Trung Quốc: Phát hiện 21 ngôi mộ từ triều Tây Hán
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc vừa khai quật 21 ngôi mộ có niên đại từ triều Tây Hán (202 trước Công nguyên – 25 sau Công nguyên) ở thành phố Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, miền Trung nước này.
Trao đổi với báo giới, ông Zhou Baodong, người đứng đầu dự án khai quật, cho biết các ngôi mộ này đều là hố đất và được chia thành 2 loại, mộ có lối đi và loại không có lối đi. Nhiều ngôi mộ được tìm thấy nằm cạnh nhau có thể là những mộ chung dành cho các cặp vợ chồng hoặc các thành viên gia đình.
Đáng chú ý, các nhà khảo cổ học tìm thấy một ngôi mộ đặc biệt trong nhóm mộ. Theo suy đoán, đó có thể là một cấu trúc hai tầng, hiếm gặp tại tỉnh Hồ Nam. Ông Zhou nhấn mạnh: “Nếu suy đoán của chúng tôi là đúng, ngôi mộ này sẽ cung cấp thông tin quan trọng để nghiên cứu sự phát triển và phân bố của những ngôi mộ hai tầng vào thời nhà Hán”.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy tổng cộng có 234 đồ tùy táng được chôn cất chủ yếu là đồ gốm trong các ngôi mộ.
Do khoảng cách gần nhau và niên đại tương đồng của các ngôi mộ, các nhà khảo cổ học cho rằng đây có thể là những ngôi mộ phụ của một lăng mộ hoàng gia cổ đại. Ông Zhou khẳng định các phát hiện mới này có thể cung cấp thông tin cơ bản để nghiên cứu hệ thống mai táng ở khu vực này vào thời Tây Hán.
Video đang HOT
Chiến sự Ukraine: EU dọa trừng phạt Nga nặng chưa từng thấy, Trung Quốc kêu gọi đàm phán
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc, vụ Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2 được xếp vào hàng "những giờ phút đen tối nhất đối với châu Âu" trong gần 80 năm.
Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu phụ trách Chính sách Đối ngoại Josep Borrell. Ảnh CNN
Phát biểu với các phóng viên, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell nhấn mạnh: "Đây là một trong những thời điểm đen tối nhất đối với châu Âu kể từ khi Thế chiến II kết thúc".
Ông Borrell cam kết EU sẽ "hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine," cũng như hỗ trợ các nỗ lực sơ tán, bao gồm cả các nhân viên EU.
Phát biểu cùng Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen, ông Borrell cho biết các biện pháp trừng phạt từ khối 27 thành viên chống lại Nga sẽ là "gói trừng phạt khắc nghiệt nhất từng được thực hiện".
Chủ tịch EU Von der Leyen cho biết, bà sẽ trình các biện pháp trừng phạt "lớn và chiến lược" nhắm vào Nga để phê duyệt vào cuối ngày hôm nay 24/2.
Về phần mình, Trung Quốc kêu gọi đàm phán về Ukraine và chấp nhận nhập khẩu lúa mì từ Nga
Trung Quốc cũng lặp lại lời kêu gọi đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Trung Quốc đã không chỉ trích dịch quân sự của Nga và Bắc Kinh đã chấp thuận nhập khẩu lúa mì của Nga - động thái được các nhà phân tích nói rằng có thể giúp giảm tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên rằng "vấn đề Ukraine rất phức tạp trong bối cảnh lịch sử của nó... Những gì chúng ta đang thấy ngày nay là sự tác động lẫn nhau của các yếu tố phức tạp".
"Chúng tôi vẫn hy vọng rằng các bên liên quan sẽ không đóng cánh cửa hòa bình mà thay vào đó là đối thoại và tham vấn và ngăn chặn tình hình leo thang hơn nữa", bà Hoa Xuân Oánh nói.
Bà Hoa Xuân Oánh cũng cho biết, mặc dù Trung Quốc không tán thành việc Tổng thống Vladimir Putin công nhận độc lập cho các khu vực ly khai ở miền đông Ukraine hay quyết định của ông Putin để cử lực lượng Nga tới đó, nhưng nhấn mạnh thêm rằng Trung Quốc "kêu gọi các bên tôn trọng các mối lo ngại an ninh chính đáng của người khác".
"Tất cả các bên nên làm việc vì hòa bình thay vì làm leo thang căng thẳng hoặc thổi phồng khả năng xảy ra chiến tranh", bà Hoa nói, lặp lại ngôn ngữ mà Trung Quốc sử dụng để chỉ trích phương Tây trong suốt cuộc khủng hoảng Ukraine (thổi phồng khả năng xảy ra chiến tranh).
"Những người đang lên án người khác, họ đã làm gì? Họ đã thuyết phục người khác chưa?", Bà Hoa nói.
Theo AP, trong tuyên bố của mình, bà Hoa Xuân Oánh không lên án hành động của Nga hay chỉ trích trực tiếp việc điều động các lực lượng Nga vào Ukraine.
"Gạo nước biển" - giải pháp mới để giải quyết vấn đề thiếu lương thực của Trung Quốc Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển những giống lúa chịu mặn có thể giúp cung cấp thức ăn cho 80 triệu người. Trung Quốc tìm ra giải pháp đối phó với vấn đề an ninh lương thực? Ảnh: Sputnik Trái đất nóng lên khiến mực nước biển dâng cao, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhân loại nói...