Trung Quốc nói về thời điểm công bố hết dịch Covid-19
Một quan chức Trung Quốc cho rằng nước này cần ít nhất 28 ngày không có ca nhiễm mới để xác định nCoV đã được khống chế thành công.
“Về dịch tễ học, chúng tôi phải tiếp tục theo dõi trong ít nhất hai kỳ ủ bệnh dài nhất kể từ ca nhiễm cuối cùng. Trong trường hợp của nCoV, thời gian tổng cộng sẽ là 28 ngày”, Trương Dĩnh, phó giám đốc Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh tỉnh Thiên Tân, trả lời khi được hỏi rằng khi nào dịch Covid-19 được kiểm soát và người dân có thể cảm thấy an toàn.
Bà Trương cho rằng khi không có ca nhiễm mới nào được ghi nhận sau thời gian này, “chúng ta có thể cảm thấy an toàn”.
Người bình phục sau khi nhiễm nCoV hiến huyết tương ở Vũ Hán, Trung Quốc, hôm 18/2. Ảnh: AFP.
Phát biểu này của bà Trương thu hút hàng nghìn lượt bình luận trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, nơi nhiều người thắc mắc sẽ phải chờ đến khi nào để cuộc sống bình thường trở lại như trước. “Hai tháng đủ kể khiến 60% doanh nghiệp phá sản”, một người dùng Weibo bình luận.
Nhiều người Trung Quốc đang tỏ ra hoài nghi về khuyến cáo của chuyên gia Chung Nam Sơn về việc cách ly 10-14 ngày đối với người bị nghi nhiễm nCoV. Tỉnh Hồ Bắc hôm 21/2 thông báo một người đàn ông 70 tuổi được xác nhận nhiễm nCoV sau khi ủ bệnh 27 ngày.
Video đang HOT
Trung Quốc hôm nay ghi nhận thêm 71 ca tử vong, 508 ca nhiễm nCoV mới, đa phần đều ở tâm dịch Hồ Bắc. Nhiều tỉnh Trung Quốc không có thêm ca nhiễm mới trong vài ngày qua. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết dịch bệnh tại Trung Quốc đã đạt đỉnh từ ngày 23/1 đến ngày 2/2 và số ca bệnh đã giảm dần.
Dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và đã xuất hiện tại 35 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, dịch đã khiến hơn 2.700 người chết và hơn 80.000 người nhiễm, trong đó hơn 27.000 người bình phục.
Quốc Hưng (Theo W ashington Post)
Theo vnexpress.net
Chuyên gia WHO: Sử dụng huyết tương điều trị Covid-19 là cách tiếp cận 'rất hợp lý'
Chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định liệu pháp truyền huyết tương từ người được điều trị khỏi Covid-19 để chữa cho những người đang bị bệnh là cách tiếp cận "rất hợp lý".
Giám đốc Chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, Mike Ryan, nhận định liệu pháp truyền huyết tương từ những người được điều trị khỏi Covid-19 để chữa cho những người đang bị bệnh là cách tiếp cận " rất hợp lý" và cần được thử nghiệm, nhưng điều quan trọng là phải chọn đúng thời điểm để tối đa hóa khả năng miễn dịch của người bệnh.
" Đây là một lĩnh vực rất quan trọng cần được theo đuổi" - ông Ryan nói, đồng thời lưu ý liệu pháp này đã được chứng minh phát huy hiệu quả và cứu sống người bệnh trong nhiều bệnh lây nhiễm khác như bệnh dại, bệnh bạch hầu.
" Bởi vì những gì mà globulin siêu miễn dịch làm là nó tập trung các kháng thể ở một bệnh nhân đã hồi phục. Về cơ bản, bạn đang tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân mới để hy vọng họ vượt qua giai đoạn khó khăn" - chuyên gia WHO giải thích.
Hai nhân viên y tế làm việc trong phòng bệnh nhân tại Bệnh viện Jinyintan, Hồ Bắc, ngày 13/2/2020. (Ảnh: Getty Images)
" Do đó, nó phải được đưa ra đúng lúc, bởi nó diệt virus trong hệ thống, và nó chỉ mang lại cho hệ thống miễn dịch của bệnh nhân mới một cú hích sống còn vào đúng thời điểm cần. Nhưng việc xác định thời điểm cần là phải rất cẩn trọng và liệu pháp này không phải luôn luôn thành công" - bác sĩ Ryan nhấn mạnh.
" Đây là một lĩnh vực rất quan trọng và tôi tin rằng họ đang bắt đầu thử nghiệm ở Trung Quốc. Đó là một cách rất hợp lý để tìm ra phương pháp trị liệu, đặc biệt là khi chúng ta không có vaccine và chưa có thuốc đặc trị" - ông kết luận.
Hôm 17/2, một giáo sư Trung Quốc cho biết, các bác sĩ ở Thượng Hải đang sử dụng liệu pháp truyền huyết tương từ những người đã hồi phục từ Covid-19 để điều trị cho những người vẫn đang chiến đấu với căn bệnh này, và bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực.
Dịch Covid-19 được cho là bắt nguồn từ một chợ hải sản ở trung tâm thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc và đến nay đã giết chết 1.770 người và lây nhiễm cho hơn 70.000 người ở Trung Quốc đại lục.
Trung tâm tài chính của Trung Quốc, Thượng Hải, ngày 17/2 đã có 332 trường hợp nhiễm bệnh, và một trong số đó đã chết.
Ông Lu Hongzhou, giáo sư và là đồng giám đốc Trung tâm y tế sức khỏe cộng đồng Thượng Hải, cho biết 184 trường hợp vẫn đang phải điều trị tại bệnh viện, trong đó có 166 trường hợp nhẹ, trong khi 18 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch.
Ông cho biết bệnh viện đã thành lập một phòng khám đặc biệt chuyên thực hiện liệu pháp điều trị bằng huyết tương và đang chọn lựa những bệnh nhân đã khỏi Covid-19 sẵn sàng hiến máu. Máu sẽ được sàng lọc để kiểm tra xem người hiến tặng có mắc các bệnh khác như viêm gan B, C,... hay không - ông cho biết thêm.
" Chúng tôi lạc quan tin là phương pháp này sẽ rất hiệu quả với bệnh nhân của chúng tôi" - ông nói.
Hiện chưa có phương pháp điều trị hay vaccine nào được cấp phép đầy đủ chống lại chủng virus corona mới. Quá trình phát triển và thử nghiệm thuốc có thể mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
VĂN ĐỨC (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Nhiễm virus nguy hiểm được cứu bằng máu người đã khỏi: Trường hợp cô gái Mỹ gốc Việt Dùng huyết tương có chứa kháng thể để điều trị cho những bệnh nhân nhiễm virus Corona (COVID-19) đang được xem là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay tại Trung Quốc. Thực ra, đây không phải là lần đầu phương pháp này được sử dụng để đối phó với dịch bệnh. Điều trị bằng huyết tương là biện pháp chữa trị virus...