Trung Quốc nuôi mộng “Đế chế kinh tế Trung Hoa” toàn cầu
Trung Quốc đang chiếm lĩnh không gian kinh tế thế giới bằng chính sách “cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền”.
Trung Quốc nỗ lực mua lai các thương hiệu truyền thông, Internet
Vừa qua, hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ cho biết, một tập đoàn của các nhà đầu tư Trung Quốc lâp kế hoạch mua toàn bộ công ty Opera Software ASA của Na Uy – nhà phát triển trình duyệt web Opera.
Nhóm công ty Internet của Trung Quốc đã thỏa thuận được vơi nhà cung cấp trình duyệt lớn thứ năm trên thế giới về những điều khoản cua hơp đông tri giá 1,2 tỷ USD.
Chủ đầu tư của dự án la tâp đoan Trung Quôc “Golden Brick Silk Road”, trong nhom nay con co công ty phát hanh cac trò chơi điên tư “Beijing Kunlun Tech Co”, công ty phát triển phần mềm bảo mật “Qihoo 360″ và công ty đầu tư tài chính “Yonglian”.
Cac chủ sở hữu và ban lanh đao công ty “Opera Software ASA” đã phê duyệt giao dịch nay và khuyến cáo cac cổ đông nên chấp nhận nó, bởi các nhà đầu tư Trung Quốc đê xuât mua môi cổ phiếu được định giá cao hơn 56% so với giá bình quân trong hơn 1 tháng, kể từ đầu tháng 1-2016.
Đăc biêt la, ho cam kết sẽ trả tiền mặt để mua trọn gói số lượng cổ phiếu. Nhơ đo, cac chu sơ hưu của Trung Quốc co thê toàn quyền bán cac loai sản phẩm Opera cho người dùng trên mobile và máy tính, và được hưởng lợi từ kinh doanh quảng cáo trên trình duyệt Opera.
Về thực chất, trong những năm qua, Trung Quốc đang tích cực tiêp cân không gian Internet toàn cầu nhưng trở ngại chính trên con đường nay la sự thống trị của các công ty phương Tây.
Trung Quốc đang nuôi tham vọng xây dựng “Đế chế Trung Hoa” về kinh tế trong phạm vi toàn cầu
Hơp đông mua lai Opera là một nỗ lực thành công nhăm phá vỡ thế độc quyền của cac tâp đoan nươc ngoai đang đi đâu trong linh vưc Internet, cung như đê mở rộng quyền kiểm soát không gian mạng.
Video đang HOT
Công ty cung cấp trình duyệt web Opera là một trong những tài sản quan trọng mà chính quyền Bắc Kinh nhắm tới. Người Trung Quốc nhận thấy điều quan trọng nhât không phải là bản thân trình duyệt Opera, ma la hai thành phần khác.
Trươc hêt, ngoài những lợi ích về quảng cáo, phần mềm duyệt web còn là một công cụ để gây ảnh hưởng đến hàng triệu và có thể là hàng trăm triệu người dùng Internet trên toàn thế giới.
Thứ hai là bất kỳ trình duyệt Internet nào cũng là một cầu nối giưa các ứng dụng web. Mỗi ứng dụng giải quyết nhưng vấn đề cu thê, không phải lúc nào cũng bảo đảm an toàn cho chủ thể sử dụng.
Noi môt cach hinh anh, trong may tinh lưu rât nhiêu trang web và phần mềm co thê thưc hiên những hành động khác nhau, từ việc bí mật quan sát, theo dõi cuộc sống của con người, cho đến viêc phá hoại hay theo doi, đánh cắp cac tài liệu của các chủ thể Internet, cả dân sự lẫn quân sự.
Trung Quốc đang nỗ lực mua lai các thương hiệu khách sạn- du lịch
Vừa qua, một công ty bảo hiểm của Trung Quốc là Tập đoàn Bảo hiểm An Bang đa trả giá (bằng tiền mặt) 76 USD cho môi cổ phiêu của chuỗi khách sạn Mỹ Starwood Hotels & Resorts, vượt trươc đôi thu cua minh là tập đoàn Marriott, với đê nghi tra giá 72 USD cho môi cổ phiêu.
Các công ty Trung Quốc đã mua đứt công ty “Opera Software ASA”, cha đẻ của phần mềm Internet Opera
Cac doanh nhân Trung Quốc sẵn sàng chi trả ngay lập tức 13 tỷ USD bằng bất cứ hình thức thanh toán nào cho toàn bộ gói khách sạn. Nêu ho đat thanh công thi đây se la hơp đông lớn nhất trong lịch sử các công ty Trung Quốc hoat đông trên thị trường bất động sản toàn cầu.
