Trung Quốc phát triển lò phản ứng hạt nhân dùng một lần cho ngư lôi tầm xa
Một nhóm nghiên cứu ở Bắc Kinh cho biết họ đã hoàn tất thiết kế ý tưởng lò phản ứng hạt nhân nhỏ, chi phí thấp, có thể đưa các ngư lôi băng qua Thái Bình Dương trong khoảng một tuần.
Ngư lôi hạt nhân Poseidon của Nga. Ảnh: Twitter
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang phát triển phiên bản mini của tàu ngầm không người lái Poseidon do Nga chế tạo – phương tiện không người lái dưới nước đầu tiên trên thế giới chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Các nhà khoa học cho biết không giống như Poseidon, phiên bản mini có thể được lắp vào một ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn và phóng với số lượng lớn từ hầu hết mọi tàu ngầm hoặc tàu chiến.
Mỗi ngư lôi sẽ sử dụng một lò phản ứng hạt nhân dùng một lần có tốc độ trên 30 hải lý/giờ (56km/h) trong 200 giờ, trước khi bỏ lại lò phản ứng xuống đáy biển và lấy năng lượng từ ắc quy để thực hiện một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường.
Trong một bài viết trên Tạp chí Journal of Unmanned Undersea Systems, nhà khoa học Guo Jian tại Viện Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc cho biết phương tiện mà họ đang thiết kế có những khác biệt cơ bản với Poseidon.
“Nhờ tính linh hoạt cao và chi phí thấp, phương tiện không người lái dưới nước được trang bị hệ thống năng lượng hạt nhân này có thể được sử dụng như một lực lượng thông thường, giống với tàu ngầm hạt nhân tấn công, chứ không phải là tên lửa hạt nhân”, ông Guo nói.
Ngư lôi gắn cờ Trung Quốc. Ảnh minh họa: The Drive
Theo truyền thông Nga, đầu đạn hạt nhân 2 megaton của Poseidon có thể phá hủy một thành phố ven biển hoặc một khu vực rộng lớn hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết việc sử dụng loại vũ khí này có thể gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. Thay vào đó, Poseidon chủ yếu đóng vai trò như một loại vũ khí chiến lược.
Ông Guo cũng cho biết nhu cầu về các phương tiện không người lái dưới nước tầm xa mini của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Những loại phương tiện này được ưa chuộng bởi có tốc độ cao, tầm xa, nhỏ gọn, có thể được sử dụng trong trinh sát, theo dõi, tấn công và tấn công chiến lược.
Video đang HOT
Năng lượng hạt nhân có thể cung cấp lượng năng lượng khổng lồ để hỗ trợ các sứ mệnh trên, nhưng hầu hết các lò phản ứng hiện nay đều có cấu trúc phức tạp và giá thành cao. Ông Guo cho biết: “Để xây dựng một hệ thống điện hạt nhân mới với công nghệ đơn giản, dễ sử dụng và bảo trì, ít tốn kém, có thể sản xuất hàng loạt, chúng ta cần phải suy nghĩ thấu đáo”.
Đối với thiết kế mới, nhóm dự án đã loại bỏ hầu hết các vật liệu che chắn khỏi lò phản ứng, chỉ bảo vệ một số thành phần quan trọng khỏi bức xạ. Họ cũng thay thế các lớp phủ đắt tiền làm bằng các nguyên tố đất hiếm bên trong lõi lò phản ứng bằng các vật liệu rẻ tiền như than chì. Để cắt giảm chi phí hơn nữa, các nhà khoa học đề xuất sử dụng một số thiết bị sẵn có trên thị trường quốc tế thay vì các sản phẩm cấp quân sự.
Siêu ngư lôi Poseidon được coi là vũ khí có sức mạnh vượt trội của quân đội Nga. Ảnh: MT
Lò phản ứng mới của Trung Quốc, có trọng lượng nặng bằng hai người đàn ông trưởng thành, sẽ tạo ra hơn 1,4 megawatt nhiệt với chưa đầy 4kg nhiên liệu urani nồng độ thấp. Theo tính toán của ông Guo, chỉ khoảng 6% nhiệt lượng được tạo ra sẽ được chuyển đổi thành điện năng để đẩy ngư lôi, do hiệu suất thấp của các bộ phận rẻ tiền. Song nguồn lượng năng lượng này đã là quá đủ cho một chuyến đi một chiều.
“Khi chi phí chế tạo đủ thấp, ngay cả khi thiết bị chạy bằng năng lượng hạt nhân chỉ có thể được sử dụng một lần, thì tổng chi phí sẽ thấp. Điều này thúc đẩy chúng tôi thiết kế hệ thống đơn giản hơn và nhỏ gọn hơn”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Bên cạnh đó, vì lò phản ứng mini sẽ không tạo ra phóng xạ nên nhân viên bảo dưỡng có thể xử lý nó không cần đồ bảo hộ.
