Trung Quốc phát triển ồ ạt 10 tàu sân bay
Để tạo ra một lực lượng hải quân nước sâu, với tham vọng mạnh hơn cả lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản, Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng 10 tàu sân bay nội địa.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, thử nghiệm trên Biển Đông.
Thông tin được Kanwa Defense Review đưa tin. Đây là tạp chí quân sự bằng tiếng Trung, do Andrei Chang, hay còn được biết đến với tên gọi Pinkov, một nhà phân tích quân sự ở Canada, điều hành.
Sau chuyến thăm của đô đốc Jonathan Greenert, người phụ trách hoạt động của hải quân Mỹ, đối với tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, bản thiết kế của tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc đã gần hoàn tất. Liêu Ninh là tàu được tân trang lại từ vỏ tàu của Liên Xô và được Trung Quốc mua của Ukraine.
Greenert cũng cho biết Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng tàu sân bay thứ hai của mình và thậm chí còn dự đoán tàu sẽ được đưa vào sử dụng trong tương lai gần.
Richard Fisher, một chuyên gia quân sự của cơ quan phân tích của Mỹ, Trung tâm đánh giá và chiến lược quốc tế, dự đoán cho tới năm 2030 Trung Quốc có thể có 4-5 tàu sân bay hoạt động cho tới năm 2030. Con số này thậm chí có thể tăng lên 10 trong vòng vài thập niên nữa.
Tuy nhiên, Greenert nhận định khoảng cách giữa tàu sân bay Mỹ và Trung Quốc vẫn vô cùng lớn. Trong khi tàu sân bay Mỹ có khả năng cho 100 máy bay cất và hạ cánh cùng lúc, thì tàu sân bay của Trung Quốc chỉ có khả năng như vậy đối với 10 máy bay.
Cũng theo Greenert, trước khi hải quân Trung Quốc có khả năng đưa tàu sân bay vào hoạt động, nước này cần phải thực hiện một khối lượng lớn công việc nữa. Song ông cho rằng Trung Quốc đã đạt được thành tựu lớn trong một thời gian rất ngắn.
Kanwa còn đưa tin Trung Quốc đã có bản thiết kế của một tàu sân bay chạy hạt nhân từ thời Liên Xô và bản thiết kế này cũng được lấy từ Ukraine.
Dẫn thông tin của tờ Straits Times, Singapore, bài báo cho biết tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất sẽ có khả năng chứa 50 chiến đấu cơ J-15B, chiến đấu cơ dành cho tàu sân bay và các loại máy bay khác như K-8 hay trực thăng cảnh báo sớm Z-8. Trong tương lai, khoảng 25-27 chiến đấu cơ tàng hình như J-20 hoặc J-31 có thể được triển khai trên các tàu sân bay Trung Quốc, thay thế cho J-15, chiến đấu cơ đang được triển khai cho tàu sân bay của Trung Quốc.
Bài báo cũng cho rằng Trung Quốc có tham vọng xây dựng một lực lượng hải quân mạnh hơn Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.
Vũ Quý
Theo Dantri/ AFP
Trung Quốc sắp chấm dứt cao trào bay thử 9 loại máy bay?
Trung Quốc đang có cao trào bay thử 9 loại máy bay trong đó có J-20, Y-20, J-15S, JH-7B, KJ-500, J-11BS, J-10B, J-16, theo đó TQ sắp có cao trào thay mới.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2012 Trung Quốc
Tân Hoa xã ngày 9 tháng 8 đưa tin, gần đây, hình ảnh máy bay nguyên mẫu J-20 số hiệu 2012 và máy bay Tu-204 cải tạo được cho là máy bay thử nghiệm điện tử hàng không J-20 xuất hiện trên các trang mạng, được cho là tiêu chí hoạt động thử nghiệm của máy bay J-20 được đẩy nhanh.
Theo thống kê của dư luận quốc tế, hiện nay, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đang cho bay thử tới 9 loại máy bay. Nếu thuận lợi thì vài năm tới, lực lượng trên không Trung Quốc se chào đón làn sóng đổi trang bị mới.
