Trung Quốc phải chấm dứt những hành động khiêu khích
Sau khi hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận tại khu vực mà họ gọi là “Thành phố Tam Sa”, chính phủ Philippines đã có những phản ứng quyết liệt.
Sau khi quân đội Trung Quốc tổ chức cuộc diễn tập phòng thủ trên biển tại một số khu vực thuộc cái gọi là “Thành phố Tam Sa” vào ngày 02/01, tờ báo “Inquirer” của Philippines số ra ngày 05/01 có bài viết mang tiêu đề: “Trung Quốc tổ chức diễn tập quân sự trên biển Đông”, bài báo đã chỉ trích Trung Quốc đã làm tăng sự phức tạp ở khu vực đang tranh chấp tại biển Đông.
Bài viết cũng viện dẫn một thông tin của phương tiện truyền thông Hồng Kông cho biết, Trung Quốc tổ chức cuộc diễn tập này với mục đích nâng cao nhận thức và khả năng chiến đấu của binh lính trong trường hợp gặp phải một cuộc tập kích đường không.
Bài báo khẳng định: Tuy thành phố Tam Sa không thuộc vào phạm vi lãnh thổ của Philippines nhưng chính phủ nước này kiên quyết phản đối xây dựng cơ cấu hành chính tại đây, vì quyền quản lý của các cơ cấu này có liên quan đến “một phần chủ quyền” tại các khu vực đảo và bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của Philippines ở biển Đông.
Trong một tuyên bố của mình, Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Philippines Hernandez khẳng định: “chưa được sự đồng ý và cấp phép của chính phủ Philippines, không một quốc gia nào có quyền tiến hành các hoạt động quân sự và hải sự trái phép trong phạm vi vùng tài phán thuộc lãnh thổ Philippines”.
Video đang HOT
Bài báo chỉ rõ, các nước có quyền lợi ở khu vực này đều mong muốn giải quyết sự việc bằng các biện pháp hòa bình, Bộ ngoại giao Philippines cũng kêu gọi Trung Quốc hãy chấm dứt các hành động “mang tính chất khiêu khích”. Ông Hernandez biểu thị: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc hãy hành động có trách nhiệm và kiềm chế các hành vi làm căng thẳng thêm tình hình biển Đông”.
Theo ANTD
Nhận diện tàu hải quân Trung Quốc sơn lại số tàu mới
Khi tàu sân bay đầu tiên "Liêu Ninh" của Trung Quốc được đưa vào biên chế trong lực lượng hải quân, một số chuyên gia quân sự đã thắc mắc về màu sắc và quy cách sơn số hiệu 16 của nó. Và đến cuối năm 2012 vừa qua, điều này đã được làm sáng tỏ.
Số hiệu là mật hiệu thay thế cho tên tàu, cũng chính là tên công khai dùng trong công tác đối ngoại của nó. Các quốc gia tiên tiến trên thế giới đều có phong cách riêng trong quy định kiểu chữ, màu sắc, kích cỡ... thể hiện sự độc đáo, ấn tượng, nổi bật và hiệu ứng hình ảnh.
Ngay khi tàu sân bay "Liêu Ninh" được chính thức mang số hiệu 16, một số chuyên gia quân sự nhận thấy màu sắc và kiểu chữ của nó có sự khác biệt với các tàu chiến khác thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc nhưng khi đó mọi người đều cho rằng, do đây là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc nên nó có quy định đặc biệt. Cụ thể là từ trước đến nay số hiệu của các tàu chiến của Trung Quốc thường được sơn màu đen, kiểu chữ chân nhưng số hiệu 16 của tàu sân bay Liêu Ninh được sơn chữ màu trắng, kiểu chữ lập thể, phần chữ bóng màu đen.
Tàu sân bay Liêu Ninh là tàu đầu tiên sơn số hiệu mới
Về hiện tượng này, phóng viên của "Chinanews" đã tiếp xúc với cơ quan hữu trách của Bộ tư lệnh hải quân Trung Quốc và được phúc đáp, tàu sân bay Liêu Ninh chính là chiếc tàu đầu tiên thực hiện theo quy định về việc sơn số hiệu tàu mới, vừa được chính thức thông qua và sẽ được triển khai rộng rãi trong lực lượng hải quân Trung Quốc. Cách sơn số hiệu tàu hải quân Trung Quốc được quy định bằng 2 văn bản là: "Quy cách kiểu chữ trên số hiệu tàu" và "quy cách kiểu chữ lập thể trên số hiệu tàu" với kiểu chữ vuông vắn, khỏe khoắn được sử dụng thống nhất trong toàn bộ lực lượng hải quân.
Tàu khu trục tên lửa "Hàng Châu" sơn số hiệu 136.
Các quy định này đã quy chuẩn 10 số latinh và 38 chữ Hán được sử dụng trong phương pháp đánh số hiệu tàu, đồng thời cũng quy định rõ ràng về kiểu chữ, màu sắc, kích thước và vị trí sơn số hiệu để đạt được sự hài hòa về tổng thể đối với nhiều chủng loại tàu khác nhau.
Về màu sắc, kiểu chữ chân màu đen sẽ được thay bằng chữ lập thể màu trắng, vừa đạt được hiệu quả thẩm mỹ vừa đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt trong chiến tranh hiện đại là giảm bớt khả năng quan sát của đối phương, thể hiện sự trang nghiêm, mạnh mẽ và hiện đại trong lí luận thiết kế số hiệu tàu của hải quân Trung Quốc.
Tàu huấn luyện lớn nhất của hải quân Trung Quốc là "Trịnh Hòa" trước và sau khi sơn số hiệu mới
Về vị trí sơn số hiệu cũng có sự thay đổi rõ nét, có thể nhận ra ngay trên các bức ảnh. Trước đây số hiệu tàu Trung Quốc được sơn ở vị trí giữa thân (theo chiều cao) và 1/4 thân (theo chiều dài) tính từ mũi tàu về phía cuối. Hiện nay, nó vẫn được sơn ở phần giữa thân nhưng dịch chuyển lên sát lỗ thả neo, Vị trí này là góc nghiêng mạn lớn nhất của thân tàu nên làm giảm khả năng quan sát chính xác từ xa.
Quy định mới về cách sơn số hiệu tàu của hải quân Trung Quốc hài hòa với thiết kế tổng thể của tàu, giảm sự khác biệt về sắc độ giữa số và vỏ tàu, phối cảnh hòa nhập trong tổng phổ nền của đại dương có thể làm giảm khả năng quan sát của các thiết bị trinh sát của đối phương.
Tàu cần vụ Đông Cần 870 của hạm đội Đông Hải
Bắt đầu từ cuối năm 2012, toàn bộ các tàu thuộc tất cả các chủng loại của hải quân Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm quy định sơn số hiệu mới, lần lượt hoàn thiện các công đoạn sơn số hiệu, điều chỉnh vị trí sơn và màu sắc, quy chuẩn các yêu cầu kỹ thuật, định hình một khuôn mẫu tối ưu của phương án sơn số hiệu tàu mới.
Theo ANTD
Phóng viên The New York Times bị buộc rời khỏi Trung Quốc Phóng viên Chris Buckley của Thời báo New York cùng gia đình ông đã buộc phải rời khỏi Trung Quốc hôm 31-12 vừa qua sau khi chính quyền nước này từ chối gia hạn visa. Tờ The New York Times cho biết, đây là hành động "trả đũa" sau những bài báo đưa tin về giới lãnh đạo Bắc Kinh, mà cụ thể...