Trung Quốc “phản pháo” kế hoạch hỗ trợ binh lính nước ngoài của Nhật Bản
Trung Quốc đã kêu gọi Nhật Bản “duy trì con đường hoà bình” sau khi Tokyo tuyên bố kế hoạch thay đổi luật pháp nhằm cho phép nước này được hỗ trợ hậu cần cho các đồng minh tham chiến tại nước ngoài.
“Bắc Kinh hi vọng Tokyo sẽ có thái độ đúng đắn và làm theo đúng những gì đã cam kết bao gồm cả những điều trong Tuyên bố Murayama. Chúng tôi mong chờ Nhật Bản sẽ duy trì con đường hoà bình”, Cheng Yonghua, đại sứ Trung Quốc ở Nhật Bản nói với tờ China Daily.
Tuyên bố Murayama được đưa ra vào năm 1995 bởi Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama trong đó, ông đã xin thứ lỗi vì những thiệt hại và đau thương mà Tokyo đã gây ra cho những nước láng giềng châu Á vào Thế chiến II.
Ông Cheng Yonghua, đại sứ Trung Quốc ở Nhật Bản
Ông Cheng đưa ra lời phát biểu sau khi Nhật Bản có kế hoạch đưa ra đạo luật mới cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) cung cấp các hỗ trợ hậu cần cho đồng minh tham chiến tại các xung đột ở nước ngoài. Chính phủ Nhật Bản thảo luận về bản dự thảo này vào hôm 13-3 khi Đảng Dân chủ Tự do và liên minh đối tác Komeito gặp nhau.
Video đang HOT
Theo những quy định trong đạo luật này, SDF sẽ được triển khai ra nước ngoài để hỗ trợ các sứ mệnh của Liên Hợp Quốc, cũng như do Mỹ và Anh dẫn đầu sau vụ khủng bố 11-9.
Nhật Bản thậm chí còn mở rộng sự hỗ trợ cho những sứ mệnh không phải của Liên Hợp Quốc mà nhiều tổ chức quốc tế cũng như khu vực khác như Liên minh châu Âu (EU).
Những sự hỗ trợ hậu cần mà chính phủ Nhật Bản dự định thực hiện bao gồm cung cấp đạn dược, chăm sóc y tế và hỗ trợ giao thông.
Bộ trưởng quốc phòng sẽ là người có khả năng đánh giá mức độ an toàn của SDF tại nước ngoài và ra lệnh rút lui nếu cần thiết. Các đơn vị cũng có thể tự động rút nếu giao tranh xảy ra tại khu vực họ đang triển khai. Tìm kiếm và cứu hộ là các nhiệm vụ duy nhất nằm ngoài các quy định trên.
Vào năm 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thay đổi hiến pháp trong đó cấm quân đội nước này hoạt động ở nước ngoài, vốn đã được ban bố từ năm 1947.
Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng đã đồng ý chi 42 tỉ USD cho quốc phòng trong năm tài khoá mới bắt đầu từ tháng 4 và cân nhắc thành lập một mạng lưới tình báo quân đội theo mô hình của cơ quan tình báo MI6 của Anh.
Theo An Ninh Thủ Đô
Trung Quốc nói lại về vấn đề Ukraine sau màn 'hớ hênh'
"Trong vấn đề Ukraine, Trung Quốc duy trì lập trường khách quan và công bằng. Chúng tôi tôn trọng sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine".
Đó là tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường tại cuộc họp báo sau khi kết thúc kỳ họp quốc hội thường niên.
Theo Thủ tướng Trung Quốc, các vấn đề của Ukraine hiện nay đang làm phức tạp thêm tình hình quốc tế và có tác động đến sự hồi phục kinh tế.
Ông Lý Khắc Cường đã từ chối trả lời câu hỏi về lập trường của Bắc Kinh rằng Crimea là một phần lãnh thổ của Nga hay của Ukraine và cho biết: "Vấn đề Crimea có nguyên nhân rất phức tạp và chúng tôi hy vọng rằng có thể tìm được một giải pháp chính trị thông qua đối thoại".
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Đây là một phát biểu khôn ngoan của lãnh đạo Chính phủ Trung Quốc sau khi một quan chức ngoại giao cấp cao của nước này gây chấn động vì "lên lớp" Mỹ và phương Tây về Ukraine.
Theo đó, vào cuối tháng 2/2015, ông Khúc Tinh, Đại sứ Trung Quốc tại Bỉ đã nói rằng, các cường quốc phương Tây nên tính đến mối quan ngại an ninh chính đáng của Nga liên quan đến vấn đề Ukraine. Đây được xem là một phát biểu thẳng thắn bất ngờ thể hiện sự ủng hộ công khai của Bắc Kinh đối với lập trường của Moscow trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Ông Khúc Tinh đổ lỗi cuộc khủng hoảng tồi tệ ở Ukraine hiện nay là do cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây gây ra. Ông kêu gọi các cường quốc phương Tây hãy "từ bỏ cách nghĩ được-mất" với Nga.
Trò chơi "được-mất" mà Đại sứ Trung Quốc tại Bỉ nhắc đến có nghĩa là trong một vấn đề nào đó, sẽ có một bên được hoàn toàn và bên kia sẽ phải mất trắng. Cách nghĩ này đang bị tẩy chay bởi các nước trên thế giới đang theo đuổi mối quan hệ hợp tác theo hướng các bên cùng có lợi chứ không phải một bên mất, một bên được. Ông Khúc Tinh thẳng thừng tuyên bố, "bản chất và nguồn gốc" của cuộc khủng hoảng Ukraine chính là "trò chơi" giữa Nga với các cường quốc phương Tây, trong đó bao gồm Mỹ và Liên minh châu Âu. Theo Đại sứ Trung Quốc tại Bỉ, sự can thiệp từ bên ngoài của các cường quốc khác nhau vào Ukraine đang làm leo thang cuộc khủng hoảng ở quốc gia Đông Âu. Ông này cảnh báo, Moscow sẽ cảm thấy bị đối xử không công bằng nếu phương Tây không thay đổi phương pháp tiếp cận. "Phương Tây nên từ bỏ cách nghĩ lạc hậu về &'trò chơi được-mất', và nên quan tâm, tính đến những mối quan ngại an ninh thực sự của nước Nga", ông Khúc Tinh nói.
Tuyên bố của ông Khúc Tinh rõ ràng có thể khiến phương Tây nổi giận. Lâu nay Bắc Kinh thông thường chỉ đứng ngoài cuộc mỗi khi Nga và phương Tây đối đầu vì sợ ảnh hưởng quyền lợi về địa chính trị. Bởi vậy, Trung Quốc không sẵn sàng công khai thể hiện sự ủng hộ Nga trong vấn đề Ukraine. Trung Quốc cũng luôn thể hiện một lập trường và thực hiện những bước đi thận trọng để vừa tránh không bị lôi vào cuộc đối đầu Đông-Tây gay gắt hiện nay.
Phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc giống như một màn xoa dịu phương Tây sau cú "hớ hênh" của Đại sứ Trung Quốc tại Bỉ mà không khiến Nga phật lòng.
Theo Đất Việt
Quốc hội Canada chọc giận Trung Quốc khi mời Martin Lee Trung Quốc đang gây sức ép để Quốc hội Canada hủy lời mời lãnh đạo phong trào dân chủ tại Hong Kong Martin Lee ra làm chứng trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện. Lãnh đạo Phong trào dân chủ Martin Lee (phải) trong một cuộc biểu tình tháng 6/2014 Trước đó, Martin Lee đã được Hạ viện Canada mời ra trước Ủy...