Trung Quốc: Phát hiện xà phòng kháng khuẩn và kem đánh răng gây loãng xương
Theo The Hindustan Times, triclosan là một hợp chất phổ biến, có trong xà phòng kháng khuẩn, kem đánh răng, nước rửa tay, nước súc miệng và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
Triclosan có trong xà phòng kháng khuẩn, kem đánh răng – Ảnh: Pixabay
Các nhà khoa học tại Đại học Y Hàng Châu, Trung Quốc đã thử nghiệm với các dòng tế bào và động vật, kết quả, triclosan có thể ảnh hưởng xấu đến mật độ khoáng của xương. Các nhà khoa học cũng đã phân tích dữ liệu từ 1.848 phụ nữ để xác định mối liên hệ giữa triclosan và tình trạng của xương.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism và đây là nghiên cứu đầu tiên về mối liên quan giữa phơi nhiễm triclosan với mật độ khoáng xương và loãng xương. Nhà nghiên cứu Yingjun Li cho rằng hiện tại khoa học còn biết rất ít về mối quan hệ giữa triclosan và sức khỏe xương người, nhưng nhóm nghiên cứu của ông đã chứng minh rằng triclosan có khả năng ảnh hưởng xấu đến mật độ khoáng xương trong các dòng tế bào hoặc ở động vật và những phụ nữ có lượng triclosan cao hơn trong nước tiểu phải đối mặt với nhiều nguy cơ loãng xương.
Video đang HOT
Trong khi đó, các chuyên gia Đức và Đan Mạch đã lập một danh sách các hợp chất có thể khiến đàn ông vô sinh. Tổng cộng có 96 hợp chất được phân tích. Và 1/3 hợp chất trong số đó, kể cả triclosan, là nguy hiểm và có hại cho tinh trùng. Triclosan là một hóa chất gây rối loạn nội tiết đã bị Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấm sử dụng làm thuốc khử trùng tay không kê đơn trong những năm gần đây.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Có nên dùng nước súc miệng thay thế kem đánh răng?
Do bị sâu răng và hôi miệng nên 2 tháng nay chồng tôi dùng nước súc miệng hàng ngày tới 4-5 lần thay thế kem đánh răng. Tôi xin hỏi việc dùng như vậy có gây hại gì không?
Thành phần của nước súc miệng có các chất như: Sodium bicarbonate, chlorine dioxide có tác dụng che giấu và khử mùi hôi ở miệng; chất hydrogen peroxide giúp tiêu diệt những vi khuẩn kỵ khí bằng cách cung cấp ôxy để tiêu diệt chúng; chất fluoride có tác dụng làm chắc răng và ngừa sâu răng.
Một số loại nước súc miệng (thường được bác sĩ nha khoa chỉ định khi cần thiết) còn chứa chất làm giảm đau khi răng bị đau, tê; chất đệm (tức là dung dịch đệm) để giảm đau ở những mô mềm, làm giảm độ acid có trong miệng và hòa tan những lớp màng mỏng bám vào niêm mạc miệng... Ngoài ra, các sản phẩm nước súc miệng còn chứa một hàm lượng lớn chất cồn (ethanol) với tỷ lệ thay đổi từ 6 - 27%, tùy vào từng loại.
Với mỗi loại nước súc miệng sẽ có cách dùng phù hợp để phát huy tác dụng tốt nhất, khi dùng thì nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Chỉ nên coi nước súc miệng là một "vũ khí" hỗ trợ kem đánh răng thay vì sử dụng nó để thay thế kem đánh răng.
Nguyên nhân chính dẫn đến hơi thở có mùi là do vi khuẩn phát triển ở vùng phía sau lưỡi. Đánh răng có hiệu quả hơn so với việc dùng nước súc miệng. Nhiều người có thói quen sử dụng nước súc miệng thay thế việc đánh răng, là rất sai lầm.
Bởi vì chỉ sử dụng nước súc miệng sẽ không đảm bảo làm sạch răng, nướu và khoang miệng. Nếu dùng quá nhiều nước súc miệng thay thế kem đánh răng sẽ diệt một số vi khuẩn có lợi, làm thay đổi môi trường cân bằng vùng miệng.
Thậm chí có trường hợp còn gây ố răng, hư những mảnh trám răng, rối loạn vị giác, kích ứng miệng, lưỡi... Do nước súc miệng chứa lượng cồn cao làm mất nước nên nếu sử dụng quá nhiều lần sẽ gây khô miệng. Ngoài ra, sử dụng thường xuyên và lâu dài, nước súc miệng có thể gây cảm giác nóng rát trong nướu, lưỡi...
Mặc dù có nhiều loại khác nhau nhưng nước súc miệng chỉ có tác dụng hạn chế sâu răng, sát khuẩn chứ không chữa được sâu răng hay làm trắng răng như một số người nhầm hiểu. Vì vậy, cần thăm khám răng theo định kì để luôn duy trì tình trạng sức khỏe răng miệng tốt
DS. Tâm Trang
Theo Sức khỏe & Đời sống
Những mẹo chữa bệnh có thể khiến bạn lợn lành thành lợn què Bôi tinh dầu lên vết bỏng, cắt mụn cơm, mụn cóc hay dùng xăng, dầu hỏa để chữa chấy... là những mẹo chữa bệnh sai lầm mà nhiều người mắc phải. Khi gặp phải tai nạn hay sự cố, nhiều người thường tìm cách sơ cứu hay sử dụng một số mẹo chữa bệnh tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên tránh một số...