Trung Quốc phấp phỏng khi Philippines lấp lửng với Mỹ?
Thỏa thuận hợp tác quốc phòng MỹPhilippines bị trì hoãn sẽ khiến Mỹ hoài nghi còn Trung Quốc được dịp mở cờ trong bụng.
Theo hãng tin Reuters, thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Philippines sau một năm ký kết vẫn chưa được thực hiện, và có thể phải đối mặt với một trở ngại chính trị mới ở Manila. Thỏa thuận này được coi là bước đi nhằm đối phó lại sức mạnh hải quân đang tăng lên của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thỏa thuận cho quân đội Mỹ cơ hội tiếp cận lớn hơn với các căn cứ quân sự của Phillipines và được phép xây dựng các cơ sở lưu trữ nhiên liệu và trang thiết bị hải quân, song nó đã bị trì hoãn thực hiện sau khi các nhân vật đối lập lên tiếng phản đối tính hợp hiến của nó tại Tòa án Tối cao Phillipines vào năm ngoái.
Tòa án có thể sẽ đưa ra phán quyết trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm Manila và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 11 tới.
Binh sĩ Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung tại Palawan, Philippines
Thỏa thuận nói trên, với tên gọi là Thỏa thuận Hợp tác Tăng cường Quốc phòng (EDCA), đã được ký chỉ vài ngày trước chuyến thăm Manila lần trước của Tổng thống Obama vào tháng 4/2014.
Video đang HOT
Một rắc rối khác nữa là 13 trong số 24 Thượng nghị sĩ của Thượng viện Philippines vừa ký một dự thảo nghị quyết khẳng định Thượng viện phải xem xét thỏa thuận này trước khi nó có hiệu lực. Thượng nghị sĩ Miriam Santiago – tác giả chính của nghị quyết này – cho biết: “Trong nghị quyết, chúng tôi nói rằng chúng tôi sẽ không để quyền lực của Thượng viện bị hủy hoại.”
Nghị quyết trên sẽ được công bố vào cuối tháng 7/2015, khi Thượng viện tái nhóm họp sau kỳ nghỉ. Theo các chuyên gia chính trị Philippines, mặc dù một nghị quyết của Thượng viện sẽ không bó buộc Tổng thống Benigno Aquino song sẽ tạo nên áp lực đối với ông để các Thượng nghị sĩ được thảo luận về thỏa thuận, khiến nó lại tiếp tục bị trì hoãn thực hiện.
Theo các chuyên gia, việc tiếp tục trì hoãn thực hiện thỏa thuận sẽ khiến Washington ngạc nhiên bởi Manila đang lớn tiếng nhất trong việc chỉ trích Bắc Kinh trong tranh chấp trên Biển Đông và đang thúc giục Mỹ phải tỏ ra quyết đoán hơn trong việc phản đối hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc.
Philippines vì những lý do nội bộ đang tỏ thái độ thiếu kiên quyết trong hợp tác quân sự với Mỹ
Các thượng nghị sĩ cho biết họ cũng muốn xem xét một thỏa thuận đang được đàm phán với Tokyo cho phép máy bay quân sự và tàu hải quân của Nhật Bản được sử dụng các căn cứ tại Philippine để tiếp nhiên liệu và nhận đồ tiếp tế. Thượng viện Philippines từng phê chuẩn các thỏa thuận quân sự trước của Phillipines, trong đó có thỏa thuận an ninh với Mỹ từ hơn chục năm trước.
Tổng thống Aquino cho rằng EDCA chỉ cần được sự phê chuẩn của nhà nước bởi nó bổ sung cho các thỏa thuận an ninh hiện thời.
Tuy nhiên, EDCA sẽ đưa mối quan hệ này tiến thêm một bước, một phần là qua việc cho phép quân đội Mỹ khả năng tiếp cận lớn hơn tới Philippines. Ví dụ, theo lời tổng tư lệnh Philippines hồi tháng 4/2015, Washington muốn sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines tại 8 địa điểm để luân chuyển quân đội, máy bay và tàu. Một trong số này là căn cứ trên đảo Palawan, với khoảng cách 160km từ quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc xây dựng nhân tạo 7 tiền đồn để có thể tập trung sức mạnh nhằm vào trung tâm biển của Đông Nam Á.
Thỏa thuận cũng sẽ cho phép quân đội Mỹ xây dựng cơ sở hạ tầng như doanh trại, kho hậu cần và kho nhiên liệu cho các đơn vị ghé qua.
Chuyên gia về Đông Nam Á Ernest Bower thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington cho rằng bất sự trì hoãn EDCA sẽ là một tín hiệu cho Bắc Kinh thấy Manila chưa chắc chắn trong mối liên minh của mình với Mỹ. Bản thân Mỹ cũng sẽ phải đặt câu hỏi rằng liệu Philippines có thực sự nghiêm túc trong quan hệ liên minh với Mỹ hay không?
Thái Bảo
Theo_Báo Đất Việt
Con đường Tơ lụa của Trung Quốc có thành viên châu Âu đầu tiên
Hungary trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên ký kết thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc dự án Con đường Tơ lụa mới, Reuters dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Dự án Con đường Tơ lụa của Chủ tịch Tập Cận Bình đã tìm thấy đối tác châu Âu đầu tiên - Ảnh: Reuters
Dự án Con đường Tơ lụa mới - còn gọi là Một vành đai, một con đường - vừa có bước tiến quan trọng. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao - Thương mại Hungary, ông Peter Szijjarto vừa ký một biên bản ghi nhớ để hợp tác phát triển thương mại và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hôm 6.6 tại thủ đô Budapest (Hungary), theo Reuters. Theo đó, Hungary hy vọng sẽ hợp tác với Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt nối giữa Hungary và Serbia.
Một tuyên bố đăng trên website Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hoan nghênh các nước châu Âu hướng về phía đông, tăng cường hợp tác với Trung Quốc cũng như các nước châu Á khác.
Con đường Tơ lụa là sáng kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lấy sự hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho một vành đai kinh tế mới. Dự án tham vọng xuyên qua châu Á và làm cầu nối thương mại khắp thế giới, sẽ chạy sang châu Âu và châu Phi tạo ra một "vòng tròn kinh tế sôi động".
Hungary là nước châu Âu đầu tiên đạt thỏa thuận tham gia dự án này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng thành công của Hungary sẽ thu hút thêm nhiều nước châu Âu khác có cái nhìn thiện cảm hơn với dự án của Bắc Kinh.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Thủ tướng Ấn Độ thăm Bangladesh: Yên được một phương Hơn 20 thỏa thuận hợp tác được ký kết với giá trị thương mại và đầu tư nhiều tỉ USD là bằng chứng sinh động cho thấy chuyến thăm Bangladesh của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi rất thành công. Thủ tướng Bangladesh, bà Sheikh Hasina (phái) đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Sân bay quốc tế Shahjalal ở thủ đô...