Trung Quốc ‘nóng mặt’ vì Mỹ đưa tàu tên lửa đến Nhật Bản
Khi Mỹ vừa công bố đưa tàu tuần dương tên lửa đến Nhật Bản, chuyên gia quân sự Trung Quốc đã lớn tiếng đe dọa: Hải quân Trung Quốc có năng lực bắt được nó…
Báo chí Trung Quốc ngày 19/6 đưa tin, Bô Quôc phong My ngày 18/6 tuyên bố, tàu tuần dương tên lửa USS Chancellorsville Hải quân Mỹ (hoàn thành cải tạo hiện đại hóa) đến Nhật Bản, gia nhập lực lượng triển khai tuyến đầu của Hải quân Mỹ.
Mỹ triển khai tàu tên lửa ngay sát nách Trung Quốc
Tàu này là tàu tuần dương lớp Ticonderoga đầu tiên đã được nâng cấp hệ thống tác chiến Aegis Baseline 9, lần nâng cấp này có thể giúp cho tàu có năng lực kiểm soát hỏa lực phòng không nhất thể hóa (NIFC-CA).
Việc cải tạo nâng cấp Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản theo kế hoạch sẽ giúp cho tàu khu trục của Nhật Bản có nhiều sự lựa chọn hơn trên phương diện hành động hiệp đồng với tàu chiến Quân đội Mỹ sau khi hoàn thành cải tạo nâng cấp.
Tàu USS Chancellorsville sẽ triển khai ở căn cư hai quân Yokosuka Nhật Bản. Chỉ huy tàu này cho biêt, việc gia nhập tàu này “sẽ cung cấp năng lực tác chiến mạnh cho lực lượng bố trí tuyến đầu Hai quân My tai khu vưc nay”.
Điều tàu USS Chancellorsville đến Nhật Bản là một phần của một kế hoạch tổng thể của Hai quân My, kế hoạch này nhằm điều một bộ phận hệ thống tác chiến mới nhất, mạnh nhất của Mỹ tới khu vưc Tây Thai Binh Dương.
Hai quân My có kế hoạch điều 14 tàu chiến dẫn đầu là tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN-76 đến Yokosuka; dự tính tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ đến đây vào mùa thu năm nay.
Ngoài ra, nửa sau năm 2017 sẽ còn có 2 tàu chiến trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực phòng không nhất thể hóa được điều tới Nhật Bản.
Video đang HOT
Theo các quan chức tại căn cứ Yokosuka, kế hoạch triển khai 3 tàu tuần dương tên lửa có trang bị Aegis đến Nhật Bản nằm trong chiến lược do Washington vạch ra, xoay trục về khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đây là một trong những kế hoạch quan trọng nhất của Hải Mỹ kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Qua đó tăng cường sức mạnh quân đội tại các căn cứ châu Á và củng cố lòng tin với đồng minh thân cận của mình.
Trước sự kiện tàu tên lửa này tới Nhật, truyền thông Trung Quốc đã tỏ rõ thái độ đe dọa hống hách. Tờ Nhân Dân ngày 18/6 đưa tin, tác chiến dưới nước sắp có một cuộc cách mạng công nghệ. Đối với lực lượng tác chiến săn ngầm, biển lớn sẽ lần đầu tiên trở nên trong suốt, điều này sẽ đe dọa Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại đầy tham vọng ở các vùng biển xa xôi.
Bài báo dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc, Tống Trung Bình cho rằng, Mỹ hiện nay muốn điều tàu ngầm đến cửa nhà nước khác, và nói bảo vệ an ninh tự thân của nước khác là đã tạo ra mối đe dọa cho Mỹ.
Tống Trung Bình cho rằng, mối đe dọa này là do Mỹ tự tìm lấy, tàu ngầm của Mỹ chủ động chạy đến cửa nhà nước khác thực ra là đã tạo ra mối đe dọa cho nước khác.
Theo Tống Trung Bình, Trung Quốc cũng đang phát triển máy bay tuần tra săn ngầm GX-6. Các máy bay tuần tra săn ngầm cỡ lớn của Nga như IL-38, Tu-142 thực sự sẽ tạo ra mối đe dọa nhất định đối với Mỹ.
Mặc dù tàu ngầm hạt nhân Mỹ có tiếng ồn khá thấp, nhưng khi nó đi qua biển gần của nước khác, dễ bị thiết bị định vị thủy âm bố trí dưới nước phát hiện, lộ ra hành tung, điều này đương nhiên sẽ đe dọa an toàn của tàu ngầm hạt nhân Mỹ.
Hơn nữa hiện nay, các tàu chiến của các nước như tàu mặt nước, tàu ngầm hạt nhân đều có năng lực săn ngầm nhất định.
