Trung Quốc nóng mặt với phát biểu của Mỹ tại Đối thoại Shangri-La
Ngay sau khi nghe bài phát biểu với nhiều lời chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sáng 30.5, phái đoàn Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-La (Singapore) đã nóng mặt lên tiếng bào chữa về hoạt động cải tạo đảo phi pháp trên Biển Đông.
Tàu vận tải công trình của Trung Quốc và một số cơ sở phi pháp do nước này xây dựng ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Mai Thanh Hải
Phái đoàn Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-La tại Singapore sáng 30.5 vừa phải nghe nhiều chỉ trích từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter. Ngay sau đó, một thành viên phái đoàn Trung Quốc đã lên tiếng phản ứng về bài phát biểu của ông Carter.
Theo Reuters, đại tá Triệu Tiểu Trác, thành viên phái đoàn Trung Quốc cho rằng việc chỉ trích Trung Quốc làm ảnh hưởng tới hòa bình và an ninh khu vực thông qua các hoạt động xây dựng đảo trên Biển Đông là sai (?).
Ông ta ngụy biện rằng tự do hàng hải ở Biển Đông không phải là vấn đề vì Trung Quốc không làm gì ảnh hưởng đến quyền tự do đó.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter đã có bài phát biểu trước các quan chức quốc phòng tại Đối thoại Shangri-La, trong đó chỉ trích hành động và quy mô cải tạo đảo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, thậm chí lo ngại về nguy cơ Trung Quốc quân sự hóa các đảo đó.
Mặc dù không có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng Mỹ luôn nhấn mạnh quyền lợi của mình trong việc bảo đảm tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông. Chính vì vậy, không chỉ tại Đối thoại Shangri-La lần này, mà trong các bài phát biểu trước đó các quan chức Mỹ cũng đề cập và tập trung vào an ninh hàng hải, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có những hoạt động thách thức trên Biển Đông.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Trung Quốc không thể dùng đảo nhân tạo để củng cố chủ quyền Biển Đông
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương, ông Daniel Russel ngày 13.5 cho biết hành động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng khu vực và không thể giúp Bắc Kinh củng cố những tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương, ông Daniel Russel - Ảnh: Reuters
Ông Russel đưa ra phát biểu trên trong phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 13.5, trước thềm chuyến thăm Trung Quốc cùng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào cuối tuần này, theo hãng tin AP (Mỹ).
Theo ông Russel, dù cho Trung Quốc có xây dựng đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam có lớn đến cỡ nào đi chăng nữa thì Bắc Kinh cũng không thể "sản xuất ra chủ quyền" của nước này tại đây.
Ông Russel cho biết, Mỹ kêu gọi các bên kiềm chế trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, và những hành động gây hấn của Trung Quốc làm tổn hại đến chính hình ảnh của nước này. Mỹ có vai trò đảm bảo an ninh khu vực, "Nếu chiến lược của Trung Quốc nhắm vào việc loại trừ chúng tôi, nước này sẽ bị phản pháo, nhưng ngoại giao vẫn tiếp tục là giải pháp đầu tiên", ông Russel nói.
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ tiến hành phiên điều trần sau khi Lầu Năm Góc đang cân nhắc việc điều động máy bay quân sự và tàu chiến tuần tra quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây trái phép ở Trường Sa, nhằm đảm bảo tự do hàng không và hàng hải ở Biển Đông.
Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố những đảo nhân tạo thuộc chủ quyển của nước này. Nhưng ông David Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chịu trách nhiệm khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, khẳng định rằng Trung Quốc không có chủ quyền tại những đảo nhân tạo mà họ đang xây dựng.
Các công trình Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên nền đảo nhân tạo trên Đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tháng 2.2015 - Ảnh: Asahi Shimbun
Trong phiên điều trần, các thượng nghị sĩ Mỹ đã bày tỏ lo ngại và yêu cầu chính quyền Tổng thống Barack Obama có những biện pháp mạnh mẽ hơn đối với những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Bob Corker, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ phàn nàn chính quyền ông Obama thiếu "chính sách chặt chẽ", và tranh cãi về quan điểm của chính quyền Obama cho rằng Trung Quốc đang mất dần tầm vóc quốc tế vì những hành động gây hấn của họ.
"Tôi thấy Trung Quốc chẳng phải trả giá gì cho những hành động của họ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Hoàn toàn không. Sự thật tôi thấy chính chúng ta mới phải trả giá. Chúng ta nhìn thấy bạn bè của chúng ta lo ngại, tự hỏi chúng ta đang ở đâu, cam kết bảo vệ họ ở mức độ nào", ông Corker nói.
Thượng nghị sĩ Ben Cardin cũng không hài lòng khi cho rằng đôi lúc Mỹ chỉ phản ứng trước những hành động gây hấn của Trung Quốc bằng "thông cáo báo chí".
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Thủ tướng Abe: Khó có chuyện quân đội Nhật quét thủy lôi ở Biển Đông Khó có khả năng Nhật Bản triển khai các đơn vị Lực lượng phòng vệ (SDF) đến thực hiện việc quét thủy lôi ởBiển Đông. Tàu chiến Nhật Bản và Mỹ trong một cuộc tập trận quét thủy lôi - Ảnh: Chụp từ website của tờ Asahi Shimbun Đó là phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc họp của...