Trung Quốc phát triển hệ thống hạt nhân cung cấp năng lượng cho căn cứ trên Mặt Trăng
Trung Quốc sẽ cung cấp năng lượng hạt nhân cho Trạm nghiên cứu khoa học tại cực Nam của Mặt Trăng.
Bản vẽ Trạm Nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế – cơ sở đang được Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc và đối tác Nga Roscosmos phát triển. Ảnh: CNSA
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, ông Wu Weiren, nhà thiết kế chính của chương trình thám hiểm Mặt Trăng Trung Quốc, nói với đài truyền hình CCTV: “Chúng tôi đang phát triển một hệ thống mới sử dụng năng lượng hạt nhân để giải quyết nhu cầu năng lượng tăng cao, dài hạn cho Trạm nghiên cứu khoa học trên Mặt Trăng”.
Tuy nhiên, ông Wu không nói rõ chi tiết kỹ thuật của lò phản ứng mới. Song theo các thông tin trước đó, lò phản ứng này có thể sản xuất 1 megawaat điện, lượng điện đủ cung cấp cho hàng trăm hộ gia đình trong 1 năm.
Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng ổn định và đáng tin cậy, không cần quan tâm đến vị trí hay ánh nắng Mặt Trời. Nó có thể cung cấp năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động cho các thiết bị, tạo ôxy và tách nước cho các phi hành gia.
Trạm nghiên cứu Mặt Trăng của Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2028. Cấu trúc cơ bản của trạm bao gồm một tàu đổ bộ, một tàu hình nón (hopper), một tàu quỹ đạo cũng như một xe tự hành chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Ông Wu cho biết xe tự hành, do các phi hành gia điều khiển, sẽ lớn hơn nhiều so với hai chiếc Trung Quốc đã vận hành trên Mặt Trăng – bao gồm tàu thăm dò Yutu-2 chạy bằng năng lượng Mặt Trời vẫn hoạt động sau gần 4 năm. Ngoài ra, hệ thống mới cũng có thể cung cấp năng lượng cho tàu hình nón – thiết bị có thể “cất cánh từ bề mặt Mặt Trăng nhiều lần” và có khả năng di chuyển ra vào những miệng núi lửa bị che khuất để tìm kiếm nguồn nước.
Video đang HOT
Năng lượng hạt nhân cũng sẽ hỗ trợ các cơ sở liên lạc của Trạm nghiên cứu trên Mặt Trăng, nhằm duy trì liên lạc với Trái Đất cũng như truyền tín hiệu giữa Trái Đất, Sao Hỏa và xa hơn nữa trong các sứ mệnh không gian sâu.
Theo ông Wu, cấu trúc cơ bản của hệ thống mới sẽ được thiết lập dựa trên các sứ mệnh Thường Nga 6, 7 và 8. Ngay sau đó, các phi hành gia Trung Quốc sẽ lần đầu đặt chân lên Mặt Trăng.
Vùng cực nam của Mặt Trăng đã trở thành mục tiêu phổ biến cho các căn cứ trên Mặt Trăng. Các quốc gia – như Trung Quốc, Mỹ và Nga – đang xem xét xây dựng căn cứ không gian ở khu vực này.
“Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đề xuất xây dựng trạm nghiên cứu này ở cực nam Mặt Trăng”, ông Wu nói. Nhà nghiên cứu này cũng cho biết ở vĩ độ khoảng 89 độ nam, có thể có 180 ngày ánh sáng liên tục để duy trì hoạt động lâu dài cho các thiết bị và phi hành gia.
Trung Quốc vẫn đang nỗ lực phát triển tàu vũ trụ Thường Nga 6, 7 và 8. Đây là giai đoạn thứ tư trong chương trình thám hiểm Mặt Trăng của nước này. Trong 15 năm qua, Bắc Kinh đã triển khai thành công 5 sứ mệnh – Thường Nga 1 đến 5 – lên quỹ đạo, hạ cánh thành công tàu vũ trụ lấy mẫu đá từ Mặt Trăng.
Ông Wu nói rằng Trung Quốc sẽ tập trung vào 4 khía cạnh của hoạt động khám phá không gian sâu trong vòng 10 đến 15 năm tới. Ngoài căn cứ trên Mặt Trăng, Trung Quốc cũng sẽ tiến hành nghiên cứu về tác động của tiểu hành tinh, thăm dò hành tinh và phát triển các phương tiện phóng hạng nặng khác.
“Chúng ta cần tăng lực đẩy của tên lửa lên ít nhất 4 lần để hỗ trợ các lần hạ cánh có người lên Mặt Trăng, Sao Hỏa và vận chuyển khối lượng lớn giữa mặt đất và không gian gần Trái Đất”, ông nói.
NASA công bố kế hoạch chế tạo lò phản ứng hạt nhân trên Mặt Trăng
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết họ muốn chế tạo các lò phản ứng năng lượng hạt nhân để phục vụ các chuyến thám hiểm Mặt Trăng và vũ trụ.