J-20 và Y-20 tập trung bay thử
Theo trang mạng "Aviation Week" Mỹ, sáng ngày 26 tháng 7, máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2012 bay thử lần đầu tiên thành công ở một sân bay phía tây nam Trung Quốc, cách hoạt động bay thử lần đầu tiên của J-20 số hiệu 2011 chỉ hơn 4 tháng, máy bay nguyên mẫu sản xuất hàng loạt lượng nhỏ sẽ coi đó là chuẩn, rất có thể sẽ không còn sửa gì lớn nữa, tức là máy bay nguyên mẫu J-20 bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt lượng nhỏ, J-20 nhanh chóng bước vào giai đoạn bay thử định hình toàn diện quy mô lớn.
Tờ "Kanwa Defense Review" Canada cho rằng, từ nửa cuối năm 2013 đến nay, hoạt động bay thử của máy bay J-20 số hiệu 2001 ở Diêm Lương giảm rõ rệt, giai đoạn tiếp theo là J-20 số hiệu 2011 bay thử.
Các hình ảnh vệ tinh đã cho biết được kích thước của J-20, nó dài và rộng hơn so với máy bay chiến đấu Su-33 và Su-27. Như vậy, đây là máy bay tiêm kích đa năng cỡ lớn.
Máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2012 Trung Quốc
Ngoài J-20 số hiệu 2012, dư luận còn để ý đến máy bay chở khách Tu-204 đã được cải tạo. Một bức ảnh mờ trên trang mạng quốc tế cho thấy, một chiếc Tu-204 đánh số 769 có in chữ Viện nghiên cứu bay thử Trung Quốc trên thân máy bay, lồng chỉnh lưu trên đầu máy bay đã lắp thêm một "đầu máy bay J-20". Do đó, dư luận cho đây là máy bay thử nghiệm điện tử hàng không của J-20.
Theo bài báo, cùng với mức độ thông tin hóa không ngừng tăng cường, tỷ trọng hệ thống điện tử hàng không của máy bay chiến đấu trong toàn bộ máy bay không ngừng tăng lên, giá thành trong máy bay thế hệ thứ tư chiếm khoảng 50% trở lên, mức độ phức tạp đã rõ ràng, hoạt động thử nghiệm của nó đòi hỏi lắp rất nhiều thiết bị thử, cần nhiều nhân viên hơn, vì vậy phương thức này được phổ biến sử dụng.
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ thông qua cải tạo một máy bay chở khách Boeing, phát triển máy bay thử nghiệm điện tử hàng không cho nó, chủ yếu dùng để thử nghiệm các bộ cảm biến như radar, thiết bị tác chiến điện tử của F-35. Trong khi đó, sự xuất hiện của máy bay thử nghiệm điện tử hàng không J-20 cho thấy, hoạt động bay thử của J-20 sẽ được đẩy nhanh.
Ngoài máy bay J-20 bắt đầu bước vào bay thử cường độ lớn, máy bay vận tải Y-20 hầu như cũng bắt đầu bước vào bay thử tập trung hơn. Gần đây, hình ảnh trên trang mạng không quân thế giới cho thấy, chiếc máy bay nguyên mẫu Y-20 thứ ba đã đổi sơn màu xám, đánh số là 783, có nghĩa là máy bay này đã bước vào bay thử định hình, điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu chế tạo Y-20.
Máy bay vận tải nguyễn mẫu Y-20 thứ ba số hiệu 783 Trung Quốc
Theo dư luận quốc tế, chiếc máy bay nguyên mẫu Y-20 thứ ba bay thử lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 12 năm 2013, còn chiếc máy bay nguyên mẫu Y-20 thứ nhất bay thử lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 1 năm 2013, chiếc thứ hai là máy bay thử nghiệm tĩnh lực.
Tờ Kanwa cho rằng, Y-20 tuy không trực tiếp tham gia chiến đấu, nhưng ý nghĩa chiến lược của nó không thua kém J-20, ngoài khả năng điều động tầm xa, nó còn có thể dùng để tiến hành cải tạo thành máy bay tiếp dầu trên không, máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn.
