Trung Quốc nói Mỹ điều hai tàu sân bay tăng sức ép ở Biển Đông
Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng việc Mỹ điều động hai tàu sân bay tới Biển Đông là điều “rất không bình thường”.
Chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay Ronald Reagan, Mỹ. Ảnh: Reuters
Tờ Global Times dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên nhận định việc Mỹ điều động nhiều tàu sân bay tới Biển Đông có lẽ vì muốn “làm chỗ dựa cho Philippines”. Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế (PCA) ở The Hague, Hà Lan có thể sẽ đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách “đường lưỡi bò” Trung Quốc vào tháng 6.
“Điều này chắc chắn sẽ đẩy mâu thuẫn ở Biển Đông lên cao”, bài báo trích lời chuyên gia. Cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ John C. Stennis đang hoạt động tại Biển Đông và sẽ tham gia diễn tập hải quân RIMPAC 2016 vào đầu tháng 7 tại Hawaii. Cụm tàu Ronald Reagan khởi hành ngày 4/6 từ cảng Yokosuka, Nhật Bản sẽ tới thay thế.
Theo Navy Times, tàu Stennis và Reagan có khả năng sẽ hoạt động tại Biển Đông cùng nhau trong một thời gian, trước khi tàu Stennis đến Hawaii.
Chuyên gia này cho rằng Biển Đông không có diện tích lớn, hai cụm tàu sân bay Mỹ tới đây là điều “rất không bình thường”, trong khi nơi này không có chiến sự giống vùng Trung Đông. Nếu có điều lý giải, thì chỉ có thể hiểu là gây sức ép với Trung Quốc trong bối cảnh phán quyết của PCA nhiều khả năng có lợi cho Philippines. Đây cũng là lần đầu tiên từ năm 2012, Mỹ đưa tới 4 cụm tàu sân bay ra hoạt động cùng lúc.
Truyền thông Trung Quốc hô hào ngăn chặn “Philippines hành động ở bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây dưới sự yểm hộ của tàu chiến Mỹ”. Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng là đối tượng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Nhiều trang tin quân sự Trung Quốc cho rằng nước này cần đẩy mạnh giám sát hạm đội tàu Mỹ và “có những bố trí thích hợp” ở Biển Đông, tăng cường tập trận bắn đạn thật để Mỹ “không có gan làm bừa”.
Theo Defense News, hải quân Mỹ triển khai đồng thời 4 cụm tàu sân bay chiến đấu ở các vùng trên thế giới, trong đó có một ở Biển Đông và một ở Địa Trung Hải. Mỹ được coi là đang có tỷ lệ triển khai tàu sân bay cao bất thường.
Tuy nhiên, động thái không nhằm ứng phó với một cuộc khủng hoảng cụ thể nào. “Tất cả đều đã được lên kế hoạch trong nhiều tháng, theo chương trình Quản lý Lực lượng Toàn cầu”, một quan chức hải quân Mỹ nói, đề cập đến kế hoạch chỉ đạo các cuộc triển khai lớn của Lầu Năm Góc.
Lần cuối cùng 4 cụm tàu sân bay chiến đấu được triển khai đồng thời là trong khoảng thời gian dài hơn 9 tuần từ cuối tháng 8/2012 đến đầu tháng 11/2012.
Video đang HOT
Văn Việt
Theo VNE
Lập luận 'nực cười' của Trung Quốc để bác phán quyết Biển Đông
Bắc Kinh cố tình phớt lờ Điều 288(4) của UNCLOS để đưa ra lý do mơ hồ nhằm bác bỏ thẩm quyền xét xử vụ kiện "đường lưỡi bò" của tòa quốc tế.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc (áo trắng), trưởng đoàn Trung Quốc, lên phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Reuters
Trong Đối thoại Shangri-La vừa diễn ra ở Singapore hồi cuối tuần qua, các quan chức quân sự Trung Quốc đã thẳng thừng tuyên bố rằng nước này sẽ không tuân thủ phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) - một cơ quan của Liên Hợp Quốc - về vấn đề Biển Đông, theoReuters.