Đa tư lâu Bắc Kinh quan tâm đến kinh doanh khách sạn và đã hành động rất tích cực trong lĩnh vực này. Suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới không phải là một trở ngại đôi vơi Trung Quốc mà ngược lại, Băc Kinh lợi dụng những khó khăn này để sở hữu nhiêu khách sạn ở các khu vưc khac nhau trên khăp thế giới.
Cân phai lưu y răng, Trung Quôc mua nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Từ Starwood cho đến Marriott, Hilton và bây giơ trên thế giới đã có một cách nhìn nhận mới là “khách sạn tốt nhất trên thế giới là của ngươi Trung Quốc”.
Theo_Báo Đất Việt
Bậc thầy đổi trắng thay đen rồi đổ tội láng giềng
Khôngchỉ Việt Nam, Philippines mà cả một cường quốc châu Á như Nhật Bản cũng bị TQ đe dọa.
Từ chủ nghĩa dân tộc nước lớn
Chủ nghĩa dân tộc là một thứ tình cảm mới lạ được đưa vào Trung Hoa thông qua chính sự xâm lấn của phương Tây. Chủ nghĩa dân tộc ở TQ hoàn toàn không giống với những quốc gia khác. Một nền văn minh lâu đời cộng với chính "thế kỷ ô nhục" đã tạo nên một thứ chủ nghĩa dân tộc nước lớn đặc trưng: chủ nghĩa Đại Hán. Chẳng hạn họ cho rằng cho rằng đất nước TQ muốn hùng mạnh và phát triển không phải chỉ kiểm soát phần lãnh thổ cốt lõi của TQ mà còn cần phải kiểm soát các "khu vực đệm" xung quanh TQ
Thứ chủ nghĩa dân tộc đặc trưng Trung Hoa này tạo ra một tâm lý mà trong đó người dân và cả giới lãnh đạo cảm thấy bị chèn ép, bị đối xử không công bằng và xuất phát từ tâm lý hận thù, với "thế kỷ ô nhục" là khởi nguồn.
Nhiều học giả TQ cổ súy cho những tư tưởng bành trướng, sử dụng vũ lực mà không cân nhắc thiệt hơn, tạo ra một nhận thức cho rằng dân tộc Trung Hoa đang bị các nước khác, mà đứng đầu là Mỹ chèn ép.
Phần lớn các học giả này tới từ quân đội TQ hay đại diện cho các thành phần hiếu chiến trong xã hội TQ. Sau sự kiện cắt cấp tàu Bình Minh 02 vào năm 2011, Trung tướng Peng Guangqian - Phó tổng thư ký Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia TQ, đã tuyên bố rằng TQ từng dạy cho Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam một bài học lớn hơn do Việt Nam và Philippines liên tục "khiêu khích TQ" trong tranh chấp tại biển Đông.
Hay một nhân vật khác là Thiếu tướng Luo Yuan - Phó tổng thư kỳ Hội khoa học lịch sử quân sự TQ luôn luôn đưa ra các ý kiến "diều hâu" khi cho rằng TQ nên sử dụng các biện pháp quân sự nhằm khống chế các khu vực xung quanh, bất kể lợi ích của các nước khác trong khu vực. Thiếu tướng Han Xudong, người đang giảng dạy tại Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, thì cho rằng TQ đã đến lúc nên từ bỏ chính sách chống bành trướng mà nước này đã thực hiện nhiều năm nay.
Mặc dù đây chỉ là những tiếng nói của một bộ phận nhỏ học giả, nhưng chúng lại đặc biệt có những tác động rất lớn tới dư luận TQ, đặc biệt là giới trẻ. Các ý kiến "diều hâu" kể trên đã được các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng thông tấn lớn ở TQ đăng tải, qua đó tuyên truyền những tư tưởng dân tộc nước lớn cực đoan, qua các lập luận dựa tâm lý bị chèn ép và đối xử không công bằng trong môi trường quốc tế hiện đại.
TQ không ngừng gây hấn trên Biển Đông nhưng lại "rêu rao" mình là nạn nhân. Trong ảnh: Tàu TQ dùng vòi rồng tấn công tàu thực thi pháp luật của VN tháng 6/2014. Ảnh: Hoàng Sang
... tới tư duy đối ngoại mâu thuẫn
"Thế kỷ ô nhục" cũng như nhận thức về tính tất yếu của lịch sử thúc đẩy TQ cố gắng xây dựng sức mạnh đủ để bảo vệ những gì TQ quản lý cũng như đòi lại "những gì đã mất".
