Trung Quốc phát triển tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân
Một báo cáo của Lầu Năm Góc Mỹ cho biết Trung Quốc đang phát triển hệ thống tên lửa tầm xa có khả năng mang nhiều đầu đạn tên lửa. Động thái này khiến giới cầm quyền Mỹ hết sức lo lắng.
Đông Phong 5, tên lửa liên lục địa mạnh nhất của Trung Quốc, có thể đã được trang bị công nghệ đa đầu đạn hạt nhân. (Ảnh: sinodefence.com)
Hôm qua ngày 16/5, tờ New York Times (NYT) đưa tin Trung Quốc đang nâng cấp các tên lửa đạn đạo tầm xa thành loại mang nhiều đầu đạn có khả năng tấn công các mục tiêu độc lập.
Theo giới cầm quyền Mỹ và các chuyên gia phân tích, đây là phản ứng của Trung Quốc trước việc Mỹ chuẩn bị triển khai thêm hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại tới khu vực Thái Bình Dương.
NYT dẫn một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc đã nắm trong tay công nghệ thu nhỏ kích thước đầu đạn để đặt ít nhất 3 đầu đạn trong một tên lửa suốt nhiều thập kỷ qua.
Tuy nhiên, các lãnh đạo Trung Quốc tiền nhiệm đã không sử dụng công nghệ này. Họ không quan tâm đến chạy đua vũ trang, như cuộc cạnh tranh hạt nhân thời kỳ Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có vẻ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nay đã thay đổi quan điểm. Sự thay đổi này đặc biệt khiến Mỹ lo lắng vì nó diễn ra cùng lúc với một loạt động thái khác như: xây dựng sân bay quân sự trên các vùng quần đảo tranh chấp ở biển Đông, tuyên bố “các vùng nhận dạng phòng không” độc quyền của Trung Quốc, lần đầu tiên điều tàu ngầm qua vịnh Ba Tư và xây dựng một kho vũ khí tác chiến mạng mới.
Theo NYT, tài liệu của Lầu Năm Góc được công bố hôm 8/5. Trong đó mô tả ta chi tiết các hoạt động cải tiến hạt nhân của Bắc Kinh, khiến rất nhiều quan chức Mỹ không khỏi bất ngờ.
“Đây rõ ràng là một trong số những nỗ lực nhằm chuẩn bị cho một cuộc chạy đua với Mỹ. Trung Quốc luôn lo lắng về công nghệ hạt nhân của Mỹ”, Ashley Tellis, cộng tác viên cao cấp tại Quũy Hòa bình Thế giới Carnegie, cựu quan chức an ninh cấp cao từng phục vụ dưới thời Tổng thống the George W. Bush, bình luận.
Hans Kristensen, giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân tại Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, nhận định: “Lực lượng quân sự của Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh, và tiềm lực của nó cũng đang dần được củng cố”.
Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Bắc Kinh ngày 16/5 để thảo luận về nhiều vấn đề kinh tế và quốc phòng. Nhưng chưa rõ việc phát triển các tên lửa nhiều đầu đạn có nằm trong chương trình nghị sự của ông Kerry hay không.
“Mỹ luôn muốn trao đổi về các vấn đề liên quan tới hiện đại hóa hạt nhân và phòng thủ tên lửa đạn đạo với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc vẫn luôn chần chừ công khai sự trao đổi đó trên các kênh chính thức”, Phillip Saunders, giám đốc Trung tâm nghiên cứu quân sự Trung Quốc thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ, cho biết.
Nghi Phương
Theo dantri/NYT, Newsmax
Trung Quốc định thành lập 100 viện nghiên cứu tư vấn chính sách
Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch thành lập 100 viện nghiên cứu có mô hình hoạt động giống các viện tư vấn chính sách của Mỹ và hoàn toàn độc lập với hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, Thời báo Tài chính của Anh đưa tin ngày 4/5.
Hiện chưa rõ các viện nghiên cứu chính sách của Trung Quốc có hoạt động hoàn toàn như mô hình các cơ quan tư vấn chính sách của Mỹ và châu Âu hay không (Ảnh: CCCWS)
Tờ báo dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, kế hoạch trên được "thai nghén" sau khi Văn phòng Sự vụ Đài Loan đưa ra dự báo sai về khả năng giành chiến thắng của Quốc dân đảng (KMT) trong cuộc bầu cử địa phương.
Văn phòng Sự vụ Đài Loan là cơ quan tư vấn chính sách chính của Trung Quốc đại lục về đảo Đài Loan.
Trong dự báo đưa ra năm ngoái, cơ quan này nhận định KMT sẽ tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quan trọng ở Đài Loan.
Tuy nhiên, kết quả thực tế tại hoàn toàn trái ngược khi KMT bất ngờ phải hứng chịu thất bại nặng nề.
Điều này đã khiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tỏ ra không hài lòng. Ông Tập có tiếng là thường muốn nghe các ý kiến tư vấn thẳng thắn và hành động quyết liệt.
"Họ (giới chức Trung Quốc) không thỏa mãn với chất lượng nghiên cứu và muốn có kết quả tốt hơn", chuyên gia Scott Kennedy thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ nhận định.
Trong khuôn khổ kế hoạch này, nhiều cơ quan hiện nay của Trung Quốc đại lục sẽ được chuyển đổi thành viện nghiên cứu.
Theo ông Wang Wen, Giám đốc Viện nghiên cứu tài chính Chongyang, các viện nghiên cứu mới được thành lập có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng và sửa đổi các chính sách trong tương lai ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc các viện nghiên cứu này có thực sự hoạt động động lập với hệ thống chính quyền đầy quyền lực của Bắc Kinh hay không vẫn là một câu hỏi lớn đối với các nhà phân tích và bình luận chính trị.
Vũ Anh
Theo dantri
Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc điều tàu xâm phạm lãnh hải Sáng ngày 30/4, Trung Quốc đã điều 3 tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, động thái dường như nhằm trả đũa việc Mỹ và Nhật Bản thắt chặt hơn quan hệ hợp tác quốc phòng. Trung Quốc thường xuyên cử tàu đến các vùng biển tranh chấp với...