Trung Quốc: Phát hiện lăng mộ hoàng đế khai quốc triều Bắc Chu
Lăng mộ Hiếu Mẫn Đế, vị hoàng đế khai sinh triều đại Bắc Chu (557 – 581), được tìm thấy gần TP Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây – Trung Quốc.
Theo Heritage Daily, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật ở khu vực gần đường cao tốc sân bay ở TP Hàm Dương (tỉnh Thiểm Tây) và tìm thấy một con mương dài 147 m, dẫn đến một ngôi mộ được định hướng theo trục Bắc – Nam.
Các cấu trúc lăng mộ Hiếu Mẫn Đế vừa được khai quật – Ảnh: Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc
Ngôi mộ chứa các đồ tang lễ bị xáo trộn, bao gồm bình gốm và nhiều bức tượng nhỏ mô tả các chiến binh, đơn vị kị binh, một con lạc đà cùng những sinh vật không thể nhận dạng được. Đáy lăng mộ sâu 10 m.
Nhóm nghiên cứu còn phát hiện một văn bia có dòng chữ ám chỉ đến tên “ Vũ Văn Giác” – tên khai sinh của Hiếu Mẫn Đế.
Video đang HOT
Theo thông cáo báo chí của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), việc phát hiện ra lăng mộ của Hiếu Mẫn Đế có ý nghĩa rất lớn. Đây là ngôi mộ thứ hai của hoàng đế Bắc Chu từng được tìm thấy, sau lăng Hiểu Linh của Vũ Đế.
Các ghi chép cổ đại cho biết Hiếu Mẫn Đế lên ngôi khi mới 15 tuổi, lấy Trường An làm kinh đô. Tuy nhiên, ông chỉ tại vị được chưa đầy một năm thì bị phế truất, sau đó bị ám sát.
Khi lên ngôi, vị hoàng đế khai quốc này không sử dụng tước hiệu “Hoàng đế” như các triều đại trước mà tự xưng là “Thiên vương”.
Giật mình với hài cốt khổng lồ trong lăng mộ Trung Quốc 2.100 năm
Hài cốt khác thường của nhiều loài sinh vật to lớn vừa được tìm thấy trong quần thể lăng mộ của Hán Văn Đế (202-157 trước Công nguyên) gần TP Tây An, Thiểm Tây - Trung Quốc.
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Khảo cổ học Trung Quốc, trong đó đáng chú ý nhất là một bộ xương khổng lồ, hoàn toàn nguyên vẹn được đặt trong một cấu trúc bằng gạch hướng thẳng về nơi an nghỉ của Hán Văn Đế.
Xương sống khổng lồ được khai quật trong một cấu trúc gạch hướng thẳng về nơi an nghỉ của Hán Văn Đế - Ảnh: VIỆN KHẢO CỔ HỌC TRUNG QUỐC
Tờ Ancient Origins dẫn lời nhà nghiên cứu Hu Songmei từ Học viện Khảo cổ học Thiểm Tây, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết họ đã đối chiếu bộ hài cốt này với các loài hiện đại và xác định nó là một con gấu trúc Tần Lĩnh đặc biệt quý hiếm.
Gấu trúc Tần Lĩnh có nguồn gốc từ dãy núi cùng tên, ranh giới tự nhiên giữa Nam - Bắc Trung Quốc. Loài này thuộc nhóm gấu trúc khổng lồ, bị cô lập về mặt địa lý dẫn đến nhiều khác biệt về hình thái và di truyền so với gấu trúc khổng lồ Tứ Xuyên.
Chúng có bộ lông màu nâu và trắng chứ không phải đen - trắng như các loài gấu trúc khác. Đặc biệt hơn, một bộ hài cốt gấu trúc tương tự cũng được tìm thấy trong lăng mộ của Bạc Hoàng thái hậu, mẹ của Hán Văn Đế.
Trong quá khứ, gấu trúc được coi là một sinh vật tôn quý, hay được dâng làm lễ vật cho hoàng gia và các chức sắc nước ngoài có mối giao hảo. Đó có lẽ là lý do nó xuất hiện ở vị trí đặc biệt trong các lăng mộ hoàng gia.
Ngoài gấu trúc khổng lồ, các nhà khoa học cũng phát hiện hài cốt một loạt sinh vật quý hiếm khác như hổ, heo vòi, trâu, linh dương sừng, sơn dương, bò Tây Tạng... Điều này cho thấy dường như người ta đang xây dựng một "vườn thượng uyển" ở thế giới bên kia cho Hán Văn Đế.
Gấu trúc thông thường (trái) và gấu trúc Tần Lĩnh với bộ lông nâu - trắng - Ảnh: GLOBAL TIMES
Quần thể lăng mộ Hán Văn Đế - Ảnh: CCTV
Nhà nghiên cứu Wu Xianzhu từ Viện Nghiên cứu khảo cổ tỉnh Hồ Bắc nhận định sự hiện diện của hài cốt gấu trúc vẫn là đáng chú ý nhất, nhấn mạnh mối liên hệ cổ xưa giữa con người và sinh vật này.
Theo ước tính gần đây, hiện chỉ có khoảng 300-400 con gấu trúc Tần Lĩnh quý hiếm còn tồn tại trong tự nhiên.
Bí ẩn bức tượng nằm ngửa, hai tay chống đất trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng Bức tượng đất nung có tư thế kỳ lạ trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng khiến các nhà khảo cổ học vô cùng kinh ngạc. Đội quân đất nung được coi là một phần của quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Việc tìm thấy đội quân đất nung vào tháng...