Tờ "Kanwa Defense Review" ngày 30 tháng 7 cho rằng, giới công nghiệp hàng không Trung Quốc chào đón cao trào bay thử năm 2014, tổng cộng có 9 loại máy bay quân sự đang bay thử.
Theo bài viết, ngoài J-20, Y-20, một loại máy bay tương đối quan trọng khác là J-16. Nghe nói, máy bay chiến đấu đa năng J-16 đã bay thử 3 năm trở lên, "có khả năng tiến hành công tác bay thử tích hợp sau khi cải tiến phần mềm vũ khí". Sau khi hoàn thành nhiệm vụ "đạp cửa", máy bay này sẽ tiến hành tấn công trọng điểm đối với mục tiêu trên đất liền của địch.
Kanwa cho rằng, tình hình tương tự còn có J-11BS, hải, không quân đều trang bị, do sử dụng vũ khí khác nhau, có khả năng vẫn tiếp tục bay thử ở căn cứ Diêm Lương, dùng cho thử nghiệm tích hợp các vũ khí khác nhau. J-10B cũng có khả năng bay thử ở Diêm Lương.
Hình ảnh vệ tinh nhận dạng được vật 1 m rất khó phân biệt J-10A và J-10B. Theo bài viết, J-10B đã tiến hành bay thử 3 năm trở lên là điều "bình thường", bởi vì cải tạo quá lớn, về cơ bản coi là thiết kế hoàn toàn mới.
Máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 Trung Quốc
JH-7B cũng xuất hiện ở Diêm Lương, động cơ vẫn là phiên bản sản xuất có giấy phép Spey 202 của công ty Rolls-Royce, có khả năng tăng chức năng của radar, sử dụng nhiều vật liệu composite hơn.
"JH-7B và JH-7A không sửa đổi ngoại hình khí động học quan trọng, thời gian bay thử sẽ không quá dài. Rõ ràng là không muốn JH-7A xảy ra xung đột với J-16, trong đó, J-16 đắt tiền hơn".
Kanwa cho rằng, hiện nay J-15 còn đang bay thử có khả năng là phiên bản 2 chỗ ngồi, cho dù đã có máy bay J-15 một chỗ ngồi, nhưng cải tiến 2 chỗ ngồi hoàn toàn không nhỏ, thùng dầu trên lưng rõ ràng rút ngắn, có nghĩa là hành trình sẽ còn bị hạn chế.
Ở Nga, cho dù xuất hiện Su-33, công tác bay thử của Su-33UB vẫn tiến hành trên 3 năm, do đó có thể thấy, thời gian bay thử J-15S có thể còn cần 1 năm, "có lẽ năm 2015 có thể hoàn thành toàn bộ công tác bay thử".
Theo bài báo, trong tháng 1 ở Diêm Lương còn xuất hiện 1 máy bay cảnh báo sớm mới tiến hành bay thử, lồng chỉnh lưu radar khác với máy bay KJ-200, nó phải là máy bay cảnh báo sớm dòng mới KJ được số hóa hơn, "có một loại được gọi là KJ-500, nhưng không được nguồn tin từ công nghiệp hàng không Trung Quốc trực tiếp xác nhận". Tờ "Tuần san châu Á" Hồng Kông từng cho rằng, KJ-500 lấy máy bay Y-9 làm nền tảng.
Kanwa cho rằng, máy bay quân dụng mới hiện đang bay thử ở Diêm Lương hầu như gồm mọi lĩnh vực như máy bay chiến đấu thế hệ 3 , máy bay chiến đấu đa năng cải tiến thế hệ thứ 3, máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay, máy bay tiêm kích ném bom, máy bay vận tải cỡ lớn, máy bay trực thăng, máy bay cảnh báo sớm mới. Xuất hiện rất nhiều máy bay bay thử như vậy đã phản ánh Trung Quốc đã đầu tư lớn cho công nghiệp hàng không quân sự.
