Trung Quốc nới lỏng quy định phòng, chống COVID-19 đối với các cơ sở giải trí
Trung Quốc ngày 18/11 tiếp tục nới lỏng các quy định phòng, chống dịch COVID-19, theo đó bãi bỏ hạn chế số người được phép đến rạp hát hay tham gia các sự kiện như hòa nhạc và liên hoan âm nhạc ở những khu vực nguy cơ thấp không có ổ dịch.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn sửa đổi cho các đại lý du lịch, các cơ sở biểu diễn và giải trí. Một thông báo của chính phủ nêu rõ các chính quyền địa phương cần nâng cao các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch, không nên tùy tiện đóng cửa các cơ sở giải trí.
Các biện pháp cụ thể phần lớn phù hợp với việc nới lỏng mới nhất các quy định phòng chống dịch của Trung Quốc, tuy nhiên có thể là một điểm sáng đối với các công ty giải trí và du lịch bị thiệt hại do 3 năm áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt phòng chống dịch COVID-19.
Video đang HOT
Các địa điểm như quán karaoke, cà phê internet và các điểm chơi đánh cờ được phép hoạt động theo các quy định sửa đổi đối với những khu vực nguy cơ thấp, có nghĩa là các cơ sở này được mở cửa kinh doanh như bình thường nếu họ áp dụng các quy định phòng chống dịch thích hợp.
Tổng thống Lithuania bất ngờ nói "hối tiếc" về Văn phòng đại diện Đài Loan
Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cảm thấy "hối tiếc" khi để Đài Loan mở văn phòng đại diện sử dụng tên của hòn đảo, động thái đã khiến Trung Quốc "nóng mặt".
Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda (Ảnh: Getty).
Bloomberg đưa tin, Tổng thống Nauseda ngày 4/1 cho biết quyết định của chính phủ ông về việc cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện sử dụng tên của hòn đảo là một "sai lầm", sau khi vụ việc khiến căng thẳng ngoại giao của Lithuania với Trung Quốc leo thang dồn dập trong thời gian qua.
Đài Loan có văn phòng đại diện ở nhiều nước châu Âu khác, nhưng thường được đặt tên gọi là "Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc". Việc Lithuania cho phép sử dụng tên "Văn phòng đại diện Đài Loan" khiến Trung Quốc phản đối vì Bắc Kinh luôn coi hòn đảo là lãnh thổ cần phải được thống nhất bằng mọi giá, kể cả sử dụng vũ lực.
Ông Nauseda cho biết, cả Lithuania và Đài Loan đều có thể mở văn phòng đại diện dù 2 bên không có quan hệ ngoại giao, nhưng ông hối tiếc vì "tên của văn phòng đã trở thành yếu tố gây tác động tới quan hệ với Trung Quốc".
"Tôi nghĩ rằng, không phải việc mở văn phòng Đài Loan, mà cái tên của nó là một sai lầm", ông Nauseda nói.
Trung Quốc đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania nhằm phản đối động thái của quốc gia châu Âu này. Lithuania sau đó cũng cáo buộc Trung Quốc đã chặn hoạt động xuất khẩu của họ, động thái mà Mỹ gọi là hành động "bắt nạt".
Ngoài hạ cấp quan hệ ngoại giao, Trung Quốc bị nghi liên tục gây sức ép với Lithuania. Lithuania hồi đầu tháng cáo buộc Trung Quốc đã gây áp lực với các công ty đa quốc gia, buộc họ phải cắt đứt quan hệ đối tác với Lithuania hoặc đối mặt với việc bị đẩy ra khỏi thị trường Trung Quốc.
Ngày 4/1, Liên minh các nhà công nghiệp Lithuania cho biết họ đang nhờ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hỗ trợ trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc về nghi vấn Trung Quốc đang chặn các chuyến hàng của Lithuania. Tổ chức trên cho biết, khoảng 130 công ty không thể thông quan hàng hóa tại Trung Quốc.
Theo Reuters, hoạt động thương mại trực tiếp giữa Trung Quốc và Lithuania khá khiêm tốn, nhưng nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Lithuania lại là nơi hàng trăm công ty sản xuất các sản phẩm như đồ nội thất, thực phẩm, quần áo cho các công ty đa quốc gia bán tại thị trường Trung Quốc.
Trước đó, Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc rằng họ chặn xuất khẩu của Lithuania.
Trung Quốc tuyên bố tiếp tục hiện đại hóa vũ khí hạt nhân Trung Quốc sẽ tiếp tục hiện đại hóa vũ khí hạt nhân và hối thúc Nga, Mỹ phải tiên phong giảm số đầu đạn hạt nhân, một quan chức Trung Quốc cho biết. Trung Quốc cho rằng, Mỹ và Nga nên cắt giảm đầu đạn hạt nhân trước (Ảnh: Xinhua). "Trung Quốc sẽ tiếp tục hiện đại hóa vũ khí hạt nhân về...