Trung Quốc ‘phản pháo’ bình luận của Mỹ về vụ kiện biển Đông
Sau bình luận của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken về việc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết sắp tới của tòa trọng tài về biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối.
Trước đó, hôm 28-4, phát biểu tại phiên điều trần của Hạ viện Mỹ, ông Blinken nói rằng Trung Quốc “không thể nào có cả hai lựa chọn” bằng cách vừa là một bên của UNCLOS mà vừa từ chối quy định của công ước này, trong đó gồm “tính ràng buộc của bất kỳ quyết định nào từ tòa trọng tài”.
Ông Blinken nhắc tới vụ kiện Trung Quốc mà Philippines là nguyên đơn gửi tới tòa trọng tài tại The Hague (Hà Lan) yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ quyền hạn hợp pháp trong lĩnh vực hàng hải ở biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. (Ảnh: CHINA.ORG.CN)
“Tôi rất lấy làm tiếc nói rằng ông Blinken có thể đã nắm thông tin sai lệch về bản chất của tranh chấp biển Đông và các nội dung của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, hoặc là ông ấy đã cố tình áp đặt sai trái cho Trung Quốc” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo hôm 29-4.
Video đang HOT
Bà này cũng lặp lại quan điểm của Trung Quốc rằng Bắc Kinh sẽ không công nhận thẩm quyền của tòa thường trực và sẽ không tham gia vụ kiện do Philippines đệ trình.
BẢO ANH
Theo_PLO
Philippines yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết vụ kiện Biển Đông
Philippines ngày 29/2 yêu cầu Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết mà Tòa Trọng tài Quốc tế sắp công bố liên quan đến vụ kiện Biển Đông.
Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nhấn mạnh: "Philippines và cộng đồng quốc tế yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa cũng như cùng tuân thủ luật pháp quốc tế".
"Nếu Trung Quốc không đáp ứng lời kêu gọi của chúng tôi, phải chăng Trung Quốc đang coi mình đứng trên cả luật pháp", ông Rosario nói.
Hình ảnh một bãi đá bị Trung Quốc cải tạo phi pháp thành đảo nhân tạo ở Biển Đông. Ảnh Reuters
Theo ông Rosario, phán quyết về vụ kiện Biển Đông sẽ được Tòa công bố vào tháng 5 tới và Manila và Bắc Kinh đã gặp nhau vài lần để đối thoại về những tranh chấp trên Biển Đông nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được kết quả cụ thể nào.
Lời kêu gọi của ông Rosario được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc trước đó đã cáo buộc Philippines "cố tình khích động chính trị". Trung Quốc từng từ chối công nhận tính pháp lý của Tòa và nhấn mạnh, mọi tranh chấp đều phải giải quyết qua đối thoại song phương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cùng ngày nhắc lại quan điểm rằng, Trung Quốc sẽ không tham dự phiên xét xử của Tòa.
Trước đó, trong chuyến thăm Mỹ tuần trước, trước tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng Trung Quốc đang đẩy nhanh việc quân sự hóa ở Biển Đông bằng việc xây dựng các công trình quân sự và đưa các trang thiết bị quân sự đến các đảo nhân tạo [mà nước này cải tạo phi pháp ở Biển Đông- ND], Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lên tiếng bao biện rằng, đây chỉ là hành động mang tính tự vệ.
Ông Vương Nghị cũng tuyên bố, Trung Quốc vẫn sẵn sàng thực hiện đàm phán song phương với các quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông.
Trong một diễn biến có liên quan, Philippines và Nhật Bản- nước có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông- đã ký một thỏa thuận quân sự cho phép Nhật Bản chuyển giao máy bay và trang thiết bị quân sự cho Philippines.
Theo đó, Nhật Bản sẵn sàng cho Philippines mượn ít nhất 5 máy bay TC-90 King Air để phục vụ việc huấn luyện bay trinh sát. Ngoài ra, Philippines cũng muốn mua các máy bay P3C-Orion của Nhật Bản sau khi Nhật Bản chuyển sang sử dụng máy bay trinh sát P1 hiện đại hơn./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Vụ kiện biển Đông: Tòa quốc tế ra hạn chót cho Trung Quốc Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) quyết định cho Trung Quốc cơ hội gửi văn bản trước ngày 1-1-2016 để phản hồi vụ kiện trên biển Đông. Vòng điều trần thứ hai, kéo dài 5 ngày, của vụ Philippines kiện các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông vừa khép lại hôm 30-11. Từ khi Philippines khởi kiện...