Trước đó, Philippines đã đệ đơn lên PCA, kiện "đường lưỡi bò" phi lý mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông để phục vụ cho tham vọng chủ quyền quá đáng của mình. Bắc Kinh kiên quyết không tham gia vụ kiện, phớt lờ yêu cầu tranh tụng của PCA, và tuyên bố không thừa nhận thẩm quyền xét xử của tòa án quốc tế do Liên Hợp Quốc bảo trợ này.
Khi PCA tuyên bố sẽ ra phán quyết cuối cùng trong tháng 6, Trung Quốc đã tìm cách làm suy yếu giá trị của phán quyết bằng cách phát động một chiến dịch ngoại giao và vận động hành lang gần như trên khắp thế giới để thuyết phục các nước ủng hộ hành động ngang ngược của họ.
Sau khi thuyết phục được Nga, Campuchia, Lào ủng hộ lập trường giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng đàm phán song phương, không "quốc tế hóa vấn đề" của mình, Trung Quốc quay sang lôi kéo các nước châu Phi. Xinhua ngày 6/6 đưa tin các nước Tanzania, Uganda, Eritrea, Comoros và Liên minh châu Phi (AU) cũng đã ra tuyên bố ủng hộ quan điểm này của Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo giáo sư Julian Ku thuộc Đại học Luật Hofstra (Mỹ), đồng sáng lập Opinio Juris - chuyên trang hàng đầu thế giới về luật quốc tế, trong khi hồ sơ kiện của Philippines có các căn cứ pháp lý rất vững chắc, việc Trung Quốc liên tục tuyên bố phớt lờ phán quyết của PCA không chỉ là một hành động sai trái mà còn "không thể chấp nhận được" về mặt pháp lý.
Trong bài viết trên trang LawFare, với cương vị là một chuyên gia hàng đầu về luật quốc tế, giáo sư Ku cho rằng những lập luận mà Trung Quốc đưa ra để bác bỏ thẩm quyền xét xử của PCA cũng như giá trị phán quyết Biển Đông của tòa án này là rất yếu, thậm chí là "nực cười".
Các nhà ngoại giao, học giả Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng Bắc Kinh không có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài Liên Hợp Quốc, bởi họ cho rằng thẩm quyền xét xử của tòa án này không bao gồm các tranh chấp về "chủ quyền hay lãnh thổ".
Các quan chức Trung Quốc còn ngang nhiên nói rằng việc phớt lờ phán quyết của PCA là hành động cần thiết để "bảo vệ và duy trì luật pháp quốc tế", đồng thời cáo buộc ngược Philippines đã "vi phạm" luật pháp quốc tế khi tiến hành vụ kiện.
Theo giáo sư Ku, lập luận này của Trung Quốc hoàn toàn không có giá trị vì một lý do rất đơn giản. Họ đã cố tình phớt lờ Điều 288(4) của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), trong đó quy định: "trong một vụ tranh chấp, thẩm quyền xét xử của tòa án phải do tòa án đó xem xét, quyết định". Điều khoản này đồng nghĩa với việc chỉ có PCA mới có quyền quyết định đơn kiện của Philippines có thuộc thẩm quyền xét xử của mình hay không, chứ không phải là Trung Quốc.
Trong vụ kiện này, PCA đã bỏ ra hơn một năm trời chỉ để xem xét về thẩm quyền xét xử của mình, và ra quyết định rằng có 7 trên 15 yêu cầu trong hồ sơ kiện của Philippines là thuộc thẩm quyền xem xét của tòa.
Khi Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS vào năm 1996, họ đã đồng ý hoàn toàn với việc tuân thủ việc giải quyết tranh chấp theo điều 296, trong đó quy định "Bất cứ quyết định nào do tòa án có thẩm quyền đưa ra đều là quyết định cuối cùng và phải được tất cả các bên tranh chấp tuân thủ".
Giáo sư Julian Ku phát biểu tại một hội thảo quốc tế. Ảnh: Lawnews
Ông Ku chỉ ra rằng Trung Quốc chỉ có thể bác bỏ phán quyết của tòa án quốc tế nếu tòa án đó tuyên bố không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện. Bản chất "ràng buộc" của phán quyết do tòa án quốc tế đưa ra đã được Trung Quốc nhất trí khi phê chuẩn UNCLOS, và họ không có cớ gì để bác bỏ điều này.
