Trung Quốc phê duyệt hai bộ xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 cho kết quả nhanh
Trung Quốc lưu ý rằng các xét nghiệm kháng nguyên không thể được sử dụng độc lập để xác định các ca nhiễm COVID-19.
Cục Quản lý giám sát dược phẩm Quốc gia Trung Quốc mới đây đã phê duyệt khẩn cấp hai bộ xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 có thể cho kết quả trong vòng 20 phút, nhằm đẩy nhanh việc kiểm soát các trường hợp nghi nhiễm COVID-19 và tăng cường năng lực xét nghiệm.
Nhân viên y tế Trung Quốc thực hiện lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 hôm 30/6. (Ảnh: Getty)
Hai bộ dụng cụ xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 trên do hai công ty công nghệ sinh học ở Quảng Châu và Bắc Kinh phát triển. Đây là các bộ xét nghiệm kháng nguyên đầu tiên đối với COVID-19 được Cục Quản lý giám sát dược phẩm Quốc gia Trung Quốc phê duyệt.
Các xét nghiệm kháng nguyên, phát hiện các protein trên bề mặt của virus, được coi là rẻ hơn và nhanh hơn nhưng kém chính xác hơn so với các xét nghiệm axit nucleic được sử dụng rộng rãi, nhằm tìm kiếm dấu vết di truyền của virus trong các mẫu.
Việc đẩy nhanh nghiên cứu xét nghiệm kháng nguyên giúp phát hiện nhanh các ca dương tính COVID-19 sớm hơn trong giai đoạn người bệnh có lượng virus trong cơ thể tương đối cao, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hỗ trợ phân loại và quản lý nhanh các ca nghi nhiễm COVID-19 giai đoạn đầu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Trung Quốc lưu ý rằng các xét nghiệm kháng nguyên không thể được sử dụng độc lập để xác định các ca nhiễm COVID-19. Kết quả xét nghiệm kháng nguyên cần được đánh giá cùng với kết quả xét nghiệm axit nucleic, hình ảnh CT và lịch sử dịch tễ học trước khi đưa ra chẩn đoán.
Trước khi phê duyệt 2 bộ xét nghiệm kháng nguyên, Trung Quốc đã phê duyệt 24 bộ kit xét nghiệm PCR và 25 bộ xét nghiệm kháng thể phục vụ công tác phòng chống dịch.
Biến chủng nCoV đang phổ biến trên thế giới
Do đặc tính dễ dàng bám dính tế bào và tốc độ lây lan rộng rãi, biến chủng nCoV mang tên D614G đang trở nên phổ biến toàn cầu.
6 tháng đại dịch, nCoV đã có những thay đổi nhất định để thích nghi với từng khu vực. Biến chủng cho phép virus xâm nhập vào tế bào dễ dàng, thuận lợi lây lan hơn.
Hiện, các nhà khoa học đã phát hiện 99 đột biến của nCoV trên thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia đặc biệt chú ý đến đột biến D614G, có sự thay đổi đáng kể cấu trúc protein gai trên bề mặt, giúp virus bám dính vào cơ thể bệnh nhân dễ dàng hơn.
Biến chủng này không mới, thường được gọi là thể G, xuất hiện lẻ tẻ trong các mẫu bệnh phẩm của người nhiễm nCoV từ khi dịch mới khởi phát ở Vũ Hán cho đến tận tháng 2. Tuy nhiên, khi xâm nhập vào Mỹ và các nước châu Âu, thể G tăng lên nhanh chóng. Các phân tích chỉ ra rằng hiện nay chủng D614G tồn tại ở hơn 70% ca nhiễm được xác nhận trên toàn thế giới, gần 100% tại châu Âu.