Phản ứng dây chuyền sẽ bắt đầu ngay sau khi ngư lôi rời bệ phóng và mất khoảng nửa tiếng để đạt đến nhiệt độ hoạt động 300 độ C và tăng tốc ngư lôi với tốc độ di chuyển khoảng 60km/h.
Các nhà nghiên cứu ước tính lò phản ứng có thể hoạt động trong 400 giờ, di chuyển trên 10.000 km. Sau đó, nó sẽ tách khỏi ngư lôi và rơi xuống đáy biển sâu, kích hoạt một cơ chế an toàn để tiêu diệt phản ứng dây chuyền còn lại.
Ngay cả khi vỏ tàu bị vỡ, bên trong chứa đầy nước, thân tàu rơi xuống lớp cát ẩm ướt dưới đáy biển, lò phản ứng cũng sẽ không gây ra tai nạn nghiêm trọng. Mọi vấn đề an toàn đều được đảm bảo.
Bà Ma Liang, nhà nghiên cứu công nghệ phóng tàu ngầm của Học viện Tàu ngầm Hải quân ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đánh giá “ngư lôi thông minh” sẽ đóng vai trò quan trọng trong các trận chiến trên biển trong tương lai. Bà nói rằng công nghệ trí tuệ nhân tạo, chẳng hạn học máy, sẽ cho phép ngư lôi lựa chọn và tấn công các mục tiêu mà không cần hoặc không có sự can thiệp của con người.
Nó cũng có thể bố trí một cuộc phục kích ở phía bên kia đại dương và tấn công tàu ngầm khi chúng rời cảng mà các bệ phóng có người lái khó tiếp cận. Các ngư lôi cũng có thể nhận lệnh từ con người hoặc một phương tiện chỉ huy dưới nước không người lái để thực hiện một loạt các nhiệm vụ như trinh sát, theo dõi mục tiêu có giá trị cao. Nhà nghiên cứu Ma nhấn mạnh: “Đây là lĩnh vực công nghệ nghiên cứu năng động nhất hiện nay.”
Mối lo khi Nhật Bản tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân do thiếu năng lượng
Dù thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011 vẫn còn ám ảnh tâm trí của người dân Nhật Bản, nhưng khi quốc gia ít tài nguyên này đang đứng bên bờ vực của cuộc khủng hoảng năng lượng, hầu hết mọi người đều hiểu rằng họ cần nhiều năng lượng hơn khi bước vào mùa đông.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, phía bắc Tokyo. Ảnh: AP
Theo báo Bưu điện hoa Nam buổi sáng, hầu hết người dân Nhật Bản đều ủng hộ kế hoạch tái khởi động 9 lò phản ứng hạt nhân của nước nàyrong những tháng tới để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao trong nước, mặc dù những cảnh báo trước đó cho thấy thảm họa hạt nhân Fukushima vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.
Trong cuộc họp báo tại Tokyo hôm 14/7, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết chính quyền đang lên kế hoạch đưa thêm 9 lò phản ứng hạt nhân đi vào hoạt động trong mùa đông tới. Những lò phản ứng này sẽ giúp cung cấp khoảng 10% năng lượng của quốc gia.
Trước thảm họa Fukushima hồi tháng 3/2011, Nhật Bản có tới 54 lò phản ứng hạt nhân trên khắp đất nước. Nhưng khi con sóng thần cao tới 40 mét ập vào đất liền sau trận động đất kinh hoàng, các lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị nhấn chìm. Thảm họa này đã khiến nhiên liệu hạt nhân tại 3 trong số các lò phản ứng bị đốt cháy, khiến lõi lò tan chảy. Dư luận sau đó đã phản đối năng lượng hạt nhân, và hiện chỉ có 5 lò phản ứng đang hoạt động.
Năm lò phản ứng nữa đã được phê duyệt tái khởi động sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chống khủng bố được nâng cấp của cơ quan quản lý hạt nhân, bên cạnh một lò dự kiến sẽ ngừng hoạt động từ tháng 9 để thực hiện các biện pháp an toàn bổ sung.
Các nguyên đơn trong vụ kiện thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011 của Nhật Bản. Ảnh: EPA-EFE
Thủ tướng Kishida cho biết Chính phủ Nhật Bản đang cố giảm thiểu tác động của chi phí năng lượng tăng cao, chủ yếu là do xung đột ở Ukraine vào thời điểm nhu cầu tăng vọt do nhiệt độ cao kỷ lục trong mùa hè này. Các chuyên gia cho rằng nhu cầu dự kiến tăng cao hơn nữa trong mùa đông và đã có những dự đoán rằng Chính phủ sẽ phải thực hiện việc cắt điện luân phiên ở một số khu vực của đất nước để đảm bảo lưới điện không bị quá tải.