Máy bay chiến đấu J-16 Trung Quốc
Liên tiếp đột phá không phải ngẫu nhiên
Theo bài báo, nghiên cứu chế tạo máy bay là một công trình hệ thống to lớn, từ thiết kế đến bay thử lần đầu tiên, từ bay thử lần đầu tiên đến bay thử định hình, rồi đến thiết kế định hình, mỗi khâu đều rất quan trọng.
Trong đó, bay thử định hình chủ yếu dùng để đánh giá toàn diện máy bay mới phải chăng đạt được chỉ tiêu công nghệ thiết kế, kiểm tra tính năng bay của máy bay và tính khả thi điều chỉnh các biện pháp khi bay thử, phát hiện và giải quyết các loại vấn đề bộc lộ khi bay thử, nhằm quyết định nó phải chăng được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Tác dụng của điều này đối với định hình máy bay không thua kém bản thân thiết kế máy bay. Ở mức độ nào đó, máy bay không chỉ là thứ được nhà thiết kế thiết kế ra, mà còn được phát triển nhờ hoạt động bay thử của phi công. Do máy bay hiện đại ngày càng phức tạp, thứ cần thử nghiệm ngày càng nhiều, rủi ro lớn, tiêu tốn nhiều thời gian.
Vì vậy, bắt đầu từ máy bay thế hệ thứ ba, các nước đã phổ biến áp dụng mô hình nhiều máy bay cùng bay thử, các máy bay khác nhau bay thử các khoa mục khác nhau, thậm chí dựa trên nền tảng máy bay vận tải cải tạo riêng máy bay thử nghiệm diện tử hàng không để giảm chu kỳ bay thử.
Cho dù như vậy, các nước tiến hành bay thử máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 hoàn toàn không thuận lợi. Máy bay chiến đấu F-22A của Mỹ nếu tính từ máy bay thử nghiệm YF-22 bay thử lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1990, thì đến năm 2005 đã hoạt động được 15 năm, máy bay F-35 bay thử liên tục gặp vấn đề; còn máy bay chiến đấu T-50 Nga hiện có 5 chiếc máy bay nguyên mẫu đồng thời bay thử, đã bay thử 3 năm trở lên.
Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc
Hoạt động bay thử máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của Mỹ, Nga rõ ràng cho thấy, loại máy bay này phải phức tạp hơn bất cứ loại máy bay nào trước đây. Do đó, máy bay J-20, Y-20 không chỉ có một chiếc bay thử là điều rất bình thường, chắc chắn trong tương lai còn có nhiều máy bay hơn bước vào giai đoạn bay thử.
Có phân tích cho rằng, nhìn vào hoạt động bay thử tập trung của rất nhiều máy bay mới hiện nay, nếu tiến triển thuận lợi, lực lượng trên không của Trung Quốc trong mấy năm tới sẽ tiếp tục chào đón làn sóng đổi trang bị mới.
Sự đột phá liên tiếp của công nghiệp hàng không Trung Quốc không phải là điều ngẫu nhiên, một mặt là sức ép từ cac cương quôc, mặt khác là kết quả tất yếu của đầu tư liên tiếp trong nhiều năm, kiên trì theo đuổi trình độ tiên tiến quốc tế. Nhưng, so với Mỹ và Nga, công nghệ hàng không Trung Quốc vẫn ở vị thế của kẻ theo đuổi, không đẩy nhanh tốc độ thì không thể sanh kip chư chưa noi đên vượt qua.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc thừa nhận J-15 thua xa F/A-18 Mỹ Đã từng có tuyên bố cho rằng J-15 mạnh ngang F/A-18 nhưng phân tích mới đây của tờ Hoàn Cầu đã thừa nhận "còn lâu mới có chuyện đó". Nhân sự kiện F/A-18 trưng bày tại triển lãm hàng không Farnborough 2014 (Vương quốc Anh), Thời báo Hoàn Cầu đã đánh giá lại sức mạnh giữa tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc...