Trung Quốc phản bác tiến sĩ nói nCoV lọt từ phòng thí nghiệm
Giới chức Trung Quốc phủ nhận thông tin của nhà virus học, tiến sĩ từng làm việc ở Hong Kong Li-Meng Yan rằng nCoV lọt từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Loose Women” của Anh hôm 11/9, tiến sĩ Li-Meng Yan, từng làm việc tại Trường Y tế Công cộng Hong Kong, cho biết cô đã thực hiện một số nghiên cứu sớm nhất về Covid-19 từ năm ngoái. Khi được hỏi loại virus đã giết chết hơn 900.000 người trên toàn cầu đến từ đâu, Yan trả lời qua video từ một địa điểm bí mật ở Mỹ rằng: “Nó đến từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và phòng thí nghiệm do chính phủ Trung Quốc kiểm soát”.
Cô nói thông tin virus có nguồn gốc từ chợ thực phẩm tươi sống Hoa Nam ở Vũ Hán chỉ là “tung hỏa mù”.
“Trước hết chợ ở Vũ Hán chỉ là tung hỏa mù và loại virus này không phải có nguồn gốc tự nhiên”, Yan khẳng định, thêm rằng cô có được thông tin từ “Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cũng như từ các bác sĩ địa phương”.
Tiến sĩ Li-Meng Yan trả lời phỏng vấn chương trình “Loose Women” qua video hôm 11/9. Ảnh: Loose Women.
Yan nói rằng cấp trên của cô tại Trường Y tế Công cộng Hong Kong, từng yêu cầu cô điều tra một loại virus “giống SARS” mới ở Vũ Hán vào ngày 31/12. Yan báo cáo lại rằng các ca nhiễm dường như đang tăng theo cấp số nhân nhưng được yêu cầu “giữ im lặng và cẩn thận”.
Hồi tháng 4, Yan được cho là đã rời Hong Kong và sang Mỹ. Yan cho biết đang có kế hoạch đưa ra bằng chứng khoa học để chứng minh virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, song không nói rõ thời điểm.
Video đang HOT
“Trình tự bộ gene giống như vân tay của con người. Vì vậy, dựa vào đó bạn có thể xác định được những điều này. Tôi sử dụng bằng chứng để nói cho mọi người biết tại sao virus đến từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc, tại sao họ là những người duy nhất tạo ra nó”, cô nói trong chương trình.
“Ngay cả khi bạn không có kiến thức sinh học, bạn có thể đọc, có thể tự mình kiểm tra và xác minh. Đây là điều quan trọng để chúng ta biết được nguồn gốc của virus. Nếu không, chúng ta không thể vượt qua, nó sẽ đe dọa tính mạng của tất cả mọi người”, cô nói thêm.
Phản ứng trước tuyên bố cua Yan, Giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Mã Hiểu Vĩ khẳng định không có bất kỳ sự chậm trễ hay che đậy nào của chính phủ Trung Quốc. Chính phủ đã báo cáo dữ liệu virus và thông tin liên quan cho cộng đồng quốc tế sớm nhất có thể.
“Ngay sau khi các trường hợp được xác định ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc đã hành động ngay lập tức để điều tra nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”, ông nói.
Trung Quốc cũng bác thông tin cho rằng sự bùng phát Covid-19 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm, dẫn việc WHO nhiều lần nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy virus mới được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
“Tiến sĩ Yan là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ trong phòng thí nghiệm của tôi. Nghiên cứu của cô ấy không liên quan gì đến việc lây truyền từ người sang người. Tất cả các nhà khoa học chính thống đều không tìm thấy bằng chứng chắc chắn nào cho thấy nCoV do con người tạo ra”, Leo Poon Lit-man, giáo sư từng làm việc cùng Yan tại Trường Y tế Công cộng Hong Kong, cho hay.
Viên Chí Minh, Giám đốc Viện Virus học Vũ Hán, cũng từng phủ nhận thông tin virus lọt ra từ viện này. “Không có chuyện loại virus này bắt nguồn từ chúng tôi”, ông Viên nói với truyền thông nhà nước hồi tháng 4.
Phản ứng với thông tin của tiến sĩ Yan, WHO cho biết “đã công bố tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp quốc tế vào ngày 30/1 và đây là mức độ cảnh báo cao nhất theo luật y tế quốc tế”.
“Mô tả tình hình là đại dịch không thay đổi đánh giá của WHO về mối đe doạ của virus này. Nó không thay đổi cách WHO làm việc và không thay đổi cách các nước cần hành động”, WHO cho hay.
Giới chuyên gia trước đây đã nghi ngờ những tuyên bố cho rằng nCoV được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Phần lớn các nhà khoa học đã nghiên cứu cấu tạo gene và kết luận virus có nguồn gốc tự nhiên, lây truyền sang người từ một loài động vật, có thể là dơi.
Trong bài báo nghiên cứu được xuất bản đầu năm nay, tiến sĩ miễn dịch học Kristian Andersen thuộc Viện nghiên cứu Scripps ở California cho biết: “Bằng cách so sánh dữ liệu trình tự bộ gene có sẵn cho các chủng virus corona đã biết, chúng tôi có thể xác định chắc chắn rằng Covid-19 có nguồn gốc từ các quá trình tự nhiên”.
nCoV có thể sống trên cá hồi hơn một tuần
Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc phát hiện nCoV có thể tồn tại hơn một tuần trên bề mặt cá hồi tươi ướp lạnh.
Nghiên cứu được công bố trên trang web biorxiv.org hôm 7/9, cho thấy nCoV có khả năng lây nhiễm trong vòng 8 ngày ở nhiệt độ 4 độ C. Ở 25 độ C (nhiệt độ phòng), nCoV sống hai ngày.
Để nghiên cứu, các chuyên gia mua một con cá hồi từ Quảng Châu, cắt thành từng mẫu thịt và cho lây nhiễm nCoV. Sau đó, họ bảo quản chúng ở nhiệt độ khác nhau. Mỗi ngày, một mẫu được đem xét nghiệm để xem liệu virus có lây nhiễm sang tế bào khỏe mạnh khác hay không.
Các chuyên gia trước đó cho rằng nhiệt độ càng thấp, mầm bệnh tồn tại càng lâu, song chưa thể kết luận liệu cá hồi có phải nguồn lây Covid-19 hay không. Nghiên cứu mới đã xác nhận khả năng trên.
Điều này làm dấy lên lo ngại về mầm bệnh từ sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là khi các loại cá hồi chất lượng cao có thể được vận chuyển khắp thế giới chỉ trong vài ngày. Theo Cơ quan Đánh bắt Thủy hải sản Chile, cá hồi có thể đến Thượng Hải chỉ trong hơn hai ngày.
Cá hồi nhập khẩu tại Trung Quốc. Ảnh: Shutterstock
Tiến sĩ Dai Manman, đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: "Trong điều kiện như vậy, cá nhiễm virus từ quốc gia này có thể dễ dàng xâm nhập vào quốc gia khác trong vòng một tuần. Nó được coi là một trong những nguồn lây quốc tế, đòi hỏi công tác kiểm tra nghiêm ngặt. Xét nghiệm nCoV cần trở thành quy định mới trong xuất nhập khẩu".
Hai đợt bùng phát lớn nhất của Trung Quốc, tại Vũ Hán và Bắc Kinh, đều là bắt nguồn từ các chợ hải sản tươi sống. Mầm bệnh được phát hiện lần đầu vào cuối năm ngoái, ở chợ Hòa Nam. Đến giữa tháng 6 năm nay, virus một lần nữa quay trở lại ở khu chợ Tân Phát Địa, trên thớt thái cá hồi của tiểu thương.
Các ca nhiễm ở cả hai thành phố khiến nhiều chuyên gia e ngại nCoV có thể bám trên thực phẩm tươi sống như cá, thịt, trở thành nguồn lây nhiễm tiềm năng.
Trước đại dịch, Trung Quốc nhập khẩu từ 40.000 đến 100.000 tấn cá hồi mỗi năm, là thị trường lớn nhất thế giới. Nguồn cung đến từ Chile, Na Uy, Australia...
Tháng trước, hải quan nước này đã phát hiện nCoV trong nhiều thực phẩm nhập khẩu, từ tôm đến cánh gà. Tất cả đều được đóng gói và vận chuyển ở nhiệt độ thấp. Chính quyền tỉnh Quảng Đông cho biết họ không thể truy xuất nguồn gốc các chủng virus có trên những mẫu thịt này.
Nằm quan tài vì không đeo khẩu trang Người vi phạm quy định đeo khẩu trang ở Jakarta được chọn nằm trong quan tài "suy ngẫm" thay vì nộp phạt hoặc lao động công ích. Giới chức ở thủ đô Jakarta, Indonesia, tuần trước cho hay những người vi phạm quy định đeo khẩu trang ngăn dịch Covid-19 được lựa chọn các hình phạt gồm lao động công ích, phạt hành...