Trung Quốc phản pháo Mỹ vì ‘gián điệp công nghệ’
Bắc Kinh chỉ trích báo cáo của một ủy ban quốc hội Mỹ cho rằng các sản phẩm của hai công ty lớn của Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ, đồng thời cảnh báo về hậu quả trong quan hệ thương mại đôi bên.
Văn phòng của công ty viễn thông Huawei tại Trung Quốc. Ảnh: AP
Trước đó, vào hôm thứ hai, Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ ra một báo cáo, cho rằng các sản phẩm của hai đại gia Trung Quốc là Huawei và ZTE có thể ăn cắp thông tin và chuyển về Trung Quốc. Các sản phẩm này đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực ở Mỹ, đặc biệt là viễn thông. Ủy ban tình báo khuyến cáo không nên tiếp tục dùng các linh kiện của hai hãng này trong các hệ thống công nghệ cao.
Shen Danyang, phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc, bình luận rằng báo cáo trên “vi phạm các nguyên tắc về thị trường tự do lâu đời của Mỹ, và sẽ làm xói mòn mối quan hệ hợp tác, phát triển giữa hai nước”. Theo ông Shen, bản báo cáo “chỉ dựa vào phỏng đoán chủ quan và vô căn cứ” và thể hiện “tàn dư Chiến tranh lạnh cũng như chủ nghĩa bảo hộ”.
Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng quốc hội Mỹ sẽ dẹp bỏ thành kiến, tôn trọng sự thật và làm nhiều hơn để thúc đẩy quan hệ thương mại Trung – Mỹ, chứ không nên làm điều ngược lại”.
Video đang HOT
Ủy ban tình báo Mỹ cho rằng hai công ty viễn thông Huawei và ZTE có mối quan hệ thân thiết với Quân đội Trung Quốc, và lo ngại vì điều đó.
Các chuyên gia an ninh của ngành tình báo cũng như lĩnh vực tư nhân từ lâu đã lo ngại rằng các hãng viễn thông có thể tạo “cửa sau” trong hệ thống của Mỹ, cho phép các gián điệp do thám thông tin. “Cửa sau” có thể được tạo ra bằng cách cài thẳng vào phần cứng của bảng mạch, vào phần mềm hoặc được tuồn vào trong mỗi lần nâng cấp trực tuyến.
Cả hai công ty đều bác bỏ cáo buộc, và Huawei cho rằng kết luận của tình báo Mỹ có động cơ chính trị.
Căng thẳng mới này nảy sinh trong bối cảnh cả Mỹ và Trung Quốc đều trong giai đoạn chuyển giao lãnh đạo. Tinh thần dân tộc dâng cao hơn ở Trung Quốc trong giai đoạn này, trong khi tại Mỹ thì một trong những chủ đề tranh luận sôi nổi trong vận động bầu cử chính là quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Đây là diễn biến mới nhất trong chuỗi các căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Mới đây, chính phủ của tổng thống Obama đã ra lệnh dừng một dự án đầu tư điện của Trung Quốc tại Mỹ, với lý do đe dọa an ninh. Phía Trung Quốc đã phản đối quyết định này.
Nhà Trắng năm ngoái cũng đưa ra một báo cáo, trong đó thể hiện mối lo ngại về vấn đề an ninh của mạng viễn thông Mỹ khi được vận hành bằng các thiết bị nước ngoài.
Mối quan hệ song phương có thể sẽ trở nên căng thẳng hơn nữa vì một báo cáo tình báo Mỹ sắp được công bố xoay quanh chủ đề vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ yếu tập trung vào Trung Quốc, Wall Street Journal dẫn lời những người soạn thảo báo cáo này nói.
Theo VNE
TQ siết kiểm tra hải quan với hàng Nhật
Trung Quốc đang tăng cường kiểm tra hải quan với hàng Nhật tại các cảng, nhiều công ty hôm 21/9 cho hay. Dường như, bất đồng ngoại giao về quần đảo tranh chấp đã lan sang quan hệ thương mại hàng tỷ USD giữa hai nước.
Một siêu thị Nhật ở TQ đóng cửa
Động thái trên diễn ra sau khi truyền thông quốc gia Trung Quốc cảnh báo trừng phạt kinh tế đối với việc Tokyo quốc hữu hóa một số đảo thuộc chuỗi đảo tranh chấp giữa hai nước là Senkaku/Điếu Ngư.
"Chúng tôi nhận được thông tin từ các nhân viên ở Trung Quốc rằng một số sản phẩm Nhật khi cập cảng Trung Quốc phải trải qua các thủ tục hải quan gắt gao", Tsutomu Suehara, phát ngôn viên công ty giao dịch Sojitz của Nhật cho hay. Tuy nhiên, người này nói thêm, "Điều đó không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của chúng tôi".
Hải quan Trung Quốc cũng có những hành động tương tự vào năm 2010 khi quan hệ hai nước xấu đi sau khi một ngư dân nước này. Vào thời điểm đó, Bắc Kinh đã áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với khoáng sản đất hiếm - một thành phần sống còn được dùng trong các sản phẩm công nghệ cao, từ tivi màn hình phẳng tới xe ô tô hybrid. Trung Quốc hiện kiểm soát hơn 95% thị trường đất hiếm toàn cầu.
"So với năm 2010, khi mọi sản phẩm của Nhật trở thành mục tiêu, thời điểm này, các mặt hàng bị ảnh hưởng ít hơn nhiều", ông Suehara nói. Hàng hóa của Sojitz bị kiểm tra chặt hơn tại các cảng Thiên Tân và Thanh Đảo.
Một công ty thương mại khác của Nhật là Itochu cho hay, họ đã nắm được thông tin về việc Trung Quốc tăng cường kiểm tra hải quan. Một phát ngôn viên Itochu cho hay: "Chúng tôi được biết việc kiểm tra hàng hóa từ Nhật đã được thắt chặt ở Thiên Tân, Thanh Đảo và nhiều cảng lớn khác".
Công ty vận tải MOL Logistics cho biết trong một thông báo rằng việc tăng cường kiểm tra hải quan là do quan hệ Trung Nhật đang xấu đi.
Khi được hỏi về việc Trung Quốc tăng kiểm tra hải quan, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nhật Yukio Edano nói, ông mong Trung Quốc sẽ cư xử theo những quy định quốc tế. "Chúng tôi đang thu thập thông tin và cố xác nhận nó. Chúng tôi sẽ có biện pháp thích hợp dựa trên tình hình".
Bất chấp thương mại hai chiều trị giá 342,9 tỷ USD vào năm ngoái, theo số liệu Trung Quốc, quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á vẫn trục trặc và có nhiều vướng mắc do những bất đồng về lãnh thổ và vấn đề quá khứ.
Theo VNN
Căng thẳng Trung - Nhật có nguy cơ thổi bay hàng trăm tỷ USD Những căng thẳng về biển đảo giữa Nhật và Trung Quốc đang đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước đến bờ vực nguy hiểm khi hàng loạt doanh nghiệp Nhật phải ngừng hoạt động. Hơn 340 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương có nguy cơ bị thổi bay. Suốt từ hai tuần nay căng thẳng liên quan đến chủ quyền...