Trung Quốc phát hiện lượng lớn quần áo trẻ em chứa chất có hại
Theo phóng viên tại Trung Quốc, kết quả phân tích, xét nghiệm một số mẫu quần áo trẻ em lưu hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) do Cục Công Thương thành phố Quảng Châu công bố ngày 27/5, cho thấy trong số 138 mẫu lấy ngẫu nhiên thì có tới 42 mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, chiếm 30%
Trong đợt kiểm tra, xét nghiệm lần này, có 2 mẫu sản phẩm chứa hàm lượng hợp chất amin thơm có thể gây ung thư vượt tiêu chuẩn. Nếu chất này ngấm qua da vào cơ thể có thể khiến người sử dụng bị ung thư.
Quảng Châu được coi là “thiên đường đồ nhái”
Ngoài ra, cũng có hơn 10 mẫu có nồng độ pH vượt tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ pH trong quần áo quá cao hay quá thấp đều có thể làm mất cân bằng độ pH của da, khiến da trở nên rất nhạy cảm, rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công.
Trong số các mẫu quần áo lấy phân tích, có 31 mẫu có hàm lượng thành phần sợi không đạt tiêu chuẩn. Đáng chú ý, rất nhiều mẫu quần áo trẻ em không đạt tiêu chuẩn chất lượng này lại được bán tại các siêu thị bách hóa nổi tiếng của Quảng Châu.
Cục Công Thương thành phố Quảng Châu đã tiến hành xử phạt những người tiêu thụ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, đồng thời yêu cầu nhà tiêu thụ cũng như nhà sản xuất ngừng bán những sản phẩm này, xử lý theo pháp luật những người không chấp hành quy định.
Theo Vietnam
Video đang HOT
Gia hạn nộp thuế đến 2 năm với doanh nghiệp bị đập phá
Đồng loạt các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do hành vi quá khích, đập phá nhiều người gây ra trong hoạt động phản đối Trung Quốc vừa được Chính phủ quyết định. Dùng quỹ bảo hiểm bồi thường thiệt hại, miễn, giảm thuế, hỗ trợ lao động thiếu hụt, nợ lương...
Ngày 20/5/2014, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp bàn về giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra tại một số địa phương. Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, đại diện lãnh đạo các Bộ Ngoại giao, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội và đại diện lãnh đạo các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, sau sự việc, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội đã được bảo đảm. Hầu hết các doanh nghiệp đã trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.
Chính phủ cũng tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp cần thiết theo đúng pháp luật và các cam kết quốc tế để bảo đảm an ninh và an toàn tuyệt đối cho các cơ quan, doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt Nam.
Để giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, phát triển sản xuất kinh doanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, Bộ Ngoại giao tiếp tục thông báo đầy đủ cho các quốc gia và vùng lãnh thổ về thực trạng tình hình và sự chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam, đề nghị các nước động viên, khuyến khích các doanh nghiệp yên tâm tiếp tục đầu tư và sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Các Bộ, ngành, địa phương sớm khắc phục hậu quả, phát triển sản xuất kinh doanh, trực tiếp làm việc cùng doanh nghiệp trên tinh thần xây dựng, thực hiện mọi giải pháp phù hợp nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp. Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh, thành có doanh nghiệp bị thiệt hại phải cử cán bộ làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp để nắm chắc thực tế tình hình, đồng thời công bố ngay bộ phận đầu mối tiếp nhận, giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính (nhất là hỗ trợ khôi phục, xác nhận, cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ) phục vụ cho việc xác định giá trị tài sản bị thiệt hại và áp dụng các chính sách, chế độ liên quan. Trường hợp hồ sơ, tài liệu, chứng từ bị mất, cho phép các cơ quan thực hiện dựa trên cam kết của doanh nghiệp và hậu kiểm.
