Trung Quốc “nóng mặt” vì Mỹ tính tăng cường hợp tác quân sự với Đài Loan
Phản ứng trước kế hoạch tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác quân sự với Đài Loan của Mỹ, Trung Quốc đã phản đối và đồng thời cảnh báo Washington không làm tình hình khu vực mất ổn định.
Các quân nhân Đài Loan trong một cuộc diễn tập năm 2017. (Ảnh minh họa: AFP)
Hồi tháng 5, Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ đã công bố một báo cáo trong đó có dự trù kinh phí quốc phòng Mỹ trong năm 2019. Trong văn bản này, cơ quan thuộc quốc hội Mỹ đã nêu rõ hạng mục tăng cường hợp tác quân sự với Đài Loan, thông qua hàng loạt các hoạt động như diễn tập chung, các thương vụ bán vũ khí, và Washington sẽ gia tăng hiện diện quân sự ở biển Hoa Đông. Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật về chi tiêu ngân sách quốc phòng, dù dự luật chưa được Hạ viện chấp thuận.
Ngày 25/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết Bắc Kinh không hài lòng với kế hoạch chi tiêu quốc phòng của Mỹ và định hướng trong quan hệ của Mỹ với Đài Loan. Ông Cảnh nói rằng nếu dự luật được thông qua, nó sẽ làm ảnh hưởng tới niềm tin và sự hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ, cũng như đe dọa tới sự ổn định của khu vực eo biển Đài Loan.
Bắc Kinh cho rằng Mỹ nên từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh và gạt đi những nội dung trong bản kế hoạch mà Trung Quốc cho rằng có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ song phương giữa 2 nước.
Đài Loan từ lâu là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Trung-Mỹ. Mỹ mặc dù không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, song Washington vẫn ngầm tăng cường năng lực phòng vệ cho hòn đảo này thông qua các hợp đồng mua sắm vũ khí. Trong khi đó, Trung Quốc từ lâu vẫn yêu cầu Mỹ phải tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc”.
Năm 2015, cựu Tổng thống Barack Obama đã duyệt bán hợp đồng vũ khí trị giá 1,83 tỷ USD cho Đài Loan, trong khi Tổng thống kế nhiệm Donald Trump đã thông qua Đạo luật đi lại Đài Loan, cho phép quan chức Mỹ tới và gặp gỡ các quan chức hòn đảo.
Video đang HOT
Trong thông cáo báo chí ngày 25/7, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đã giao hợp đồng trị giá 307 triệu USD cho hãng Raytheon, nhằm cung cấp tên lửa “sát thủ chống tăng” Javelin cho 6 đối tác, trong đó có Đài Loan.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Mỹ sẽ làm gì nếu TQ quyết thu hồi Đài Loan bằng vũ lực?
Mỹ từ trước đến nay luôn cam kết sẽ can thiệp nếu Đài Loan bị tấn công, dù chỉ có một số ít người Mỹ muốn gửi quân đến bảo vệ đảo Đài Loan.
Trung Quốc có khả năng thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), các nhà phân tích Mỹ cho rằng chiến lược thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực của Trung Quốc, có thể được thực hiện quãng thời gian Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nắm quyền, là một điều khá rủi ro.
Cụ thể, Trung Quốc có thể không vội vàng thu hồi đảo Đài Loan, mà tấn công các đảo nhỏ trước, phong tỏa hải cảng, tung đòn tấn công mạng nhằm khiến hệ thống thông tin liên lạc trên đảo Đài Loan tê liệt.
Vấn đề nằm ở chỗ các chiến lược trên vẫn phải phụ thuộc vào việc chính quyền trên đảo có đầu hàng hay không. Cách duy nhất buộc Đài Loan đầu hàng là quân đội Trung Quốc phải nắm quyền kiểm soát các thành phố lớn trước.
Theo các chuyên gia Mỹ, ngay cả khi Washington chưa can thiệp, Đài Loan có thể gây thương vong lớn cho Trung Quốc nhờ mạng lưới phòng vệ dày đặc ở khu vực bờ biển dài 160km.
Hiện tại, năng lực đổ bộ bờ biển của Trung Quốc vẫn còn hạn chế, sử dụng các tàu di chuyển chậm và dễ trở thành mục tiêu của đối phương. Ngược lại, Đài Loan hiện có 180.000 quân chính quy và 1,5 triệu quân dự bị sẵn sàng chiến đấu.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc.
Nếu Mỹ quyết định can thiệp, máy bay Mỹ chỉ mất vài giờ để đến được Đài Loan. Trung Quốc có thể sử dụng tên lửa xua đuổi máy bay Mỹ, nhưng điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến số tên lửa còn lại để tấn công Đài Loan, làm tăng nguy cơ đồng minh Mỹ như Nhật Bản cũng can thiệp.
Ngay cả khi thu hồi được Đài Loan, Trung Quốc sẽ mất rất nhiều thời gian để làm ổn định tình hình trên đảo, như những gi xảy ra ở Tây Tạng.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất là phản ứng của Mỹ. Chính phủ Mỹ cho đến nay luôn cam kết bảo vệ Đài Loan trước khả năng Trung Quốc tấn công.
Nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các đồng minh Mỹ ở châu Á phải hoài nghi bởi tuyên bố có thể rút quân khỏi Hàn Quốc. 18 tháng kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump chưa có động thái rút quân nào ở châu Á.
Các cố vấn của ông Trump không chỉ thể hiện lập trường bảo vệ lợi ích của Mỹ ở vành đai tây Thái Bình Dương, muốn kiểm soát sư bành trướng của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến thăm Trung Quốc hồi tháng trước.
Điều này cho thấy Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ nhiều hơn là đối tác. Điển hình là động thái quyết liệt của Mỹ trên Biển Đông.
Tuy nhiên, chỉ có số ít người dân Mỹ ủng hộ đưa binh sĩ đến bảo vệ Đài Loan, trong trường hợp Trung Quốc tấn công. Giới lãnh đạo Mỹ thì kiên quyết ủng hộ bởi Đài Loan là quân bài chiến lược thể hiện vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực.
"Đài Loan giống như một &'tàu sân bay không thể chìm', nằm ở chuỗi đảo thứ nhất, ngăn Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng ra khu vực Thái Bình Dương", theo SCMP.
Có thể nói, Mỹ không can thiệp vào tình hình Đài Loan khi căng thẳng với Trung Quốc trong khu vực leo thang sẽ là một điều bất ngờ. Mỹ chỉ nói rằng có thể sẽ không can thiệp nếu Đài Loan gây hấn Trung Quốc trước.
SCMP nhận định, với lập trường cương quyết của giới lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ phải tìm cách đối phó khác với Đài Loan, hơn là de dọa sử dụng vũ lực.
Theo Danviet
Chiến hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan giữa căng thẳng với Trung Quốc Việc hai chiến hạm Mỹ đi qua khu vực nhạy cảm với Trung Quốc khiến hai bên có nguy cơ leo thang căng thẳng sau một loạt mâu thuẫn. Tàu khu trục USS Benfold của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy. Một quan chức Hải quân Mỹ xác nhận hai tàu khu trục USS Mustin và USS Benfold hôm qua hướng về phía...