Trung Quốc phản đối Ấn Độ cấm thêm 118 ứng dụng
Trung Quốc gọi việc Ấn Độ cấm thêm 118 ứng dụng nước này là “xâm hại lợi ích doanh nghiệp”, yêu cầu New Delhi “sửa chữa sai lầm”.
“Hành động của Ấn Độ không chỉ xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ Trung Quốc, mà còn làm tổn hại lợi ích của người tiêu dùng Ấn Độ, đồng thời hủy hoại môi trường đầu tư của Ấn Độ với tư cách là một nền kinh tế mở”, phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay.
Tuyên bố được ông Cao đưa ra một ngày sau khi Bộ Công nghệ Thông tin và Điện tử Ấn Độ ra quyết định cấm thêm 118 ứng dụng Trung Quốc, như Baidu, Alipay và một số phiên bản của WeChat, khỏi thị trường trong nước với lý do lo ngại về bảo mật dữ liệu.
Đây đều là những ứng dụng được các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc như Tencent và Ant Financial vận hành. Nhiều công ty trong số này coi Ấn Độ là thị trường phát triển quan trọng. Trò chơi nổi tiếng PUBG, với hơn 50 triệu người dùng ở Ấn Độ, cũng bị áp lệnh cấm.
“Phía Ấn Độ đã lạm dụng khái niệm ‘an ninh quốc gia’ và áp dụng các biện pháp hạn chế phân biệt đối xử chống lại các công ty Trung Quốc, vi phạm các quy định liên quan của Tổ chức Thương mại Quốc tế ( WTO). Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc và phản đối quyết định này của Ấn Độ, kêu gọi Ấn Độ sửa chữa các hành vi sai trái của mình”, ông Cao nói.
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong tại một buổi họp báo ở Bắc Kinh năm 2018. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Ấn Độ được coi là thị trường “màu mỡ” đối với các công ty viễn thông và mạng xã hội Trung Quốc. Khoảng 50% trong số 1,3 tỷ dân của Ấn Độ sử dụng mạng. Động thái của Ấn Độ nhằm vào các ứng dụng Trung Quốc gần đây được xem là một đòn giáng lớn đối với lĩnh vực mạng nước này.
Lệnh cấm được đưa ra giữa lúc căng thẳng biên giới Ấn – Trung trở nên nghiêm trọng hơn sau cuộc đụng độ hồi tháng 6 ở Thung lũng Galwan, khiến hàng chục binh lính hai bên thương vong. Nguồn tin cảnh sát Ấn Độ cuối tháng qua tiết lộ binh sĩ nước này và Trung Quốc đã tiếp tục ẩu đả suốt ba tiếng tại khu vực tranh chấp hôm 29/8.
Bộ Công nghệ Ấn Độ hồi tháng 6 tuyên bố chặn 59 ứng dụng di động Trung Quốc, gồm TikTok, ShareIt và WeChat của Tencent, với lý do “gây tổn hại tới chủ quyền, an ninh”. Làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc cũng bùng phát mạnh mẽ ở Ấn Độ, khi người dân nhiều nơi xuống đường đập phá các sản phẩm công nghệ từ Bắc Kinh để thể hiện sự tức giận.
Chặn đường làm ăn của Trung Quốc, Ấn Độ trụ được bao lâu?
Liệu Mỹ hoặc ai đó nữa, ví dụ như Nhật Bản, có thể bù đắp cho những mất mát rõ ràng của Ấn Độ từ sự phân biệt đối xử với các công ty Trung Quốc?
Căng thẳng Trung-Ấn bắt đầu từ vấn đề biên giới đến thương mại.
Từ căng thẳng biên giới
Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đang cố gắng làm giảm nguy cơ xung đột ở biên giới. Ngày 30/6, hai nước tổ chức vòng đàm phán thứ hai sau cuộc đụng độ dọc theo đường kiểm soát thực tế tại Thung lũng Galvan ở phía đông Ladakh.
Cuộc họp của giới chỉ huy diễn ra tại điểm phòng thủ Ấn Độ của lực lượng bảo vệ Chushul, gần hồ Pangong Tso. Vòng tham vấn đầu tiên diễn ra vào ngày 22/6, một tuần sau cuộc đụng độ bi thảm nhất ở biên giới sau cuộc chiến năm 1962.
Giới quan sát lưu ý cuộc đàm phán diễn ra vào thứ ba vừa qua đã được triệu tập sớm hơn một chút so với thỏa thuận tại cuộc họp đầu tiên. Có lẽ là do cuộc tham vấn quân sự đầu tiên sau cuộc xung đột đã không kết thúc một cách tích cực, mặc dù kéo dài tới 11 giờ.
Trước cuộc họp lần thứ hai, phía quân sự hai bên, qua các kênh ngoại giao đã cáo buộc lẫn nhau gây căng thẳng. Trong khi đó, có thể thấy rõ ý định ngăn chặn mối đe dọa tiếp tục xảy ra cuộc đụng độ mới. Cấp độ đàm phán là bộ chỉ huy khu vực, chứ không phải đại diện bộ quốc phòng và bộ tổng tham mưu, hoàn toàn phù hợp với giải pháp cho việc làm cho tình hình căng thẳng trong khu vực trở nên cân bằng và yên bình hơn, ông Vladimir Volkhonsky - chuyên gia từ MGU, lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:
"Tình hình vẫn đang phức tạp, được neo lại, xoay theo các hướng khác nhau, nhưng chưa đến mức đối đầu vũ trang quy mô lớn. Rõ ràng là một cuộc xung đột lớn không có lợi cho cả hai bên. Đồng thời, có thể mong đợi sự gia tăng hoạt động của Pakistan, nước đóng vai trò chính là tác nhân đối thủ vĩnh viễn của Ấn Độ. Tuy nhiên, tôi không mong đợi sự phát triển mạnh mẽ sự kiện, nhưng đụng độ nhỏ ở cấp độ các đơn vị Ấn Độ và Trung Quốc luôn có thể xảy ra. Vùng biên giới không được phân định, mỗi bên coi vùng đệm là của mình, vì vậy mọi sự xâm nhập sẽ được coi là vi phạm biên giới. Trong khi đó, sẽ có những nỗ lực thường xuyên ở cấp quản lý cấp cao để giải quyết mâu thuẫn".
