Trung Quốc phản đối lá chắn tên lửa Mỹ ở Hàn Quốc
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối Mỹ đặt hệ thống phòng không THAAD ở Hàn Quốc, kêu gọi Washington không làm tổn hại quan hệ Bắc Kinh – Seoul.
“Bắc Kinh và Seoul đã nhất trí về phương án giải quyết theo từng giai đoạn trong vấn đề Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD). Chúng tôi hy vọng Hàn Quốc sẽ tuân thủ thỏa thuận đó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm nay cho biết.
Phát biểu được đưa ra sau khi quân đội Mỹ chuyển một số tên lửa mới cho hệ thống THAAD đang đặt tại Hàn Quốc, thay thế các quả đạn cũ đã triển khai tại đây từ năm 2017. Đợt thay đạn diễn ra bất ngờ trong đêm 28/5 nhằm hạn chế tối đa sự phản đối từ cư dân địa phương.
Quan chức Hàn Quốc giấu tên cho biết đây là hoạt động tiếp tế thông thường, số lượng đạn đánh chặn của đơn vị THAAD không tăng lên.
Bệ phóng tên lửa THAAD Mỹ đặt tại Seongju, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Mỹ và Hàn Quốc nhất trí triển khai một hệ thống THAAD từ hồi tháng 7/2016, trong bối cảnh Triều Tiên liên tục thử tên lửa. Hệ thống THAAD đặt tại một sân golf cũ ở thị trấn miền núi Seongju, phía nam Hàn Quốc, đi vào hoạt động từ tháng 5/2017, có thể tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong giai đoạn cuối của hành trình.
Trung Quốc khi đó tỏ ra giận dữ, cho rằng hệ thống này gây ảnh hưởng tới an ninh khu vực. Bắc Kinh áp dụng một số biện pháp trả đũa về kinh tế đối với Seoul như cấm các tour du lịch tới Hàn Quốc. Tập đoàn Lotte, chủ sở hữu khu đất đặt hệ thống THAAD, cũng trở thành mục tiêu trừng phạt khi 85 trong 99 cửa hàng mở tại Trung Quốc bị đóng cửa.
Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc luôn phản đối sự hiện diện của THAAD tại Hàn Quốc vì hệ thống radar tối tân của nó mang đến khả năng thu thập thông tin mạnh mẽ, giúp quân đội Mỹ theo dõi được mọi hoạt động của trang thiết bị, khí tài quân sự sâu bên trong đất liền Trung Quốc.
Nhiều người dân Hàn Quốc cũng phản đối triển khai THAAD. Họ cho rằng hệ thống này gây ra các mối nguy hại về sức khỏe và môi trường, đồng thời khiến nơi họ sinh sống có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của Triều Tiên.
"Chợ Vũ Hán không phải nơi bắt nguồn mà là nơi siêu lây lan Covid-19"
Dù chưa xác định nguồn gốc Covid-19 song giới nghiên cứu cho rằng chợ hải sản Vũ Hán không phải nơi bắt nguồn mà chỉ là nơi xảy ra siêu lây lan.
Các chuyên gia vẫn chưa biết về nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Các bằng chứng về gen đều cho thấy virus này bắt nguồn từ loài dơi ở Trung Quốc trước khi lây nhiễm sang con người qua một vật chủ trung gian. Tuy nhiên, từ nơi nào và bằng cách nào sự lây nhiễm này diễn ra hiện vẫn là chủ đề đang được thảo luận trong giới khoa học.
Chợ Hải sản ở Vũ Hán ngày 21/1/2020. Ảnh: AP
Ban đầu, các nhà chức trách ở Vũ Hán, Trung Quốc cho biết các ca mắc Covid-19 đầu tiên được ghi nhận ở chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán. Tuy nhiên, sau cuộc điều tra về các loài động vật được buôn bán ở đây, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Trung Quốc nhận định trong tuần này rằng địa điểm trên không phải là nơi bắt nguồn của dịch bệnh.
Theo Wall Street Journal, Giám đốc CDC Trung Quốc Gao Fu nhận định: "Khu chợ này chỉ là một trong các nạn nhân" của đại dịch Covid-19.
Các mẫu nghiên cứu được thu thập từ các loài động vật trong khu chợ này đều âm tính với virus SARS-CoV-2. Điều đó cho thấy chúng không có khả năng lây bệnh cho những người bán hàng.
Các nhà chức trách ở Vũ Hán lần đầu tiên thông báo về các ca bệnh gây viêm phổi cấp bí ẩn mà sau này xác định là do virus corona chủng mới gây nên vào ngày 31/12.
Sau khi dịch SARS bùng phát năm 2002 và 2003 bắt nguồn từ một địa điểm tương tự ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, khu chợ ở Vũ Hán này được cho là nơi bắt nguồn của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, không có loài động vật nào trong khu chợ này dương tính với virus SARS-CoV-2, Colin Carlson, một nhà động vật học tại Đại học Georgetown nhận định với Live Science. Nếu chúng chưa từng bị nhiễm bệnh, chúng không thể là vật chủ trung gian gây ra sự lây nhiễm từ dơi sang người được.
Ngày càng có nhiều nhóm nghiên cứu ủng hộ kết luận của CDC Trung Quốc rằng, địa điểm dịch bệnh bùng phát ban đầu không liên quan đến chợ hải sản ở Vũ Hán. Virus SARS-CoV-2 dường như đã quanh quẩn ở Vũ Hán trước khi 41 ca mắc đầu tiên được ghi nhận. Nghiên cứu công bố hồi tháng 1 cho thấy người đầu tiên dương tính với SARS-Cov-2 có thể đã mắc bệnh từ ngày 1/12 và sau đó xuất hiện các triệu chứng vào ngày 8/12. Các nhà khoa học trong nghiên cứu trên cũng phát hiện ra rằng 13 trong số 41 ca mắc đầu tiên không có liên hệ với chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán.
Chuyên gia Carlson nhận định với Live Science rằng chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán có thể đơn giản chỉ là địa điểm mà một sự kiện siêu lây lan virus SARS-CoV-2 đầu tiên đã diễn ra.
Trên thực tế, các sự kiện siêu lây lan khác trên thế giới cũng tạo nên những ổ lây nhiễm chỉ sau 1 đêm. Tại Daegu, Hàn Quốc, một tín đồ nhà thờ mắc bệnh đã lây nhiễm cho ít nhất 43 người.
Câu hỏi về nguồn gốc dịch Covid-19 đã tạo ra nhiều giả thuyết chưa được kiểm chứng về đại dịch này, mà một trong những giả thuyết được lan truyền rộng rãi là virus SARS-CoV-2 vô tình bị rò rỉ ra ngoài từ một phòng thí nghiệm ở Viện Virus học Vũ Hán. Tuy nhiên, cả các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ đều khẳng định không có bằng chứng nào chứng minh cho giả thuyết này. Phòng thí nghiệm này cũng cho biết họ không có hồ sơ về bộ gen của virus SARS-CoV-2 và luôn tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn.
Hàn Quốc liên tiếp gia tăng số ca mắc ở ổ dịch Covid-19 mới Hàn Quốc hôm nay (29/5) tiếp tục ghi nhận thêm gần 60 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca đến nay vượt mức 11.400. Trong đó phần lớn các ca nhiễm được phát hiện liên quan đến một ổ dịch mới ở thành phố Bucheon thuộc tỉnh Gyeonggi, gây gia tăng lo ngại về một "làn sóng bùng phát thứ 2". Nhà...