Ảnh minh họa hệ thống điện nhiệt hạch bề mặt của chương trình Artemis. Ảnh: NASA
Theo đài RT (Nga), NASA cho biết cơ quan này đã công bố 3 hợp đồng phát triển ý tưởng thiết kế với sự hợp tác của Bộ Năng lượng (DOE). Công ty công nghiệp - quân sự khổng lồ Lockheed Martin và công ty hàng đầu của Mỹ trong ngành công nghiệp hạt nhân Westinghouse cũng sẽ tham gia vào dự án này.
NASA hy vọng bản thi ết kế "hệ thống điện nhiệt hạch bề mặt" sẽ sẵn sàng ra mắt vào cuối thập kỷ này. Ông John Wagner, Giám đốc Phòng thí nghiệm Quốc gia Idaho của DOE, gọi dự án này là "bước khởi đầu có thể đạt được giúp Mỹ hướng tới thiết lập năng lượng hạt nhân trên Mặt Trăng".
Theo NASA, ba hợp đồng kéo dài 12 tháng, mỗi hợp đồng trị giá 5 triệu USD, sẽ tài trợ cho các ý tưởng thiết kế ban đầu của hệ thống điện nhiệt hạch 40 kilowatt. NASA yêu cầu hệ thống này phải có khả năng hoạt động kéo dài ít nhất 10 năm trong môi trường khắc nghiệt của Mặt Trăng. Cơ quan này cũng cho biết nếu được xây dựng thành công trên bề mặt Mặt Trăng, các lò phản ứng có thể được sử dụng cho sứ mệnh cuối cùng lên sao Hỏa.
Ngoài Lockheed Margin và Westinghouse, nhà thầu thứ 3 sẽ tham gia vào dự án này là IX - liên doanh giữa nhà thiết kế tàu vũ trụ Intuitive Machines và X-Energy, có trụ sở tại Texas.
Ông Jim Reuter, đại diện Ban Giám đốc Nhiệm vụ Công nghệ Không gian của NASA bình luận: "Việc phát triển những thiết kế ban đầu này sẽ giúp tạo bàn đạp cho sự hiện diện lâu dài của con người ở các thế giới khác".
Cơ quan vũ trụ Mỹ cho rằng các hệ thống nhiệt hạch nhỏ hơn, nhẹ hơn có thể cung cấp "năng lượng liên tục bất kể vị trí nào, với ánh sáng Mặt Trời sẵn có và các điều kiện môi trường tự nhiên khác". NASA cũng hy vọng nhận sẽ được thông tin quan trọng từ ngành hạt nhân để phát triển các hệ thống đẩy nguyên tử phục vụ các sứ mệnh thám hiểm không gian sâu.
Trước đó, NASA tiết lộ lò phản ứng hạt nhân sẽ được xây dựng trên Trái Đất và sau đó đưa tới Mặt Trăng, nhằm cung cấp năng lượng bền vững, cũng như khám phá không gian trong tương lai. Kế hoạch xây dựng hệ thống điện nhiệt hạch bề mặt bao gồm lõi lò phản ứng dùng nhiên liệu urani, hệ thống biến đổi năng lượng hạt nhân thành điện có thể sử dụng, hệ thống quản lý nhiệt để làm mát.
Các hợp đồng trên là một phần của chương trình Artemis, sáng kiến hàng không vũ trụ của Mỹ với mục tiêu quay trở lại Mặt Trăng, và đưa phụ nữ và người da màu đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng. Kế hoạch ban đầu của chương trình này dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2024, nhưng năm ngoái NASA cho biết họ không còn đi đúng hướng để đạt được mục tiêu này với lý do thiếu kinh phí.
Hồi tháng 3, NASA đã công bố kế hoạch đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2040. Chưa đầy một tuần sau, cơ quan này đã hủy bỏ cuộc thử nghiệm tàu vũ trụ Artemis I do trục trặc kỹ thuật.
Trong nhiều năm, NASA đã rất chú trọng đến quá trình nhiệt hạch hạt nhân. Họ coi công nghệ này là lựa chọn thiết thực nhất cho các chuyến du hành vũ trụ trong tương lại với độ tin cậy cao, khả năng tạo năng lượng hiệu quả.
"NASA và DOE đang hợp tác trong quá trình phát triển quan trọng và đầy thách thức này. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là một bước tiến đáng kinh ngạc đối với việc con người khám phá Mặt Trăng và sao Hỏa trong thời gian dài", Todd Tofil, quản lý dự án Fission Surface Power, nói.
Mỹ giúp Thái Lan phát triển lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ Ngày 19/11, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris công bố nước này sẽ giúp Thái Lan phát triển năng lượng hạt nhân thông qua dự án triển khai các lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ mới. Tuyên bố của Nhà Trắng nhấn mạnh sự hỗ trợ nêu trên là một phần trong sáng kiến nhằm đạt được mục tiêu đưa phát thải...