Trung Quốc phát triển thủy phi cơ lớn nhất thế giới
Trung Quốc đang phát triển dòng thủy phi cơ lớn nhất thế giới, với trọng lượng cất cánh hơn 53 tấn và nhiều công năng hiện đại.
Phần thân và đầu của AG 600. Ảnh: China News.
Theo China News, sáng nay công ty công nghiệp hàng không Thông Phi, Trung Quốc bàn giao phần thân và đầu AG 600 cho công ty công nghiệp hàng không Avic Capital ở thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông.
AG 600 được kỳ vọng là dòng máy bay cứu hộ khẩn cấp lớn nhất thế giới, có trọng lượng cất cánh 53,5 tấn, hút được 12 tấn nước trong vòng 20 giây, đáp ứng được nhu cầu cứu hộ cháy rừng cũng như cứu hộ dưới nước. Ngoài ra, nó còn được trang bị bộ bánh lái 3 điểm tiếp xúc, hoạt động như một giá đỡ, cất hạ cánh được cả trên cạn và dưới nước.
So sánh với những thủy phi cơ khác như Beriev Be-200 của Nga có trọng lượng cất cánh tối đa 41 tấn, ShinMaywa US-2 của Nhật trọng lượng cất cánh tối đa 47,7 tấn, AG 600 có trình độ kỹ thuật tương đương, thậm chí nhiều công năng có tiêu chuẩn cao hơn, nhà thiết kế chính AG 600 Hoàng Lĩnh Tài cho biết.
Ngoài ra, khi cần thiết, AG 600 còn có thể lắp đặt thêm phụ kiện phục vụ giám sát trên biển, thăm dò tài nguyên, chở khách và hàng hóa cũng như nhiều nhiệm vụ khác. Theo dự kiến, AG 600 sẽ lắp ráp hoàn chỉnh vào tháng 4.
Theo Economic Times, năm 2013, giá thành của một chiếc US-2 công ty ShinMaywa đã bán cho Hải quân Nhật là 10 tỷ yên (99 triệu USD). Hiện có 17 đơn đặt hàng máy bay AG 600, chủ yếu dùng cho mục đích cứu hộ và quốc phòng. Tuy không tiết lộ giá thành của AG 600, nhưng “Trung Quốc không loại trừ khả năng xuất khẩu nếu thị trường quốc tế có nhu cầu”, ông Hoàng cho biết.
Máy bay US-2 của Hải quân Nhật. Ảnh: Air Plane.
Video đang HOT
Hồng Hạnh
Theo VNE
Thủy phi cơ DHC-6 đã tham gia chiến dịch tìm kiếm nào?
Thủy phi cơ DHC-6 vừa lên đường thực hiện sứ mệnh tìm kiếm cứu nạn quốc tế lần 2 kể từ khi gia nhập biên chế Hải quân Việt Nam.
Ngày 4/1, thực hiện mệnh lệnh của Lữ đoàn 954 Hải quân, thủy phi cơ DHC-6 số hiệu VNT-778, trực thăng Ka-28 số hiệu 7524 và máy bay EC-25 số hiệu VNT-769 thuộc Phi đội EC-25 được cất cánh từ khu vực Vũng Tàu làm nhiệm vụ tìm kiếm tàu Bulk Jupiter (quốc tịch Bahamas) bị nạn trên biển vào ngày 2/1.
Thủy phi cơ DHC-6 số hiệu VNT-778 đã được kiểm tra tình trạng kỹ thuật xong sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Tổ tìm kiếm trên chiếc DHC-6 quan sát từ trên cao.
Nhân viên tuần thám luôn quan sát mục tiêu qua màn hình radar để phối hợp tìm kiếm.
Màn hình radar hiển thị vị trí khu vực tàu Bulk Jupiter bị nạn.
Thủy phi cơ DHC-6 hoàn thành chuyến tìm kiếm về lại sân bay Cam Ranh.
Trực thăng Ka-28 số hiệu 7524 cùng cất cánh với thủy phi cơ tại sân bay Cam Ranh.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên thủy phi cơ DHC-6 của Hải quân Việt Nam làm nhiệm vụ tìm kiếm quốc tế.
Hồi đầu năm 2014, thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT 777 cũng đã tham gia vào chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines số hiệu MH370 gặp nạn trên biển.
Thủy phi cơ DHC-6 nạp nhiên liệu tại sân bay Phú Quốc trước khi làm nhiệm vụ.
Thiếu tướng Lê Minh Thành trực tiếp tham gia cuộc tìm kiếm.
Thủy phi cơ DHC-6 có tầm hoạt động 1.480km, tốc độ bay tối đa 170 hải lý/h (314km/h khi tuần tra biển), tốc độ ổn định 150 hải lý/h (278 km/h khi tuần tra biển), độ cao hoạt động tối đa là 8.138 m. Thủy phi cơ mang số hiệu VNT-777 là chiếc đầu tiên về Việt Nam, trong số 6 chiếc DHC-6 Twin Otter Series 400 Việt Nam đặt mua.
DHC-6 Twin Otter Series 400 (còn gọi là Guardian 400) do Cty Viking Air (Canada) sản xuất, dài 15,77 mét, sải cánh 19,8 mét, cao 5,94 mét, trọng lượng rỗng 3.121 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5670 kg, chở được 19 người. Máy bay có thể thực hiện được nhiều nhiệm khác nhau trên biển như tuần tra, tìm kiếm cứu nạn... (Trong ảnh: Khu vực nghi ngờ phát hiện bộ phận máy bay có nhiều tàu cá hoạt động).
Theo Đất việt
Nhật, Ấn đẩy nhanh đàm phán xuất khẩu thủy phi cơ Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đã nhất trí đẩy nhanh các cuộc đàm phán về việc Nhật Bản xuất khẩu thủy phi cơ US-2 cho quốc gia Nam Á. Thủ tướng Nhật Bản và Ấn Độ hội đàm tại Úc ngày 14/11. Hai nhà lãnh đạo ngày 14/11 đã có cuộc gặp tại Brisbane, Úc...