"Thế kỷ ô nhục" đã chứng minh một điều rằng TQ thiếu các nguồn lực và kiến thức cần thiết để thích ứng với thế giới đầy biến động khi đó. Các học giả thời kỳ cuối Thanh cũng như trong các thời kỳ đầu sau khi nước Trung Hoa mới được thành lập liên tục tìm hiểu lý do để giải thích cho khoảng thời gian 100 năm ô nhục đó và tìm ra những cách khắc phục, thúc đẩy sức mạnh của đất nước.
Tựu chung lại có thể tóm tắt từ quan điểm các học giả TQ bằng hai luồng tư tưởng: (1) các giá trị tinh thần của TQ bị xói mòn nghiêm trọng, ảnh hưởng của đất nước đối với các khu vực xung quanh bị suy giảm và (2) môi trường quốc tế thay đổi quá nhanh trong khi TQ lại không thể theo kịp và nắm bắt được những thay đổi đó.
Đối với các vấn đề chính trị quốc tế, đặc biệt là với vấn đề Biển Đông, TQ đứng trước hai trạng thái mâu thuẫn, thứ nhất là mong muốn thể hiện sức mạnh để giành lại vinh quang đã mất từ "thế kỷ ô nhục". Điều này được thể hiện rất rõ qua các tuyên bố hiếu chiến của phe "diều hâu TQ" như của tướng Peng Guangqian nói trên.
Không chỉ Việt Nam, Philippines mà cả một cường quốc châu Á như Nhật Bản cũng bị TQ đe dọa. Dựa vào sự gia tăng mạnh mẽ về lực lượng quân sự, TQ luôn muốn thể hiện vai trò cường quốc hàng đầu ở khu vực châu Á, để thể hiện sức mạnh của cường quốc quân sự. Từ đó, Bắc Kinh sẽ giành lại vinh quang đã mất, đặc biệt là trước Nhật Bản, để trả mối thù lịch sử của "thế kỷ ô nhục" khi phát xít Nhật chiếm đóng TQ trong giai đoạn thế chiến hai.
Tuy nhiên, trạng thái thứ hai mà TQ thể hiện trước nhân dân và khi biện hộ cho các hành động gây hấn của mình lại hoàn toàn mâu thuẫn với trạng thái thứ nhất. TQ liên tục coi mình là nạn nhân của các nước xung quanh, luôn bị xâm chiếm và gây hấn. TQ làm sai lệch dư luận đối với những tranh chấp ở Biển Đông bằng cách bôi xấu và "đổ tội" cho các nước láng giềng.
Lợi dụng các phương tiện truyền thông, TQ đã cố tình thể hiện cho người dân thấy bản thân TQ không chủ động gây sự mà bị "ép" nên buộc phải phản ứng. "Thế kỷ ô nhục" đã qua đi rất lâu, nhưng ám ảnh về một TQ "yếu ớt" vẫn còn được các chính trị gia nước này tận dụng như một quân bài để kích động chủ nghĩa dân tộc.
Trong một số vấn đề về luật quốc tế ở khu vực, Bắc Kinh cũng thể hiện tâm lý coi thường. TQ kí kết UNCLOS nhưng lại tự tách mình ra khỏi các cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Ngay cả trong các hội nghị khu vực như ARF và EAS, khi hầu hết các nước đều chỉ trích TQ vì các hành động gây hấn tại biển Đông, TQ vẫn duy trì các hành động bất chấp luật pháp quốc tế vì cho rằng mình bị chèn ép và đối xử thiếu công bằng.
"Thế kỷ ô nhục" và các yếu tố văn hoá và lịch sử liên quan có tác động mạnh mẽ tới chính sách và tư duy đối ngoại của TQ hiện tại. Với giấc mơ Trung Hoa, các nước láng giềng sẽ còn phải đối mặt với một nước TQ hăng hái hơn, cả tích cực và tiêu cực, trong quá trình tìm kiếm lại vị thế vốn có của mình tại khu vực.
Nguyễn Thế Phươngnghiên cứu viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Đại học KHXH&NV TP. HCM.,
Theo Vietnamnet
Ngoại trưởng Mỹ thăm Nga để bàn vấn đề nóng của toàn cầu Bộ Ngoại giao Nga trong thông báo của mình về chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ có nhắc đến mối quan hệ hai nước đang trong giai đoạn phức tạp. Bộ Ngoại giao Nga ngày 19/3 thông báo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tới thăm Nga trong 2 ngày (23-24/3 tới). Thông báo này cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Kerry sẽ gặp...