Cố tình phớt lờ
Giáo sư này chỉ ra rằng từ trước tới nay, các quan chức và học giả Trung Quốc khi bàn về thẩm quyền xét xử của PCA đã hoàn toàn phớt lờ Điều 288(4), và cũng không hề đưa ra lời giải thích vì sao Trung Quốc lại không bị ràng buộc bởi những từ ngữ rõ ràng, minh bạch như vậy.
Cách biện bạch được coi là gần với thực tế nhất là do Từ Hoành, vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra hồi tháng trước, theo ông Ku. Ông Từ cho rằng các quốc gia có quyền chấp nhận hoặc không tham gia một vụ kiện, và Trung Quốc "không có nghĩa vụ tham gia quá trình tố tụng có ý đồ khiêu khích".
Ông này còn nói rằng nhiều nước khác cũng từng không chấp nhận tham gia phiên tòa quốc tế "được khởi xướng trái pháp luật", và đây không phải là hành động do Trung Quốc tự nghĩ ra. Tuy nhiên, ông Từ không hề chỉ ra được một trường hợp nào để minh chứng cho tuyên bố của ông.
Theo giáo sư Ku, có thể ông Từ đang ám chỉ tới trường hợp chính phủ Mỹ khước từ tham gia phiên xử do Tòa án Công lý Quốc tế chủ trì về vụ kiện của Nicaragua liên quan đến các hoạt động bán quân sự của Mỹ chống lại chính phủ nước này năm 1985. Tuy nhiên, đây không phải là một "tiền lệ tốt" cho Trung Quốc, bởi quyết định này của chính phủ Mỹ đã vấp phải sự phản đối dữ dội của dư luận quốc tế, và Quốc hội Mỹ cũng quyết định cấm Nhà Trắng tiếp tục hỗ trợ quân sự cho các nhóm nổi dậy ở Nicaragua.
Chuyên gia này chỉ ra rằng điều nguy hiểm là dù các lập luận của Trung Quốc rất yếu về mặt pháp lý, các quan chức, học giả, phóng viên nước này liên tục ra rả giọng điệu đó trên các diễn đàn quốc tế theo chiến thuật "mưa dầm thấm lâu", khiến những người bên ngoài dần dần thấy rằng quan điểm của Bắc Kinh là thuyết phục hoặc ít nhất là chấp nhận được.
Trên thực tế, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra tại Malaysia tuần trước, ông George Yeo, cựu ngoại trưởng Singapore, dường như cũng đã chấp nhận lập luận của Trung Quốc, khi tuyên bố rằng các quốc gia "không nên đánh giá thấp tính pháp lý trong lý do mà Trung Quốc đưa ra".
Hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông vấp phải phản ứng quyết liệt từ cộng đồng quốc tế. Ảnh: CSIS
Ngoài ra, nếu Trung Quốc khăng khăng không tuân thủ phán quyết, PCA cũng không có trong tay những công cụ cưỡng chế cần thiết để buộc nước này phải thi hành. Bắc Kinh đã thành công trong việc lôi kéo khoảng 40 nước trên thế giới công nhận rằng Trung Quốc chứ không phải là Philippines mới là quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, ông Ku chỉ ra rằng rốt cuộc, sức nặng trong các tuyên bố của Trung Quốc vẫn phải dựa trên các cơ sở pháp lý, và nếu không có những cơ sở này, uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều quan trọng là cộng đồng quốc tế cần vận dụng điều 288(4) để có phản ứng đơn giản, rõ ràng với những biện hộ đầy mập mờ, bất minh của Trung Quốc về lý do họ không tuân thủ phán quyết Biển Đông, giáo sư Ku nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Trung Quốc bất ngờ nhượng bộ Philippines ở bãi cạn Scarborough Trung Quốc vừa cho ngư dân Philippines đánh bắt ở gần bãi cạn Scarborough, động thái được cho là muốn lấy lòng Tổng thống tân cử của Philippines, theo South China Morning Post ngày 6.6. Một nhóm nghị sĩ Philippines cắm cờ ở bãi cạn Scarborough năm 2012, trước khi bãi cạn này bị Trung Quốc chiếm. AFP Tàu cá của Philippines đã...