Trung Quốc phản pháo phát biểu của ngoại trưởng Mỹ
Bắc Kinh lên tiếng đáp trả phát biểu mới đây của bà Hillary Clinton có liên quan tới tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi. Ảnh: Kyodo/AP
“Chúng tôi đã biết các thông tin liên quan và bày tỏ sự quan ngại về điều này. Theo những gì chúng tôi biết, về vấn đề Biển Đông, các nước thành viên ASEAN không tham gia tranh chấp và các nước ngoài khu vực này đều không liên quan tới các tranh chấp chủ quyền”, báo Philippines Star dẫn lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Phát biểu này được đăng trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines.
Video đang HOT
Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc cũng cho hay Bắc Kinh theo đuổi việc giải quyết tranh chấp thông quan thương lượng với các nước liên quan trực tiếp.
Phát biểu của ông Hồng là phản ứng đầu tiên của Trung Quốc đối với phát biểu gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Clinton. Trong một phiên điều trần tại Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại của Thượng viện Mỹ hôm 23/5, bà Clinton cho rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông vượt quá sự cho phép của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Tại phiên điều trần kể trên, ngoại trưởng Clinton cùng các tướng lĩnh quân sự Mỹ đã có lời đề nghị mạnh mẽ về việc Mỹ nên tham gia vào UNCLOS 1982. Bà Clinton cho rằng việc Mỹ không phê chuẩn công ước này làm suy yếu sự ủng hộ của Washington đối với các đồng minh trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Đối với vấn đề ở Biển Đông, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã khẳng định từ năm 2010 rằng dù không phải là một nước có liên quan tới tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này, nhưng Mỹ vẫn có lợi ích đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, cũng như tự do hàng hải tại các vùng nước vốn nằm trên tuyến đường biển trọng yếu của thương mại toàn cầu.
Trung Quốc thì muốn giới hạn việc giải quyết tranh chấp Biển Đông trong phạm vi các nước có tuyên bố chủ quyền liên quan. Trong khi đó Mỹ luôn kêu gọi một giải pháp đa phương đối với các tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông.
Trong một diễn biến khác, Bắc Kinh hôm qua tuyên bố hoanh nghênh đại sứ mới được chỉ định của Philippines, bà Sonia Brady và mong nhà ngoại giao này sớm sớm nhận nhiệm vụ.
“Chúng tôi hoanh nghênh chính phủ Philippines cử đại sứ tới Bắc Kinh càng sớm càng tốt, và chúng tôi tin rằng điều này sẽ giúp cải thiện những trao đổi giữa hai nước thông qua các kênh ngoại giao”, Xinhua dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Trung Quốc và Philippines có căng thẳng ngoại giao vì tranh chấp chủ quyền tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham từ đầu tháng trước. Không bên nào có dấu hiệu nhượng bộ, trong khi căng thẳng liên tục gia tăng với các diễn biến khác nhau.
Theo VNExpress
Lối thoái nào cho tranh chấp Philippines-Trung Quốc?
Tờ China Daily - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay (28/5) đăng tải một bài viết, trong đó tuyên bố sẽ dùng vũ lực ở Biển Đông nếu thấy cần thiết.
Tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông
Theo China Daily, Manila đang doạ dẫm Bắc Kinh bằng một loạt những hành động như quấy nhiễu tàu thuyền; tìm cách lôi kéo Mỹ vào tranh chấp Biển Đông; đặt lại tên đảo Hoàng Nham; khuấy động những cuộc biểu tình chống Trung Quốc...
Trung Quốc cho rằng, Philippines đang "ảo tưởng" về việc có thể giành giật đảo Hoàng Nham với nước này. Bài báo trên tờ China Daily khẳng định, trong thời quan qua, Trung Quốc đã luôn kiềm chế trong cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông với Philippines. Trong khi đó, Philippines lại đang "xâm lấn vào các hòn đảo, bãi cạn, vùng lãnh hải và cả nguồn lực của Trung Quốc ở Biển Đông".
Trung Quốc cũng thể hiện thái độ tức giận trước việc Philippines lôi bên thứ 3, cụ thể là Mỹ, vào cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Bài viết trên China Daily đã dùng những ngôn từ mạnh mẽ và quyết liệt nhằm chỉ trích Philippines. Theo tờ báo này, Manila đã cự tuyệt những đề nghị thân thiện của Bắc Kinh "trong việc gạt những tranh chấp sang một bên và cùng nhau phát triển".
