Trung Quốc phẫn nộ phản đối nước Anh ‘thăm hỏi’ Hồng Kông
Trong thời gian qua, tình hình Hồng Kông bất ổn khi người dân tại đây đòi chính quyền Trung Quốc phải thực hiện cải cách dân chủ. Thái độ sốt sắng của Anh với phong trào dân chủ khiến Trung Quốc tức giận.
Bộ ngoại giao TQ lên tiếng
Trung Quốc hôm thứ Tư đã cáo buộc London can thiệp vào công việc nội bộ của mình sau khi Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg đã gặp hai nhà hoạt động ủng hộ dân chủ hàng đầu Hồng Kông.
Trung Quốc “gửi phản đối kịch liệt” với Anh về chuyện gặp mặt Martin Lee, người sáng lập Đảng Dân chủ đối lập ở Hồng Kông và Anson Chan, nhân vật số 2 trong chính quyền Hồng Kông cũ, hãng tin Tân Hoa Xã chính thức loan tin.
“Can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc là những gì Anh đã làm. Trung Quốc kịch liệt phản đối điều đó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của Bắc Kinh Hồng Lỗi cho biết. “Vấn đề của Hồng Kông thuộc công việc nội bộ của Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyết phản đối sự can thiệp vào công việc nội bộ Hồng Kông bởi bất kỳ quốc gia nào dù với bất cứ lý do gì”.
PTT Anh Nick Clegg là đối tượng bị phản đối
Video đang HOT
Nói xấu TQ trước Quốc hội Anh
Không chỉ gặp Phó thủ tướng Anh, ông Chan và Lee còn xuất hiện trước một ủy ban quốc hội Anh hôm thứ Tư, thúc giục London không nhắm mắt làm ngơ để các quyền tự do tại Hồng Kông (vốn là thuộc địa cũ của Anh) bị chà đạp. Các nhà hoạt động nói thẳng với Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Anh rằng London đã tắc trách đối với nền dân chủ tại Hồng Kông.
Hai người chỉ trích nặng nề một báo cáo của chính phủ Anh với quốc hội nước này hồi đầu tháng 7, trong đó Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague cho biết khuôn khổ hiến pháp độc đáo của Hồng Kông (một quốc gia, hai chế độ) đã vận hành tốt và rằng không có “mô hình hoàn hảo” cho cải cách bầu cử.
Căng thẳng ở Hồng Kông leo thang do chuyện tương lai của hệ thống bầu cử tại đặc khu này. Năm 1997, khi Trung Quốc thu hồi Hồng Kông từ Anh, họ đã hứa cho người dân được trực tiếp bỏ phiếu lựa chọn ra người lãnh đạo của mình vào năm 2017.
Nhưng giờ thì Bắc Kinh muốn người dân Hồng Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo của mình nhưng các ứng cử viên lại phải do một hội đồng thân Bắc Kinh giới thiệu. Điều này khiến người Hồng Kông tức giận và họ đã tổ chức một cuộc trưng cầu đòi dân chủ thu hút 800.000 người bỏ phiếu. Sau đó, người Hồng Kông đã tổ chức cuộc biểu tình quy mô với 500.000 người tham gia để thể hiện thái độ phản kháng Bắc Kinh.
Theo Một Thế Giới
Hồng Kông vạch lộ trình cải cách dân chủ
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh hôm qua chính thức đề nghị chính phủ Trung Quốc cho phép cải cách dân chủ tại đặc khu này.
Người Hồng Kông xuống đường biểu tình vào ngày 1.7 - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, báo cáo của Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh gửi Ủy ban Thường vụ của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức quốc hội) được đệ trình vào lúc căng thẳng đang dâng cao giữa các nhà hoạt động vì dân chủ của Hồng Kông với chính quyền trung ương, liên quan đến tiến độ cải cách chính trị tại nơi từng là thuộc địa của Anh trước khi trở về với Trung Quốc cách đây hơn 17 năm.
Phổ thông đầu phiếu
Báo cáo được đưa ra sau cuộc tham khảo ý kiến về cải cách dân chủ kéo dài 5 tháng ở Hồng Kông. Nó được thực hiện trong bối cảnh có lo ngại rằng những sửa đổi sắp tới sẽ không đem lại dân chủ thực sự cho đặc khu này. Kể từ khi được Anh trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, Hồng Kông tương đối độc lập về chính trị, tài chính và luật pháp theo công thức "một đất nước, hai chế độ", nhưng một bộ phận lớn người dân tại đây không hài lòng về sự hiện diện ngày càng sâu rộng của đại lục.
Báo cáo của ông Lương vạch ra lộ trình cải cách gồm 5 bước để người dân Hồng Kông có thể trực tiếp bỏ phiếu bầu ra lãnh đạo của họ trong kỳ bầu cử năm 2017. "Việc áp dụng hình thức phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử đặc khu trưởng sẽ là cột mốc quan trọng trong sự phát triển dân chủ của hệ thống chính trị Hồng Kông, với tác động đáng kể và mang ý nghĩa lịch sử", báo cáo viết.
Hãng Reuters nhận xét báo cáo dường như cũng phản ánh nỗi lo ngại của giới chức tại Bắc Kinh khi khẳng định người dân Hồng Kông tin rằng lãnh đạo sắp tới của đặc khu này cần phải là "một người yêu đất nước và yêu Hồng Kông". Theo Tân Hoa xã, quốc hội Trung Quốc sẽ xem xét đề xuất trên và sẽ quyết định các phương pháp bầu cử. Đến lượt mình, chính quyền Hồng Kông sẽ tiến hành cuộc tham khảo ý kiến thứ hai trước cuối năm nay, trước khi ông Lương đệ trình kế hoạch cuối cùng để các dân biểu Hồng Kông bỏ phiếu.
