Trung Quốc, Peru nghiên cứu xây dựng đường sắt xuyên lục địa
Trung Quốc và Peru đã nhất trí nghiên cứu tính khả thi của dự án đường sắt xuyên lục địa dài 5.300 m, dự kiến nối nối bờ Đại Tây Dương của Brazil với bờ Thái Bình Dương của Peru, Xinhua đưa tin.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cương (trái) trong cuộc gặp với Tổng thống Peru Ollanta Humala ngày 22/5
Thỏa thuận trên diễn ra khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Peru, chặng dừng chân thứ 3 trong chuyến công du Nam Mỹ. Hồi tuần này, Brazil và Trung Quốc đã nhất trí về nghiên cứu tính khả khi của dự án đường sắt.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Peru Ollanta Humala ngày 22/5, ông Lý đã kêu gọi thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ, năng lượng sạch, khai mỏ, nông nghiệp, trồng rừng và đánh bắt.
Ông Lý cũng cho biết hai chính phủ nên hợp tác về các vấn đề tài chính, trong đó có biện pháp nhằm thực hiện thanh toán thương mại bằng đồng nội tệ, và một kế hoạch hoán đổi tiền tệ.
Tuyến đường sắt xuyên lục địa có thể trải rộng từ dãy Andes tới Thái Bình Dường và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa sang châu Á.
Video đang HOT
Xinhua đưa tin rằng cả Trung Quốc và Mỹ La-tinh đều được hưởng lợi từ dự án bằng việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, và cho phép Trung Quốc xuất khẩu khả năng công nghiệp và đầu tư.
Tổng thống Humala nói sự tham gia của Trung Quốc trong dự án là “không thể thiếu được”.
Ngoài việc nghiên cứu dự án đường sát, hai nước ngày 22/5 cũng ký kết các thỏa thuận hợp tác về khả năng công nghiệp, năng lượng, khai mỏ, cơ sở hạ tầng, kiểm dịch, chăm sóc y tế và hàng không vũ trụ.
Hồi tháng 1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết khoảng đầu tư 250 tỷ USD vào khu vực Mỹ La-tinh trong 10 năm tới, một phần trong nỗ lực nhằm tăng cường sự ảnh hưởng của quốc gia khát năng lượng tại một khu vực Mỹ vốn thống trị từ lâu.
Ông Li cũng đã chứng kiến việc ký kết hàng loạt thỏa thuận trong chuyến thăm Brazil hồi tuần này, từ việc mua các máy bay chở khách Embraer của Brazil với giá 1 tỷ USD cho tới việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thịt bò của nước này.
An Bình
Theo Dantri
Trung - Ấn ký hàng loạt hợp đồng trị giá 22 tỷ USD
Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Trung Quốc, các doanh nghiệp hai nước ngày 16/5 đã ký loạt hợp đồng trị giá hơn 22 tỷ USD, giữa lúc Bắc Kinh và New Delhi kêu gọi xây dựng niềm tin.
Thủ tướng Ấn Độ Modi (trái) gặp gỡ người đồng cấp phía Trung Quốc (phải) (Ảnh: Getty)
Phát biểu tại lễ ký kết hợp đồng với sự hiện diện của lãnh đạo hơn 200 doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng Ấn Độ Modi nói: "Hãy cùng hợp tác vì các lợi ích chung. Giờ Ấn Độ đã sẵn sàng hợp tác kinh doanh".
Các hợp đồng được ký kết trong ngày cuối cùng của chuyến thăm chính thức kéo dài 3 ngày của nhà lãnh đạo Ấn Độ. Hiện thâm hụt cán cân thương mại của Ấn Độ với quốc gia láng giềng đang ngày càng tăng.
Dù nổi tiếng với quan điểm cứng rắn, ông Modi đã có nhiều động thái tiếp cận với Bắc Kinh kể từ khi nhậm chức hồi năm ngoái, và mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế từ chuyến công du này, nhằm hiện thực hóa các cam kết khi tranh cử về việc tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hai chiều lớn nhất của Ấn Độ với tổng kim ngạch năm 2014 đạt 71 tỷ USD. Tuy vậy, Ấn Độ lại đang là nước nhập siêu từ Trung Quốc hơn 38 tỷ USD, cao gấp 38 lần mức 1 tỷ USD giai đoạn 2001 - 2002.
Theo danh sách các hợp đồng được công bố, các ngân hàng Trung Quốc đã ký nhiều hợp đồng cấp vốn cho doanh nghiệp ngành tài chính Ấn Độ. Ngoài ra cũng có các hợp đồng viễn thông, thép, năng lượng mặt trời và lính vực điện ảnh.
"Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng thể ký này thuộc về châu Á", ông Modi phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp trước lễ ký kết. Ông cũng chào đón vốn đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực như nhà ở, năng lượng tái tạo, đường sắt cao tốc, tàu điện ngầm, cảng biển và sân bay.
Trước đó ông Modi đã tiếp kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, quê nhà của ông Tập.
Mối quan hệ giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới thời gian qua vẫn gặp nhiều trắc trở, kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962.
"Mối quan hệ của chúng ta những thập niên gần đây vẫn phức tạp", ông Modi nói, và cho biết thêm có những vấn đề "gây trở ngại cho sự phát triển suôn sẻ mối quan hệ của chúng ta".
Về phần mình, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 15/5 thừa nhận "chúng ta không thể phủ nhận việc có những bất đồng giữa chúng ta", nhưng cho biết "chúng ta có nhiều lợi ích chung hơn là khác biết".
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Nga và Trung Quốc thảo luận "Vành đai kinh tế con đường tơ lụa" Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga, ông Igor Shuvalov ngày 29/3 cho biết triển vọng hợp tác giữa nước này và Trung Quốc về việc triển khai Vành đai kinh tế con đường tơ lụa sẽ được thảo luận bởi lãnh đạo hai nước trong chuyến thăm Nga vào tháng Năm tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tổng thống...