Trung Quốc nói Mỹ ‘thúc đẩy quân sự hóa’ Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố Mỹ là “bên thúc đẩy lớn nhất” quân sự hóa ở Biển Đông và can thiệp khu vực này do “nhu cầu chính trị”.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Mỹ đang can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông do nhu cầu chính trị của mình. “Mỹ đang trở thành bên thúc đẩy lớn nhất quân sự hoá Biển Đông”, ông Vương Nghị nói trong cuộc họp trực tuyến với các ngoại trưởng tại hội nghị cấp cao ASEAN hôm 9/9.
“Hòa bình và ổn định là lợi ích chiến lược lớn nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Đó cũng là nguyện vọng chiến lược chung của Trung Quốc và các nước ASEAN”, ông Vương nói trong tuyên bố đăng trên website Bộ Ngoại giao nước này cùng ngày, thêm rằng Bắc Kinh cũng sẵn sàng hợp tác với Washington.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Rome, Italy, ngày 25/8. Ảnh: Reuters.
Mỹ tháng trước đưa vào danh sách đen 24 công ty Trung Quốc và một số cá nhân mà họ cho là liên quan đến việc xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo hôm 26/8 tuyên bố “kể từ năm 2013, Trung Quốc đã sử dụng các doanh nghiệp nhà nước để nạo vét và cải tạo hơn 3.000 mẫu (12 km2) ở các thực thể có tranh chấp tại Biển Đông, gây mất ổn định khu vực, chà đạp lên chủ quyền của các nước láng giềng và tàn phá môi trường nghiêm trọng”.
Trung Quốc đơn phương vạch ra “đường lưỡi bò”, yêu sách phi lý đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp phản đối quốc tế. Bắc Kinh đã bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên biển. Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 đã bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh.
Trung Quốc gần đây còn thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
Mỹ hồi đầu tháng 7 công bố lập trường về vấn đề Biển Đông, bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Washington cáo buộc “Bắc Kinh dùng biện pháp bắt nạt để xâm phạm quyền chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ven Biển Đông, thay thế luật quốc tế bằng tư duy ‘chân lý thuộc về kẻ mạnh’”.
Quan hệ Washington – Bắc Kinh đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, với một loạt bất đồng trong các vấn đề như nguồn gốc Covid-19, cách Trung Quốc ứng phó dịch bệnh, vấn đề Hong Kong và Tân Cương. Trung Quốc cũng bị cho là mục tiêu áp các biện pháp cứng rắn trong bối cảnh Tổng thống Trump đang vận động cho chiến dịch tái tranh cử vào Nhà Trắng tháng 11 tới.
New Zealand bỏ thí điểm cho cảnh sát mang súng ra đường
Cảnh sát New Zealand bỏ kế hoạch tổ chức đội tuần tra vũ trang khi dư luận lo ngại nguy cơ quân sự hóa lực lượng hành pháp kiểu Mỹ.
Andrew Coster, người đứng đầu lực lượng cảnh sát New Zealand, hôm 9/6 thông báo hủy chương trình thí điểm cho cảnh sát mang vũ khí tuần tra trên đường phố sau khi vấp phải phản ứng quyết liệt từ dư luận.
"Rõ ràng trong quá trình thí điểm, các đội tuần tra vũ trang không phù hợp với phong cách trị an mà người dân New Zealand mong đợi", Coster cho biết, thêm rằng ông đã cam kết lực lượng cảnh sát "về cơ bản sẽ không vũ trang" khi tuần tra và hoạt động với sự ủng hộ của người dân.
"Công chúng cảm thấy ra sao mới là quan trọng. Cảnh sát chúng tôi phải nhận được sự tán thành từ công chúng và đó là một đặc quyền", Coster nói thêm.
Cảnh sát New Zealand mang súng khi đứng gác ở nhà thờ Hồi giáo Al Noor, thành phố Christchurch, tháng 3/2019. Ảnh: AFP.
Cảnh sát New Zealand thường không mang súng khi ra đường, nhưng chính sách này thay đổi sau khi một kẻ xả súng bắn chết 51 tín đồ Hồi giáo ở thành phố Christchurch hồi tháng 3/2019.
Thời điểm đó, cảnh sát New Zealand cho biết vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại nước này đồng nghĩa rằng "môi trường hoạt động" của họ đã thay đổi và họ cần nhanh chóng triển khai các sĩ quan vũ trang đối phó sự cố nguy cơ cao.
Tuy nhiên, chương trình thí điểm cho cảnh sát vũ trang tuần tra đã vấp phải sự phản đối từ nhiều cộng đồng người New Zealand, vốn không quen nhìn thấy cảnh sát mang súng, đặc biệt là người bản địa Maori và các cộng đồng dân tộc Thái Bình Dương.
Marama Davidson, đồng sáng lập Đảng Xanh, người gốc Maori, tuần trước cũng cho biết các cuộc tuần tra vũ trang của cảnh sát khiến bà lo sợ về sự an toàn của hai con trai mình.
"Chúng ta chỉ cần nhìn sang nước Mỹ để thấy những thứ bạo lực có thể xảy ra thế nào dưới một lực lượng cảnh sát được quân sự hóa. Điều này đặc biệt đúng với các nhóm người thiểu số và cộng đồng da màu", Davidson viết trong lá thư ngỏ gửi Coster.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cũng cho biết "hoàn toàn phản đối việc vũ trang thường xuyên của cảnh sát", dù bà cho rằng các cuộc tuần tra là vấn đề nghiệp vụ cần phải để lực lượng cảnh sát tự quyết định cách thức.
Các phương pháp trị an trên toàn thế giới đang được chú ý sau khi người đàn ông da màu George Floyd thiệt mạng vì bị cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, trấn áp bằng cách ghì chân lên cổ suốt gần 9 phút. Cái chết của Floyd đã dấy lên các cuộc biểu tình đòi công lý và phản đối các hành vi sử dụng vũ lực quá mức của cảnh sát ở Mỹ cũng như nhiều nước trên thế giới.
Trực thăng quân sự Mỹ lơ lửng trên đầu người biểu tình Trực thăng quân sự được triển khai ở thủ đô Washington, dường như nhằm "phô diễn sức mạnh" với người biểu tình sau cái chết của George Floyd. Chiếc trực thăng quân sự xuất hiện ở thủ đô Washington tối 1/6, treo lơ lửng ở độ cao thấp, dường như để răn đe khi các cuộc biểu tình ở thành phố bước sang...