Trung Quốc phản ứng sau khi Mỹ triển khai đơn vị không gian tại Nhật
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 26.12 đã có phản ứng sau khi Lực lượng Không gian Mỹ (USSF) lần đầu tiên triển khai một đơn vị tại Nhật Bản.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Trương Hiểu Cương ngày 26.12 cáo buộc Mỹ “tiếp tục mở rộng năng lực quân sự không gian, củng cố các liên minh quân sự không gian và kích động chạy đua vũ trang không gian”, theo tờ South China Morning Post.
Chuẩn tướng Anthony Mastalir, Chỉ huy Lực lượng Không gian Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trao cờ cho đại tá Ryan Laughton (phải), chỉ huy mới của Lực lượng Không gian Mỹ-Nhật Bản, trong lễ kích hoạt và tiếp nhận quyền chỉ huy tại Căn cứ Không quân Yokota (Nhật Bản) ngày 4.12. ẢNH: KHÔNG QUÂN MỸ
Ông Trương còn nói rằng các hành động của Mỹ đã “gây nguy hiểm cho sự ổn định chiến lược toàn cầu”. “Chúng tôi kêu gọi Mỹ nghiêm túc xem xét các hành động nguy hiểm của mình trong lĩnh vực không gian, ngừng kích động các cuộc đối đầu trong không gian và ngừng lan truyền những thông tin sai lệch”, ông Trương nhấn mạnh.
Ông Trương cho biết Trung Quốc phản đối việc quân sự hóa không gian vũ trụ và cam kết thực hiện các hoạt động hòa bình tại đó.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Mỹ cũng như Nhật Bản đối với phát ngôn trên của ông Trương.
Trước đó, USSF ngày 4.12 đã ra mắt một đơn vị tại Căn cứ Không quân Yokota ở phía tây Tokyo, với mục đích tăng cường khả năng phòng thủ không gian và răn đe song phương, theo Kyodo News. Đây là đơn vị đầu tiên của USSF được triển khai tại Nhật Bản.
Trong buổi lễ kích hoạt đơn vị nói trên, chuẩn tướng Anthony Mastalir, Chỉ huy USSF tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhấn mạnh: “Lực lượng Không gian Mỹ tại Nhật Bản sẽ đóng vai trò là trọng tâm để tăng cường hợp tác và đồng bộ giữa Mỹ và Nhật Bản trong vấn đề an ninh quốc gia”.
Đơn vị mới của USSF dự kiến sẽ tăng cường khả năng giám sát không gian và cảnh báo tên lửa của Nhật Bản bằng cách cung cấp tư vấn và chuyên môn, đồng thời đảm bảo phối hợp nhịp nhàng với phía Nhật Bản.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Nhật Bản Nakatani Gen đã khẳng định việc thành lập đơn vị USSF nói trên trong cuộc họp vào tháng trước tại Úc, theo Kyodo News.
Vào năm 2022, một đơn vị của USSF đã được triển khai tại Hàn Quốc, trong bối cảnh Washington và các đồng minh tìm cách chống lại công nghệ ngày càng tiên tiến mà Trung Quốc, Nga và CHDCND Triều Tiên đang triển khai, theo South China Morning Post.
Châu Âu bất an trước năng lực không gian của Trung Quốc
Trung Quốc đang nổi lên như một đối thủ chiến lược toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực không gian.
Tên lửa đẩy Trường Chinh-7 Y6 được phóng từ bãi phóng tàu vũ trụ Văn Xương thuộc tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, và mang theo tàu chở hàng Thiên Châu-5. Ảnh: THX/TTXVN
Sự trỗi dậy này tạo ra thách thức đối với nhiều nước, khi Bắc Kinh đầu tư mạnh mẽ vào chương trình vũ trụ để cạnh tranh với Mỹ và vượt qua Nga.
Bản chất lưỡng dụng của công nghệ vũ trụ, kết hợp với chiến lược hợp nhất quân sự - dân sự (MCF), làm dấy lên lo ngại về tiềm năng sử dụng không gian cho các mục đích đ.e dọ.a hỗn hợp.
Răn đe hỗn hợp: Định nghĩa và Bản chất
Theo Trung tâm châu Âu, các mối đ.e dọ.a hỗn hợp là những hành động phối hợp, nhắm vào lỗ hổng hệ thống, khai thác sự mơ hồ và ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định. Không gian, một lĩnh vực trọng yếu cho nhiều hoạt động, đang ngày càng trở thành một mặt trận của các mối đ.e dọ.a này.
Trung Quốc coi không gian là lĩnh vực then chốt để đạt các mục tiêu chiến lược: bảo vệ biên giới, ngăn chặn ảnh hưởng bên ngoài ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và định hình trật tự quốc tế.
Mặc dù tuyên bố sử dụng không gian cho mục đích hòa bình, nhưng các năng lực vũ trụ đang phát triển, bao gồm cả tình báo, đang củng cố sức mạnh và khả năng răn đe của Trung Quốc.
Trung Quốc đang hiện đại hóa Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), hướng tới mục tiêu trở thành quân đội đẳng cấp thế giới vào năm 2049. Các khoản đầu tư vào tình báo vệ tinh và cơ sở hạ tầng không gian nhằm số hóa PLA, chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh thông tin hóa và các hoạt động răn đe hỗn hợp.
Khái niệm chiến tranh hệ thống của PLA xem xung đột như một nỗ lực liên tục để làm suy yếu đối thủ.
Xu hướng và hoạt động của năng lực vũ trụ Trung Quốc
Trung Quốc đang ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng không gian, bao gồm các sứ mệnh có người lái, chương trình thám hiểm mặt trăng, giám sát không gian sâu và trạm vũ trụ Thiên Cung.