“Nếu có tàu ngầm muốn gây chuyện ở cửa nhà của Trung Quốc, Hải quân Trung Quốc có năng lực bắt được nó. Tàu ngầm Mỹ nếu muốn an toàn, chỉ có thể rơi khoi biển gần của nươc khac”, Tống Trung Bình đe dọa.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Philippines sắp tập trận gần Biển Đông với Mỹ, Nhật Bản
Các quan chức ở Manila xác nhận Philippines sẽ tập trận gần Biển Đông với đồng minh Mỹ và đối tác chiến lược Nhật Bản vào tuần tới.
Các quan chức ở Manila xác nhận Philippines sẽ tập trận gần Biển Đông với đồng minh Mỹ và đối tác chiến lược Nhật Bản vào tuần tới.
Về mặt kỹ thuật, các cuộc tập trận gần Biển Đông với Mỹ đã bắt đầu vào ngày 18/6, nhưng sẽ được chính thức khai trương vào ngày 22 và kéo dài hết tháng 6/2015. Đây là một phần của chương trình "Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển" (CARAT) hàng năm mà Mỹ tiến hành với một số quốc gia Nam Á và Đông Nam Á.
Mỹ sẽ đưa tàu chiến đấu duyên hải USS Fort Worth tham gia tập trận.
Trong các cuộc tập trận này, Mỹ sẽ sử dụng tàu chiến đấu duyên hải USS Fort Worth, còn Philippines sẽ triển khai các tàu chiến BRP Gregorio del Pilar và BRP Ramon Alcaraz.
Phát ngôn viên của Hạm đội Philippines, Trung tá Liezel Vidallon biết các bài tập sẽ liên quan đến một vụ tai nạn máy bay trực thăng giả định và cứu hộ, bắn đạn thật, luyện tập kỹ năng hạ cánh boong tàu và huấn luyện đào tạo các hệ thống vũ khí.
Philippines sẽ triển khai các tàu chiến BRP Gregorio del Pilar và BRP Ramon Alcaraz tham gia tập trận CARAT Philippines 2015.
Trung tá Vidallon cũng nhấn mạnh rằng việc tổ chức các cuộc tập trận CARAT Philippines 2015 gần Biển Đông là một phần trong kế hoạch thường xuyên và không liên quan đến tranh chấp đang diễn ra với Trung Quốc.
Các cuộc tập trận với Nhật Bản - cuộc tập trận thứ hai giữa Tokyo và Manila - sẽ được tổ chức một cách riêng biệt, nhưng cũng xảy ra đồng thời với các cuộc tập trận CARAT. Hồi đầu tháng này, phát ngôn viên Hải quân Philippines , Đại tá Edgard Arevalo xác nhận rằng các cuộc tập trận sẽ là một phần của các hoạt động trong chuyến thăm Philippines của Lực lượng Phòng vệ biển của Nhật Bản( JMDSF) từ ngày 22 đến ngày 26/6.
Tuy nhiên, chi tiết cụ thể của các cuộc tập trận Philippines- Nhật Bản vẫn chưa được công bố. Báo The Philippine Star đưa tin phát ngôn viên Hải quân Lued Lincuna có thể không cho biết thông tin chi tiết như địa điểm tập trận. Nhưng đài truyền hình NHK của Nhật Bản trước đó đã đưa tin rằng các cuộc tập trận hải quân chung sẽ được tổ chức gần Biển Đông và MSDF sẽ cử một máy bay giám sát biển P-3C tham gia tập trận.
Nhật Bản sẽ cử một máy bay giám sát biển P-3C tham gia tập trận chung với Philippines gần Biển Đông.
Trước đó, Đại tá Edgard Arevalo đã tiết lộ rằng các cuộc tập trận hải quân Philippines-Nhật Bản sẽ bao gồm hỗ trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, đào tạo nhận thức tình huống và hợp tác hàng hải.
Cuộc tập trận này sẽ giúp hải quân Philippines làm quen với trang thiết bị hiện đại thông qua việc chia sẻ thông tin, kỹ thuật và thực hành kỹ thuật.
Các cuộc tập trận hải quân Philippines- Nhật Bản gần Biển Đông diễn ra ngay sau chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Benigno Aquino III trong tuần đầu tiên của tháng Sáu. Trong chuyến thăm này, Tổng thống Aquino và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đều cam kết sẽ tăng cường khía cạnh an ninh của quan hệ đối tác chiến lược Philippines-Nhật Bản thông qua một loạt các biện pháp và nhất trí mở các cuộc thảo luận về một Thỏa thuận thăm viếng sẽ cho phép Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản truy cập các căn cứ quân sự của Philippines.
Minh Châu (Theo The Diplomat)
Theo_Kiến Thức
Xem Lữ đoàn Phòng không 673 canh trời đêm Tác chiến đêm luôn luôn là thách thức với bộ đội phòng không, vì vậy chiến sĩ Lữ đoàn Phòng không 673 tập trung rất cao trong hoạt động huấn luyện này. Tác chiến đêm luôn luôn là thách thức với bộ đội phòng không, vì vậy chiến sĩ Lữ đoàn Phòng không 673 tập trung rất cao trong hoạt động huấn luyện...