Trung Quốc phạt tập đoàn Evergrande 577 triệu USD
Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) ngày 31/5 thông báo phạt Tập đoàn bất động sản Evergrande số tiền 4,18 tỷ nhân dân tệ (tương đương 577 triệu USD) vì gian lận kinh doanh, trong khi nhà sáng lập Hứa Gia Ấn bị cấm giao dịch chứng khoán suốt đời.
Trụ sở của Tập đoàn bất động sản Evergrande ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trong thông báo, ủy ban này cho rằng, từ năm 2019 – 2020, tập đoàn bất động sản Evergrande đã tăng doanh thu và lợi nhuận một cách giả mạo thông qua việc công nhận doanh thu sớm, dẫn đến việc gian lận phát hành trái phiếu ra công chúng trên thị trường giao dịch.
Bên cạnh đó, tập đoàn đã không công bố báo cáo tài chính định kỳ đúng thời hạn, không công bố những vụ kiện tụng và phân xử lớn như quy định và không tiết lộ việc không thể thanh toán những khoản nợ đến hạn.
CSRC cũng phạt ông Hứa Gia Ấn, người sáng lập Evergrande, số tiền 47 triệu nhân dân tệ (6,5 triệu USD) và cấm ông trọn đời không được tham gia thị trường chứng khoán.
Evergrande từng là tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc, lĩnh vực giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh của nước này trong vài thập niên.
Khoản nợ khổng lồ ngày càng tăng của Evergrande đã gây ra vấn đề cho cuộc khủng hoảng rộng hơn đối với ngành bất động sản Trung Quốc. Năm 2021, Evergrande bị vỡ nợ vì không thể thanh toán cho các chủ nợ trong nhiều năm.
Tập đoàn bất động sản Evergrande có thêm 1 tháng để lên kế hoạch tái cơ cấu nợ
Ngày 4/12, tòa án tại Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) ra phán quyết đến cuối tháng 1/2024 tập đoàn bất động sản Evergrande của Trung Quốc phải đưa ra kế hoạch tái cơ cấu nhằm tránh bị thanh lý.
Như vậy, tập đoàn bất động sản đang nợ nần chồng chất này có thêm 1 tháng để lên kế hoạch tránh nguy cơ bị phát mại.
Tòa nhà của tập đoàn Evergrande tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phiên tòa ngày 4/12, thẩm phán cũng đề nghị các luật sư của Evergrande tăng cường thảo luận trực tiếp với các cơ quan hữu quan để xác nhận kế hoạch tái cơ cấu nợ của tập đoàn này là khả thi. Về phần mình, luật sư của Evergrande cho biết tập đoàn này đã tiến hành điều chỉnh đề xuất đối với các chủ nợ kể từ phiên điều trần vào tháng 10/2023.
Trong phiên điều trần vào tháng 10, Evergrande cũng đã được gia hạn đến ngày 4/12 để trình bày đề xuất tái cơ cấu nợ với các chủ nợ nước ngoài, trước khi tòa chỉ định đơn vị thanh lý độc lập từ công ty kiểm toán KPMG.
Nếu tòa án ở Hong Kong ra lệnh phát mại Evergrande, đơn vị thanh lý độc lập sẽ được chỉ định nắm quyền kiểm soát và thu xếp bán các tài sản của Evergrande để trả nợ, bao gồm không chỉ cổ phiếu của hai công ty trực thuộc ở Hong Kong mà còn bán cả các tài sản của công ty này ở Trung Quốc đại lục.
Evergrande vỡ nợ năm 2021 với khoản nợ hơn 300 tỷ USD. Năm 2023, các chủ nợ đã nộp đơn kiện Evergrande tại Hong Kong nhưng vụ việc kéo dài trong khi các bên cố gắng đạt thỏa thuận. Đến cuối tháng 6/2023, ước tính khoản nợ của Evergrande lên tới 328 tỷ USD.
Tòa án Hong Kong phán quyết thanh lý tài sản của tập đoàn Evergrande Sáng 29/1, tòa án tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã ra phán quyết tập đoàn bất động sản China Evergrande phải thanh lý tài sản để trả nợ. Trụ sở của Tập đoàn bất động sản Evergrande ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS/TTXVN Evergrande hiện có tài sản trị giá khoảng 240 tỷ USD,...