Chủ xe dỡ hàng bán tháo, mong gỡ gạc phần nào Việc hàng nghìn xe container chở nông sản XK sang Trung Quốc nằm ùn ứ tại các cửa khẩu của Lạng Sơn, khiến cho nhiều thương lái, lái xe và nông dân đối mặt với nguy cơ vỡ nợ trong dịp giáp Tết. Nhiều chủ xe đã bắt đầu dỡ hàng bán tháo, với mong muốn gỡ gạc lại phần nào. Vừa bán...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?

Quảng Trị: Chở 130 kg pháo lậu trên ô tô, bị bắt quả tang

Xe chở học sinh lật trên cao tốc, 2 người bị thương

Bơi qua sông về nhà sau cuộc nhậu, người đàn ông đuối nước tử vong

79 quân nhân sắp sang Myanmar cứu trợ sau thảm họa động đất

Xuất hiện 'hố tử thần' trên quốc lộ 3B sau tiếng động lớn

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong
Có thể bạn quan tâm

Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
Thế giới
01:17:46 30/03/2025
Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng
Pháp luật
01:09:20 30/03/2025
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
23:52:43 29/03/2025
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
23:22:37 29/03/2025
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
23:17:15 29/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
23:02:12 29/03/2025
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
22:56:41 29/03/2025
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?
Sao việt
22:52:40 29/03/2025
Chương trinh truyền hình thực tế Hàn Quốc bị hủy bỏ vì bóc lột trẻ em
Tv show
22:42:11 29/03/2025
3 nữ ca sĩ nổi tiếng quê Nam Định là ai?
Nhạc việt
21:47:29 29/03/2025