Đến "Chiến dịch chống Trung Quốc" ở Ấn Độ
Làn sóng chủ nghĩa dân tộc gia tăng ở Ấn Độ, do căng thẳng biên giới với Trung Quốc trong những ngày gần đây, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty khởi nghiệp Ấn Độ với đầu tư từ Trung Quốc và thị trường phần mềm của Trung Quốc. Gần 50 ứng dụng di động Trung Quốc, bao gồm cả TikTok, đã bị cấm ở Ấn Độ kể từ thứ Hai. Bộ Công nghệ Ấn Độ cho biết những ứng dụng này được cho là đe dọa đến chủ quyền và an ninh Ấn Độ.
Vội vàng tham gia chiến dịch chống Trung Quốc có cả công ty thanh toán kỹ thuật số Paytm. Công ty mẹ One97 Communications của Paytm có khoảng 40% do Alibaba sở hữu. Đáp lại, Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ vi phạm các quy tắc WTO và kêu gọi lập lại môi trường kinh doanh cởi mở và công bằng.
Theo báo cáo tháng 3 của Brookings Institution, các khoản đầu tư hiện tại và theo kế hoạch của Trung Quốc vào Ấn Độ vào cuối quý I của năm nay đã vượt quá 26 tỷ đô la. Nhiều công ty khởi nghiệp Ấn Độ nổi tiếng, bao gồm cửa hàng trực tuyến BigBasket, thương mại trực tuyến Snapdeal và công ty phân phối sản phẩm Swiggy đã thu hút vốn từ các nhà đầu tư Trung Quốc .
Trước làn sóng chống Trung Quốc, một số công ty khởi nghiệp Ấn Độ buộc phải che giấu mối liên hệ của mình với vốn Trung Quốc. Họ bắt đầu định vị bản thân và các sản phẩm của họ chỉ là của Ấn Độ, tin rằng điều này có thể trở thành nơi trú ẩn tạm thời cho sự an toàn, cho phép giữ được lợi nhuận và việc làm cho nhân viên.
Trong khi đó, lệnh cấm đối với các ứng dụng di động Trung Quốc, kết hợp với việc thắt chặt các quy tắc đăng ký đầu tư từ Trung Quốc được đưa ra vào tháng 4, đã khiến một số công ty khởi nghiệp Ấn Độ nghĩ về việc đầu tư trong tương lai. Đại dịch đang nhanh chóng hút cạn kiệt nguồn tài chính của họ, còn các nhà đầu tư Trung Quốc cũng có thể quay lưng lại với thị trường Ấn Độ vì sự chống đối và khó lường.
Về phần mềm, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới. Liệu Mỹ hoặc ai đó nữa, ví dụ như Nhật Bản, có thể bù đắp cho những mất mát rõ ràng của Ấn Độ từ sự phân biệt đối xử với các công ty Trung Quốc? Đây là một câu hỏi rất lớn, chuyên gia Volkhonsky nói:
"Lệnh cấm là một động thái chính trị, nhưng hậu quả kinh tế chưa được tính toán hết. Việc từ chối sử dụng phần mềm Trung Quốc đặt ra câu hỏi làm thế nào để thay thế. Ấn Độ không phải là quốc gia đứng bét trên thế giới trong lĩnh vực phần mềm máy tính, nhưng liệu họ có thể thay thế hoàn toàn những gì họ nhận được khi hợp tác với Trung Quốc? Có lẽ tất cả điều này sẽ đòi hỏi đầu tư, nỗ lực và trên hết là thời gian. Trong điều kiện đại dịch, có sự thiếu hụt rất lớn tất cả những điều này ở Ấn Độ".
Trong phát triển kinh tế, Ấn Độ có ít đòn bẩy hơn so với Trung Quốc, chuyên gia nói. Tầm quan trọng của Trung Quốc đối với Ấn Độ với tư cách là đối tác thương mại nước ngoài và nhà đầu tư tiềm năng cao hơn nhiều so với tầm quan trọng của Ấn Độ đối với Trung Quốc. Hoàn cảnh này, cùng với tiến trình dự kiến tại các cuộc tham vấn biên giới đang diễn ra, có thể trở thành một trong những bộ giảm xung chính yếu cho chiến dịch chống Trung Quốc hiện tại ở Ấn Độ.
Ấn Độ cho triển khai đội y tế phản ứng nhanh tới Kuwait trong 2 tuần Chính phủ Ấn Độ ngày 2/5 đã cho phép 88 bác sỹ, y tá và chuyên gia y tế được tới UAE để hỗ trợ nước này đương đầu với đại dịch Covid-19. Những nhân viên y tế Ấn Độ này đang có hợp đồng làm việc với các cơ sở y tế tại UAE, vừa hết thời gian nghỉ phép nhưng không...