Báo cáo đăng tải trên Tạp chí Cell, ngày 2/7, lập luận rằng sự gia tăng biến thể G là do chọn lọc tự nhiên. Nghiên cứu phát hiện các virus đã đột biến mất ít thời gian để xâm nhập tế bào hơn, từ đó vượt qua các chủng khác, chiếm ưu thế trong chuỗi lây nhiễm toàn cầu.
nCoV đang trong quá trình nhân lên. Ảnh: NIAID
Các mẫu virus được tìm thấy vào tháng 12/2019 tại Vũ Hán được gọi là thể D. Trước ngày 1/3, hơn 90% người nhiễm bệnh mang chủng nCoV này. Thể G bắt đầu trở nên phổ biến vào tháng 3, do tốc độ lây lan mạnh hơn nhiều so với thể D.
Tiến sĩ Bette Korber, làm việc tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, New Mexico, tác giả chính của báo cáo đăng tải trên Cell, cho biết đột biến thu hút sự chú ý của giới chuyên gia bởi nó có xu hướng áp đảo ở nhiều khu vực.
Để có cái nhìn cụ thể hơn, bà cùng các đồng nghiệp tại Đại học Duke và Viện Miễn dịch học La Jolla, California đã tiến hành nuôi cấy giả dạng virus (pseudovirus) trong phòng thí nghiệm. Họ phát hiện nCoV chủng G có tỷ lệ nhân lên cao gấp 2,6 đến 9,3 lần so với biến thể D.
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý tốc độ lây nhiễm trong thực tế sẽ có sự khác biệt đối với kết quả phòng thí nghiệm. Đặc thù virus ở các khu vực cũng không giống nhau. Ví dụ, chủng lây lan ở New York, Mỹ, chứa đột biến G, có tải lượng cao hơn ở đường hô hấp trên. Các nhà nghiên cứu ở Washington đã công bố phát hiện tương tự.
"Nếu virus xâm nhập vào một cộng đồng có nhiều sự tiếp xúc, nó sẽ lây lan rất nhanh chỉ từ một nguồn. Điều quan trọng hiện tại là tiếp tục theo dõi những khu vực này", Nathan Grubaugh, nhà dịch tễ học tại Trường Y Yale, nhận định.
D614G là một phần của cụm 4 đột biến xuất hiện cùng nhau. Vì vậy, các nhà khoa học cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để tìm hiểu về đặc tính của ba chủng còn lại. Nhiệm vụ của họ là thử nghiệm các biến thể di truyền của virus trên động vật, từ chồn sương, chuột đồng đến khỉ.
Tin mừng là đến nay chưa bằng chứng nào cho thấy biến thể G có độc tính cao, hay gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn những phiên bản nCoV trước đó.
Nhân viên y tế tại thành phố Galt, bang California lấy mẫu xét nghiệm của người dân, ngày 23/7. Ảnh: NY Times
Nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển vaccine. Ngược lại, D614G còn dễ bị kháng thể tiêu diệt hơn, theo báo cáo của các chuyên gia hãng dược Moderna, đăng tải trên Medrxiv.org.
"Dễ bị tấn công bởi kháng thể chính là 'cái giá' D614G phải trả để xâm nhập vào tế bào người một cách thuận lợi", Giáo sư Drew Weissman, người đứng đầu công trình, giải thích.
Tuy nhiên, khi virus lây lan rộng trong cộng đồng, tiếp xúc với càng nhiều hệ miễn dịch, nó sẽ chịu áp lực đáng kể và tiếp tục biến đổi để thích nghi.
"Trong vòng một tháng, một chủng hiếm của virus có thể chuyển thành dạng phổ biến, lây lan toàn cầu. Điều này khả năng sẽ tiếp tục xảy ra", bà Korber nói.
Đối với công chúng, lời khuyên của chuyên gia vẫn là thực hiện nghiêm túc giãn cách xã hội theo chỉ đạo của chính phủ, đeo khẩu trang nếu buộc phải ra ngoài, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn.
Nhật hỗ trợ Việt Nam máy ECMO và bộ xét nghiệm chẩn đoán nhanh Covid-19 Lô thiết bị y tế đầu tiên gồm máy ECMO và bộ xét nghiệm chuẩn đoán nhanh PCR đã được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) bàn giao cho Bệnh viện Chợ Rẫy. Trước đó, trong tháng 6, JICA đã quyết định cung cấp một số trang thiết bị y tế (với tổng trị giá tương đương khoảng 60 triệu...