Theo tờ The New York Times, ông Lương lưu ý rằng cuộc tranh luận về hệ thống bầu cử có thể gây ra tranh cãi, song nhận xét đã đến thời điểm chín muồi cho thay đổi ở Hồng Kông. "Vấn đề phát triển hiến pháp là phức tạp và việc cộng đồng có các ý kiến và lý lẽ khác nhau về những đề xuất cụ thể là có thể hiểu được", ông Lương viết trong báo cáo.
Chưa hết bất đồng
Mặc dù cổ vũ cho việc áp dụng phổ thông đầu phiếu, báo cáo đã bác bỏ đòi hỏi chủ yếu của những người ủng hộ cải cách ở Hồng Kông rằng các cử tri phải được trực tiếp đề cử ứng viên cho chức danh lãnh đạo. Theo đó, ông Lương nói "dư luận chính thống" ở Hồng Kông ủng hộ quan điểm của ông và chính quyền Trung Quốc rằng cần có một ủy ban xét duyệt tư cách tranh cử, tương tự ủy ban hiện nắm quyền bầu chọn lãnh đạo ở Hồng Kông.
Đặc khu trưởng Hồng Kông hiện được bầu bởi một ủy ban gồm khoảng 1.200 người, mà nhiều người trong số đó do Bắc Kinh bổ nhiệm hoặc được bầu ra từ các hội nhóm tài chính, thương mại vốn có xu hướng "chung sống hòa bình" với chính quyền trung ương. Những người chủ trương cải cách lo ngại ủy ban xét duyệt tư cách tranh cử sẽ hành động như một "người gác cửa" đối với các ứng viên của họ, từ đó bảo đảm các kết quả phù hợp với ý đồ của Bắc Kinh.
Theo tờ The New York Times, khi báo cáo được trình bày ra trước Hội đồng lập pháp Hồng Kông, nghị sĩ cánh tả nổi tiếng Lương Quốc Hùng đã lên án chính quyền không ủng hộ việc đề cử trực tiếp ứng viên lãnh đạo. Ông này bị các nhân viên bảo vệ đưa ra khỏi cuộc họp sau khi lao về phía lãnh đạo số 2 của đặc khu là Tổng vụ trưởng hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
Tờ Business Week nhận định báo cáo của ông Lương có thể kích hoạt một cuộc tranh luận chính trị lớn nhất tại Hồng Kông trong vòng một thập niên, sau khi gần 800.000 người đã tham gia cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cách thức bầu cử do Tổ chức Occupy Central (Chiếm Trung Hoàn) phối hợp Đại học Hồng Kông và Đại học Bách khoa Hồng Kông phát động.
Hồng Kông cũng đã chứng kiến một cuộc tuần hành rầm rộ nhất trong vòng một thập niên qua vào ngày 1.7, nhân kỷ niệm 17 năm ngày Hồng Kông trở về Trung Quốc, nhằm phản đối sự can thiệp quá sâu của Bắc Kinh vào Hồng Kông. Theo giới quan sát, nhiều người không chỉ mong muốn có dân chủ hơn ở Hồng Kông mà còn muốn một nền "dân chủ thật sự" theo các chuẩn mực chung trên thế giới, chứ không phải nền dân chủ đặc thù như lâu nay.
Phản ứng với báo cáo vừa được đệ trình, ông Ma Ngok, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Trung văn Hồng Kông, nhận định: "Các kết luận chính có thể kích hoạt thêm các cuộc phản đối". Theo chuyên gia này, kết quả "tham khảo ý kiến" cho thấy có quá ít chỗ để thương thảo và sẽ có thể đẩy những thành viên ôn hòa của phong trào ủng hộ dân chủ về phía các nhóm cực đoan "do không có nhiều hy vọng trong việc có được một hệ thống dân chủ hơn".
Tổ chức Occupy Central cũng cảnh báo cuộc trưng cầu dân ý và biểu tình vừa qua chỉ là bước khởi đầu. Nếu không có những thay đổi đáng kể, họ sẽ phát động phong trào chiếm cứ và phong tỏa Trung Hoàn trong thời gian sắp tới.
Theo Thanh Niên
Dân Hồng Kông luyến tiếc thời là thuộc địa của Anh Anh đã trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc được 17 năm, khoảng thời gian gần bằng một thế hệ. Trái với truyền thông Bắc Kinh rêu rao Hồng Kông hạnh phúc khi về với mẫu quốc, những người Hồng Kông lúc này đang luyến tiếc thời họ bị coi là thuộc địa của Anh. Cờ Anh phấp phới trên tay người Hồng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Động đất 6,2 độ tại vùng biển gần Nhật Bản

Động đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thời

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất

Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?

Tỷ phú nông nghiệp Nga bị cáo buộc biển thủ 357 triệu USD

Động đất Myanmar: số người thiệt mạng tiếp tục tăng cao

Israel mở rộng chiến dịch quân sự nhằm kiểm soát thêm lãnh thổ Gaza

Cứu sống một người mắc kẹt 5 ngày sau động đất Myanmar

Hệ lụy chính trị của phán xử

Trung Quốc tập trận phong tỏa gần Đài Loan

Một nghị sĩ đứng phát biểu suốt hơn 25 giờ để chỉ trích ông Trump
Có thể bạn quan tâm

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?
Sao việt
23:15:48 02/04/2025
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
23:13:30 02/04/2025
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái
Hậu trường phim
23:05:42 02/04/2025
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
22:59:45 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
22:42:44 02/04/2025
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
22:41:24 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
21:36:11 02/04/2025