Trung Quốc nói Vũ Hán sửa thống kê người chết vì COVID-19 là bình thường
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 17/4 cho biết chưa bao giờ có sự che đậy dịch bệnh ở Trung Quốc và chính phủ nước này không cho phép che đậy.
Trả lời phóng viên tại buổi họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói nước này “chưa bao giờ che đậy” việc dịch COVID-19 bùng phát và “không cho phép bất cứ sự che đậy nào”.
Ông Triệu nói việc sửa đổi con số thống kê các ca bệnh ở Vũ Hán là kết quả của quá trình xác minh, nhằm đảm bảo tính chính xác và việc sửa đổi này chỉ là “một thông lệ quốc tế bình thường”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. (Ảnh: Reuters)
Cơ quan y tế Vũ Hán hôm 16/4 bất ngờ điều chỉnh số người chết do COVID-19 tăng 50% lên 3.869, để cập nhật “báo cáo không chính xác, chậm trễ và thiếu sót”.
Theo báo cáo mới, các ca chết người được bổ sung chậm trễ vì lý do như một số bệnh nhân đã chết tại nhà mà không gặp bác sĩ hoặc không được xét nghiệm; báo cáo muộn và không đầy đủ do nhân viên y tế và các tổ chức bận điều trị và chống dịch; mạng lưới thông tin không phủ đến hết các bệnh viện.
Trung Quốc cho rằng, việc sửa đổi tương tự về số ca chết người cũng diễn ra ở thành phố New York, Mỹ vài ngày trước, khi bổ sung 3.700 trường hợp qua đời tại nhà trước lúc được xét nghiệm.
Video: Thành phố Vũ Hán hồi phục sau đại dịch COVID-19
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc rằng, họ cố tình báo cáo sai con số thực tế. Tuy nhiên, việc nước này liên tục sửa đổi dữ liệu trong suốt cuộc khủng hoảng, như việc thêm gần 15.000 ca bệnh do đổi phương pháp chẩn đoán vào tháng 2 – đã gây ra nhiều nghi vấn.
Nhiều nhà lãnh đạo thế giới trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai đặt câu hỏi về độ chính xác trong thông tin của Trung Quốc, khi phản ánh quy mô dịch bệnh.
Các quan chức tình báo Mỹ cho rằng Trung Quốc che giấu mức độ bùng phát và số lượng các ca chết người.
PHƯƠNG ANH
Trung Quốc thách Mỹ "cùng chơi"
Quan chức ngoại giao Bắc Kinh thách Washington "cùng chơi" sau khi Mỹ cắt giảm 60 phóng viên Trung Quốc thường trú tại nước này.
Mỹ lúc này đã khởi động trò chơi. Hãy cùng chơi", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh viết trên Twitter hôm 3/3.
Tuyên bố nhắm tới việc Mỹ hôm 2/3 quyết định giảm số phóng viên thường trú Trung Quốc tại Mỹ tại 5 cơ quan truyền thông của Trung Quốc gồm: Xinhua, mạng lưới Truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN), đài phát thanh China Radio International, China Daily và People's Daily. Tổng số phóng viên thường trú Trung Quốc của các cơ quan này đang là 160 người, nhưng theo yêu cầu của Washington, sẽ giảm còn 100 người vào ngày 13/3.
Việc cắt giảm diễn ra sau khi Mỹ coi 5 cơ quan truyền thông trên là thực thể tương tự đại sứ quán, yêu cầu phải cung cấp thông tin về nhân viên tại Mỹ. Các cơ quan này cũng được yêu cầu phải xin phép trước khi mua hoặc thuê bất động sản mới ở Mỹ.
"Chúng tôi lên án việc cắt giảm nhân viên của Mỹ tại các cơ quan truyền thông Trung Quốc - thực tế là trục xuất. Một bước đi nữa của áp bức chính trị và đạo đức giả trong tự do báo chí của Mỹ. Định kiến và ngăn chặn đối với truyền thông Trung Quốc", bà Hoa viết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong buổi họp báo tại Bắc Kinh tháng 9/2019. Ảnh: Xinhua.
Có ý kiến cho rằng việc cắt giảm phóng viên Mỹ tại Trung Quốc là động thái trả đũa sau khi Bắc Kinh trục xuất ba phóng viên của Wall Street Journal (WSJ), liên quan đến bài bình luận có tiêu đề "Trung Quốc - con bệnh thực sự của châu Á", đăng trên trang nhất WSJ hôm 3/2. Bắc Kinh chỉ trích bài viết "phân biệt chủng tộc", "giật gân" cũng như chỉ trích vì tạp chí không xin lỗi chính thức.
Hai trong ba phóng viên WSJ gồm Josh Chin, người Mỹ và Philip Wen, người Australia đã rời Trung Quốc, nhưng người còn lại là Chao Deng, đang mắc kẹt ở Vũ Hán khi đưa tin về Covid-19 ở thành phố bị xem là tâm dịch của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc thu hồi thẻ nhà báo của ba phóng viên.
Bà Hoa còn dẫn các thông tin rằng Mỹ có 29 cơ quan truyền thông tại Trung Quốc, trong khi con số này của Trung Quốc tại Mỹ là 9, đồng thời tố 21 nhà báo Trung Quốc bị từ chối cấp visa vào Mỹ từ năm ngoái.
Phát biểu tại họp giao ban Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên, cũng đưa ra quan điểm tương tự khi cho rằng động thái của Mỹ dựa trên "tâm lý và định kiến về ý thức hệ Chiến tranh Lạnh".
"Mỹ một mặt luôn tự hào về tự do báo trí, nhưng mặt khác lại cản trở hoạt động của truyền thông Trung Quốc ở Mỹ, cho thấy sự đạo đức giả của cái gọi là 'tự do báo chí' của Mỹ", ông Triệu nói, thêm rằng đây là hành động "bắt nạt bá quyền". Triệu cũng cho rằng quyết định của Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ mang lại tác động tiêu cực và gây thiệt hại nghiêm trọng cho quan hệ hai nước.
Các quan chức Mỹ cho biết quyết định cắt giảm phóng viên thường trú của báo Trung Quốc nhằm đáp trả "chính sách bắt nạt, quấy rối phóng viên Mỹ từ lâu" của Trung Quốc, nhưng khẳng định đây không phải động thái nhằm trục xuất các phóng viên có quốc tịch Trung Quốc.
Theo Mai Lâm (VNE)
Trung Quốc phủ nhận chỉ trích Pháp Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận họ đã chỉ trích cách Pháp đối phó Covid-19, nói rằng có "sự hiểu lầm" giữa hai bên. "Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra bình luận tiêu cực về cách Pháp xử lý dịch", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên hôm nay nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh. "Trái lại,...