Miễn, giảm, giãn thuế, tiền sử dụng đất
Với Bộ Tài chính, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu hướng dẫn doanh nghiệp bảo hiểm xác định thiệt hại để thực hiện bồi thường theo thủ tục đơn giản, rút gọn; ứng trước tiền bồi thường đối với những trường hợp đã xác định rõ thuộc phạm vi, đối tượng được bảo hiểm.
Căn cứ thiệt hại thực tế của doanh nghiệp, các đơn vị hải quan, thuế thực hiện việc gia hạn thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế; gia hạn thời hạn nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với số phát sinh trước tháng 5 năm 2014 mà chưa nộp, tương ứng với mức độ thiệt hại. Thời gian gia hạn tối đa là 2 năm, không phạt chậm nộp đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại.
Miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với những khoản thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hoá bị tổn thất; cho phép thông quan các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp bị thiệt hại đang có nợ thuế cũng là một hướng gợi ý của Thủ tướng.
Cơ quan thuế cũng nhận được chỉ đạo khẩn trương thực hiện việc khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bị thiệt hại mà không được bồi thường, bao gồm cả trường hợp không còn chứng từ, hoá đơn.
Đối với phần giá trị thiệt hại không được bồi thường và phần trả lãi vay góp vốn điều lệ cho việc khắc phục hậu quả thiệt hại, doanh nghiệp cũng được kê khai vào chi phí, được trừ khi xác định thu nhập tính thuế.
Các doanh nghiệp cũng được giảm tối đa 30% số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong năm 2014 nhưng không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường.
Ngoài ra, UBND các tỉnh thành cũng được chỉ đạo thực hiện việc miễn, giảm tiền thuê đất đối với doanh nghiệp bị thiệt hại. Trường hợp doanh nghiệp bị thiệt hại thuê hạ tầng gắn với quyền sử dụng đất thì miễn, giảm tiền thuê đất cho công ty kinh doanh hạ tầng; số tiền này được khấu trừ tương ứng vào tiền thuê hạ tầng của doanh nghiệp bị thiệt hại.
Lấy bảo hiểm thất nghiệp trả lương cho lao động
Về mặt nhân lực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ LĐ,TB&XH chỉ đạo các địa phương có các biện pháp thích hợp để hỗ trợ, cung ứng lao động, thay thế kịp thời cho lực lượng lao động bị thiếu hụt. Bộ Công an tạo mọi điều kiện thuận lợi để cấp thị thực nhập cảnh nhanh cho nhà đầu tư và lao động nước ngoài vào Việt Nam đối với những doanh nghiệp bị thiệt hại và có nhu cầu bổ sung lao động nước ngoài.
Để đáp ứng yêu cầu cấp bách về lao động, Thủ tướng cho phép áp dụng ngay quy định chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam chỉ cần có trình độ đại học, cử nhân trở lên hoặc có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dự kiến làm việc. Đối với việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên thì chỉ cần Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại chưa thể hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại và không có khả năng trả tiền lương cho người lao động từ tháng 4 - 6/2014, Bộ LĐ-TB&XH cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chỉ đạo rà soát danh sách, vận dụng quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp để giải quyết cho người lao động phần tiền lương còn nợ.
Ngân hàng Nhà nước được giao việc chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động, tích cực có các biện pháp kịp thời, cần thiết để tháo gỡ khó khăn trong quan hệ giao dịch, vay vốn nhằm giúp các doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương chỉ đạo điều tra làm rõ và xử lý nghiêm những người có hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời tích cực truy tìm, thu hồi và trả lại tài sản, các thiết bị kỹ thuật bị mất cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
P.Thảo
Theo Dantri
Cả trăm bao tải chứa chất lạ in chữ TQ dạt vào biển Những ngày gần đây, ngư dân tại các huyện ven biển của tỉnh Thanh Hóa liên tục phát hiện nhiều bao tải to bằng bao xi măng, bên ngoài in chữ Trung Quốc, bên trong có chứa chất lạ bốc mùi hôi thối nồng nặc. Ngư dân tại các huyện như: Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) cho biết,...