"Chắc hẳn nhiều người sẽ lo ngại về sự trở lại của năng lượng nguyên tử, chỉ 11 năm sau thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 trong lịch sử", ông Kishida nói. Thảm họa tồi tệ nhất là vụ nổ nhà máy ở Chernobyl. "Không có nguồn năng lượng hoàn hảo duy nhất ở quốc gia khan hiếm tài nguyên như Nhật Bản", nhà lãnh đạo tuyên bố và cho biết thêm rằng đất nước cần phải phát triển năng lượng hạt nhân để tạo ra sự kết hợp cân bằng giữa các nguồn năng lượng.
Một cuộc thăm dò do Yahoo Nhật Bản thực hiện trong tháng này cho biết 74% người được hỏi nói rằng họ đồng ý cần phải khởi động các nhà máy điện hạt nhân của quốc gia một lần nữa. Trong khi đó, 24% người tham gia khảo sát nói rằng họ phản đối kế hoạch này.
Trong các bình luận sau chương trình phát sóng Tin tức của đài TBS, đã có nhiều người ủng hộ quyết định của Chính phủ ông Kishida. Một người bình luận: "Điện hạt nhân là một bài toán khó. Nó có cả ưu và nhược điểm. Nhưng xét đến tình trạng thiếu điện gần đây và tiền điện tăng cao, tôi nghĩ cần phải có một số giải pháp. Tôi đồng ý với quyết định này nhưng tôi cũng muốn chính phủ đặt ra các quy định an toàn và các biện pháp khẩn cấp trước khi tái khởi động các lò phản ứng này".
Người biểu tình ở Tokyo phản đối các nhà máy điện hạt nhân và
xả nước nhiễm phóng xạ ra biển. Ảnh: EPA-EFE
Quan điểm tương tự cũng đã được đưa ra ở nhiều nơi khác. Đa số người Nhật Bản đều nói rằng khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân là một biện pháp không thể tránh khỏi, nhưng nói thêm rằng điều này cần đi kèm với trách nhiệm lớn lao.
"An toàn hạt nhân đã không còn nữa. Tôi muốn Chính phủ thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhất thông qua việc kiểm tra và bảo trì để ngăn chặn một thảm họa hạt nhân nhân tạo khác trước khi các hoạt động tái khởi động các lò phản ứng", một người bình luận.
Kế hoạch của Nhật Bản cũng có sự hỗ trợ từ nước ngoài. Một người dùng nước ngoài đã bình luận trên mạng xã hội Twitter: "Khoảng thời gian đáng sợ. Tôi hy vọng Nhật Bản sẽ tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân. Quốc gia này đã đóng cửa tất cả các nhà máy hạt nhân, đó là quyết định hoàn toàn chính trị, không phải là một quyết định hợp lý".
Ông Hideyuki Ban, đồng Giám đốc của Trung tâm Thông tin Hạt nhân Công dân có trụ sở tại Tokyo, cho biết thông báo nhiều nhà máy hạt nhân sẽ sớm =khởi động lại không phải là một điều bất ngờ vì chính phủ đã đặt cơ sở cho quyết định này. Song ông vẫn lo ngại sâu sắc về vấn đề đó.
"Tôi lo lắng vì các nhà máy mà chính phủ đang đề xuất khởi động lại đều gặp vấn đề nghiêm trọng", ông nói. "Một số nhà máy được xây dựng trên các đường đứt gãy đang hoạt động không được chú ý tới. Một số khác nằm gần núi lửa đang hoạt động và giới chức vẫn chưa đưa ra kế hoạch sơ tán toàn diện cho cư dân địa phương, vốn sẽ rất quan trọng trong trường hợp xảy ra thảm họa".
Ông thừa nhận Nhật Bản đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng, song vị quan chức này cho rằng cách tốt nhất và an toàn nhất để giải quyết vấn đề dólà dựa vào khí đốt và các nhà máy nhiệt điện thông thường khác, cho đến khi có thể đưa ra các giải pháp thay thế thực sự an toàn.
NASA công bố kế hoạch chế tạo lò phản ứng hạt nhân trên Mặt Trăng Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết họ muốn chế tạo các lò phản ứng năng lượng hạt nhân để phục vụ các chuyến thám hiểm Mặt Trăng và vũ trụ. Ảnh minh họa hệ thống điện nhiệt hạch bề mặt của chương trình Artemis. Ảnh: NASA Theo đài RT (Nga), NASA cho biết cơ quan này đã công...