Trung Quốc cho rằng, Philippines đang tận dụng chiến lược quay trở lại Châu Á của Mỹ để "làm lợi" cho họ ở Biển Đông. "Bất chấp sự kiềm chế của chúng tôi, Manila vẫn tiếp tục khiêu khích Trung Quốc. Rõ ràng, Philippines đang trở nên bạo gan hơn ở Biển Đông vì họ nghĩ rằng, họ có sự hậu thuận của sức mạnh quân sự Mỹ ở đằng sau", bài báo của China Daily đã viết như vậy.
Chưa hết, tờ China Daily còn cáo buộc, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đang hy vọng có thể doạ dẫm Trung Quốc nhờ dựa vào Mỹ. Bắc Kinh đã gửi lời cảnh báo đầy sắc lạnh đến Tổng thống Aquino rằng, "Trung Quốc sẽ không bao giờ bị doạ dẫm và sẽ dùng vũ lực để bảo vệ lãnh thổ nếu thấy cần thiết".
Lối thoái nào cho tranh chấp Philippines-Trung Quốc?
Nếu Philippines và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng với nhau ở Biển Đông thì cuộc đối đầu này rất có thể sẽ leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện. Đây không phải là lời cảnh báo "suông". Với những ngôn từ cứng rắn kèm theo một loạt hành động đầy kiên quyết của cả Manila và Bắc Kinh, có nhiều khả năng các bên trong cuộc xung đột ở Biển Đông sẽ "vượt qua lằn ranh đỏ".
Trong suốt cuộc đối đầu căng thẳng nhất kéo dài gần 2 tháng qua giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh tranh chấp ở bãi cạn Scarborough, người ta đã chứng kiến một Manila ngày càng quyết liệt và một Trung Quốc ngày càng cứng rắn.
Khác với những lần đụng độ trước, lần này, Philippines tỏ ra mạnh mẽ hơn rất nhiều. Nước này nhiều lần tuyên bố sẽ không lùi bước trong cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay với Trung Quốc. Điều đó được thể hiện rất rõ qua các động thái của giới lãnh đạo ở Manila trong thời gian qua.
Tổng thống Beningo Aquino III cũng như nhiều quan chức cấp cao khác của Philippines không ngần ngại chỉ trích, tố tội Trung Quốc bằng những ngôn từ mạnh mẽ, sắc nhọn. Sự cứng rắn của Manila khiến nhiều nước láng giềng Châu Á bất ngờ.
Việc Philippines có đủ dũng khí để đối đầu trực diện với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc được cho là có nguyên do. Thứ nhất, Philippines đang trông cậy vào sự giúp đỡ của Mỹ - cường quốc quân sự số 1 thế giới. Thứ hai, Manila tin rằng, trong cuộc đối đầu mới nhất ở Biển Đông hiện nay, họ sẽ nhận được sự ủng hộ của các nước cũng đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Về phần mình, Trung Quốc cũng thể hiện sự cứng rắn ở mức cao nhất vì cho rằng, Philippines đang đặt ra một thách thức lớn đối với việc đòi chủ quyền của nước này đối với Biển Đông. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng không thể không nổi giận trước việc Manila lôi kéo Mỹ vào cuộc tranh chấp hiện nay. Theo Trung Quốc, Philippines thường xuyên cố tình nhắc đến hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ là để hăm doạ nước này.
Với việc cả Trung Quốc và Philippines đều không ai chịu lùi bước, cuộc khủng hoảng ở Biển Đông hiện nay dường như không có lối thoát. Theo một số chuyên gia, cách duy nhất để tháo gỡ "ngòi nổ" này là Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc cùng ký vào Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC).
Trung Quốc và Philippines bắt buộc phải tận dụng kênh ASEAN và thông qua cơ chế COC để giải quyết cuộc đối đầu giữa họ. Đây rõ ràng là cách tốt nhất để họ vừa làm dịu được tình hình vừa có thể "giữ thể diện" cho mình.
Hồi tuần trước, trong cuộc họp ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia, các quan chức cấp cao của ASEAN đã hoàn thành việc phác thảo những điểm chính của COC. Sau khi được ASEAN nhất trí thông qua, Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông sẽ được đưa ra thảo luận với phía Trung Quốc. Nếu hai bên không nhất trí được với những nội dung đưa ra trong COC trước cuối năm nay thì tình hình Biển Đông được dự đoán là sẽ tiếp tục căng thẳng.
Theo VNMedia
Mỹ cảnh báo Trung Quốc về thái độ "hiếu chiến" ở Biển Đông Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về việc nước này có thể sẽ bị các nước khác phản ứng dữ dội nếu tiếp tục có thái độ "hiếu chiến" trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Trong bản báo cáo về sự phát triển quân sự của Trung Quốc năm 2012, Lầu Năm Góc cho rằng,...