Trung Quốc phát tín hiệu cứng rắn về Biển Đông?
Trong bản tin tối 19/6, hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) cho biết báo Văn Hối ngày 18/6 đã đăng bài xã luận chỉ rõ Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt quân sự để nếu các nước liên quan khăng khăng làm theo ý mình và có hành động khiêu khích thái quá trên Biển Đông thì họ sẽ bị giáng trả mạnh mẽ.
Tàu Viking II do Petrovietnam thuê bị tàu Trung Quốc tấn công (Ảnh: PetroTimes)
Đặc biệt, trong bài xã luận trên tờ báo được cho là tiếng nói của Bắc Kinh tại Hong Kong, người ta thấy lần đầu tiên kể từ khi sóng gió nổi lên ở Biển Đông xuất hiện cụm từ “quyết không ngồi đó để nhìn.”
Video đang HOT
Đây được coi là sự biểu lộ thái độ mạnh mẽ nhất của Trung Quốc kể từ khi tình hình Biển Đông xảy ra biến động tới nay.
Trước đó, về mặt chính thức, Trung Quốc luôn cao giọng nhấn mạnh tới “hòa bình” và chỉ có một bộ phận cư dân mạng sử dụng ngôn từ mang tính chất quyết liệt như “khai chiến” trên các trang web quân sự.
Điều đáng chú ý là bài xã luận chỉ rõ rằng thông qua hai cuộc diễn tập hải quân ở khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu cảnh cáo rõ ràng: “Cho dù chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương thức hòa bình, nhưng Trung Quốc cũng đã làm tốt các công tác chuẩn bị cần thiết về mặt quân sự, có đủ quyết tâm và thực lực để bảo đảm lợi ích cốt lõi của đất nước không bị xâm phạm.”
Đồng thời, Quân đội Trung Quốc đã “bày thế trận sẵn sàng chờ quân địch,” “quyết không ngồi đó để nhìn” những hành động xâm phạm chủ quyền quá đáng mà nhất định sẽ có đòn “phản kích mạnh mẽ.”
Nếu xem đến ngôn từ mà Trung Quốc đã sử dụng trước khi xảy ra chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Trung-Ấn và cuộc xung đột ở đảo Trân Bảo (Nga gọi là Damasky) với Nga, CNA nhận xét cụm từ “quyết không ngồi đó để nhìn” hoàn toàn không phải là “phù phiếm” mà nó cho thấy rõ quyết tâm của Bắc Kinh không ngại sử dụng vũ lực khi cần thiết.
Tại hội nghị lần thứ 21 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 diễn ra từ ngày 13-17/6, tại New York, đề cập việc gần đây Trung Quốc đã liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh khẳng định đây là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước.
Đồng thời, Trưởng đoàn Việt Nam cũng bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.
Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định lại quyết tâm và lập trường của Việt Nam thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực Biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định./.
Theo TTXVN
Nghị sĩ Anh trình kiến nghị về tình hình Biển Đông
Vào cuối phiên họp sáng 16/6 của Hạ viện Anh, Hạ nghị sỹ George Howarth, Chủ tịch Nhóm nghị sỹ Anh-Việt và Hạ nghị sỹ Mark Hendrick, Chủ tịch nhóm Nghị sỹ Anh-Trung, đã cùng đứng tên đệ trình kiến nghị lên Hạ viện về tình hình căng thẳng trên Biển Đông.
Tàu Viking II của do PetroVietnam thuê bị tàu Trung Quốc tấn công (Ảnh: Petro Times)
Hai hạ nghị sĩ kêu gọi có các hướng tiếp cận song phương và đa phương để giải quyết những mâu thuẫn ở Biển Đông một cách hòa bình và khôi phục sự ổn định trong khu vực.
Nội dung kiến nghị nêu rõ: "Thành viên Hạ viện quan ngại về tình hình tranh chấp leo thang tại Biển Đông. Chúng tôi nhận thấy có nhiều tuyên bố về lãnh thổ ở khu vực này, đồng thời hoan nghênh tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng họ sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp."
Hai hạ nghị sĩ cũng hoan nghênh lời kêu gọi của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giải quyết tranh chấp thông qua những giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, Công ước biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh làm tình hình trong khu vực phức tạp thêm.
Ngày 27/5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của Petrovietnam khi cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Ngày 9/6, tàu cá Trung Quốc được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II mà Petrovietnam thuê tiến hành thu nổ địa chấn 3D.
Ngày 10/6, Văn phòng Thượng nghị sỹ Jim Webb đã ra thông cáo báo chí bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc liên tiếp sử dụng vũ lực nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền biển tại Biển Đông./.
Theo TTXVN
Nghị sĩ Philippines gọi TQ là "kẻ bắt nạt quốc tế" Tờ Inquirer của Philippines ngày 12/6 dẫn lời Nghị sĩ Roilo Golez nói Philippines sẵn sàng một mình giải quyết vấn đề biển Tây Philippines như một thách thức ngoại giao nhưng Manila cũng nên liên minh với các bên khác là nạn nhân trong cuộc xâm lược của Trung Quốc. Tàu Viking II của do PetroVietnam thuê bị tàu Trung Quốc tấn...