Mạng lưới vệ tinh ngày càng mở rộng, bao gồm các chức năng liên lạc (SATCOM), quan sát Trái Đất (EO), tình báo (ISR), và định vị (PNT).
Số lượng vệ tinh do thám của Trung Quốc đã vượt qua Nga và gần bằng tổng của phần còn lại thế giới (không kể Mỹ).
Năm 2022, Trung Quốc thực hiện 64 vụ phóng, đứng thứ hai thế giới. Các vệ tinh này không chỉ phục vụ mục đích quân sự mà còn cho mục đích dân sự, mặc dù nhiều chiếc được dùng để thu thập tình báo và tham gia vào các hoạt động khác.
Trung Quốc đầu tư mạnh vào tình báo không gian, phát triển khả năng giám sát và theo dõi không gian (SST) và nhận thức tình huống không gian (SSA). Dù mạng lưới radar và kính thiên văn của họ chủ yếu đặt trong biên giới, họ vẫn có năng lực che giấu các hoạt động trên mặt đất và nhắm vào các tài sản không gian của nước ngoài.
Trung Quốc phát triển nhiều năng lực phản không gian, bao gồm tên lửa chống vệ tinh (ASAT), chiến tranh mạng, chiến tranh điện tử và các hoạt động trên quỹ đạo. Các nhiệm vụ tiếp cận gần các vệ tinh nước ngoài có thể là cơ hội để do thám, phá hoại, đán.h cắp công nghệ và gây sức ép.
Chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy thương mại hóa không gian, các công ty tư nhân đầu tư mạnh vào thị trường phóng. Hầu hết công ty vũ trụ thương mại ở Trung Quốc đều có liên kết với nhà nước, một xu hướng được gọi là "thương mại hóa đặc trưng Trung Quốc".
Chiến lược MCF ưu tiên các chương trình dân sự có lợi cho quân đội và phát triển công nghệ lưỡng dụng, nhưng vẫn còn nhiều rào cản thực tế.
Đầu tư mạnh vào EO và SSA của Trung Quốc đang góp phần vào các mối răn đe hỗn hợp. Các vệ tinh cảm biến từ xa thu thập nhiều dạng tình báo. Sự hội tụ của EO/ISR, SATCOM, PNT và các công nghệ viễn thông mặt đất đang tạo ra lượng lớn dữ liệu địa lý và tình báo nguồn mở. Điều này mở rộng đến Vạn vật kết nối (Internet of Things) và các hệ thống thông minh khác, phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng không gian.
Nỗ lực phát triển vệ tinh của Trung Quốc có tác động lớn đến năng lực C4ISR của họ. PLA kết hợp công nghệ thông tin và các hoạt động mạng, với không gian là nền tảng. Mạng thông tin không gian-mặt đất (SGIIN) tăng cường chia sẻ dữ liệu và rút ngắn chu trình quyết định.
Trung Quốc đang cố gắng khẳng định sự thống trị thông tin trong không gian, tạo ra một cách tiếp cận "hệ thống các hệ thống". Các vệ tinh do thám giám sát liên tục khu vực Tây Thái Bình Dương.
Sự phát triển công nghệ cho phép Trung Quốc kiểm soát kênh thông tin và thậm chí gây "mất điện" thông tin. Bắc Kinh cũng đang tìm cách định hình các tiêu chuẩn và quản trị không gian.
Ngày 4/6/2024, tàu vũ trụ Thường Nga-6 của Trung Quốc đã rời bề mặt Mặt Trăng, mang theo các mẫu vật thu thập được từ phần tối của hành tinh này. Ảnh: THX/TTXVN
Hệ quả đối với EU và NATO
Các mối răn đe hỗn hợp đang tiến triển nhanh chóng, đòi hỏi các biện pháp chủ động, hợp tác và toàn diện. Dù Trung Quốc chưa thể cạnh tranh với Starlink, nhưng họ đang dần đạt được mục tiêu.
Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có lợi thế nhờ ngành công nghiệp không gian thương mại phát triển. Họ cần cung cấp các dịch vụ sáng tạo cho các nước tham gia sáng kiến Vành đai con đường (BRI), tạo ra giải pháp thay thế cho các hệ thống của Trung Quốc.
Các quốc gia này nên chống lại các nỗ lực định hình tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Quốc. Để tăng cường khả năng phục hồi, cần cải thiện phòng thủ không gian mạng, nâng cao nhận thức, thực hiện các biện pháp đối phó kỹ thuật và điều chỉnh chiến thuật. Về răn đe, các biện pháp này cần kết hợp với đầu tư vào cơ chế có khả năng đáp trả.
Phát triển không gian của Trung Quốc đang tạo ra những kênh mới cho các mối răn đe hỗn hợp. Các mạng lưới và cơ sở hạ tầng vệ tinh cho phép Bắc Kinh kiểm soát kênh thông tin và gây ảnh hưởng đến nhiều đối tượng. Dù không thể ngăn chặn tất cả các mối răn đe hỗn hợp, các hành động kịp thời và phản ứng đúng lúc có thể tăng cường khả năng cạnh tranh của EU và NATO.
Trung Quốc lập kỷ lục thế giới mới về đi bộ ngoài không gian Các phi hành gia trên tàu vũ trụ Thần Châu 19 của Trung Quốc đã hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian với thời gian dài nhất thế giới. Theo Cơ quan vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), hai phi hành gia Thái Húc Triết và Tống Lệnh Đông đã kết thúc hoạt động ngoài không gian vào lúc 21...