Trung Quốc nới lỏng chính sách con một vì sợ “nước già trước khi giàu”
Tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần 3 – Khóa 18 ngày 15-11, Bắc Kinh công bố một loạt các đổi mới sâu rộng toàn diện: nới lỏng chính sách sinh đẻ, bãi bỏ hệ thống các trại cải tạo lao động, giảm bớt tội danh áp dụng hình phạt tử hình, yêu cầu các công ty quốc doanh trả 30% cổ tức cho chính phủ từ nay đến năm 2020, cho phép các công ty tư nhân giữ vai trò lớn hơn trong nền kinh tế.
Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh một con áp dụng từ năm 1979. Các cặp vợ chồng mà một trong hai người là con duy nhất sẽ được phép có con thứ hai, đây là quyết định mới được chính phủ Trung Quốc đưa ra trên phương tiên truyền thông.
Theo các nhà nhân khẩu học, Trung Quốc từ nhiều năm nay đã đòi hỏi có sự nới lỏng các chương trình kế hoạch hóa gia đình, thậm chí là bỏ hoàn toàn bởi vì mức sinh đã nằm dưới mức sinh thực tế. Hội chứng “nước già trước khi giàu” đã gây được sự chú ý của người dân Trung Quốc.
Các nhà nhân khẩu học cũng như các nhà kính tế đã chỉ ra rằng Trung Quốc đang gặp phải vấn đề nan giải là việc sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động tại các nhà máy sẽ làm mất đi lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc. Chênh lệch dân số sẽ ngày càng rõ ràng và gánh nặng các chính sách an sinh xã hội của lớp người cao tuổi sẽ ngày càng tăng.
Video đang HOT
Chính sách con một được coi là một trong những nguyên nhân là tinh thần chiến đấu của quân đội Trung Quốc không cao
Luật mới của Trung Quốc vẫn chỉ cho các cặp vợ chồng được sinh một con, nhưng sẽ có trường hợp ngoại lệ đối với những cặp vợ chồng mà một trong hai người là con duy nhất. “Chính sách sinh sẽ được điều chỉnh và dần được cải thiện để dần dần thúc đẩy tăng trưởng cân bằng dân số Trung Quốc trong thồi gian dài hạn.
Cho đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn cho rằng chính sách một con vẫn là điều cần thiết và việc gia tăng dân số quá mức sẽ đe dọa đến tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo báo cáo của Bộ Y tế Trung Quốc, chính sách chính sách một con được áp dụng 30 năm (1980-2010), đã dẫn đến 281 triệu ca phá thai, 516 triệu ca đặt vòng tránh thai và triệt sản.
Theo ANTD
Đề xuất cải cách "chưa từng có tiền lệ" ở Trung Quốc
Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương ĐCS Trung Quốc vừa quyết định tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương ĐCS Trung Quốc khóa XVIII tại Thủ đô Bắc Kinh từ ngày 9 đến12-11.
Theo Tân Hoa Xã, Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Du Chí Thanh - nhân vật thứ 4 trong Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc - cho biết, phiên họp toàn thể của ĐCS Trung Quốc diễn ra vào tháng tới có sự tham gia của lãnh đạo đất nước, người đứng đầu các doanh nghiệp Nhà nước, các ngân hàng lớn sẽ thảo luận về các biện pháp cải cách chưa từng có tiền lệ nhằm ngăn chặn việc nền kinh tế sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, để những cải tổ này được các chính trị gia, vốn không quen thay đổi, thông qua không phải là chuyện đơn giản.
Những cải cách toàn diện của hội nghị lần này đang khiến nó được ví với hội nghị Trung ương 3 cách đây 35 năm khi ông Đặng Tiểu Bình thúc đẩy một loạt cải cách giúp Trung Quốc mở cửa và phát triển suốt mấy thập kỷ qua. Tờ South China Morning Post dẫn lời một số chuyên gia dự đoán các vấn đề cải cách trọng tâm sắp tới chủ yếu tập trung vào thuế và tài chính, đô thị hóa, cải cách ruộng đất, cũng như tự do hóa hệ thống đăng ký hộ khẩu.
Theo khuyến cáo của DRC, 3 nội dung chính thúc đẩy cải cách kinh tế sẽ là: hạn chế vai trò Nhà nước trong điều hành kinh tế, tạo nhiều điều kiện hơn cho thị trường phát triển tự do, tái cơ cấu lĩnh vực đường sắt, năng lượng, viễn thông, tài chính, đầu tư vào ngành đường sắt sẽ được đa dạng hóa, ngành điện và hệ thống giá điện sẽ được cải cách. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng, viễn thông và ngân hàng sẽ được mở cửa thêm để khuyến khích cạnh tranh trong nước; Thay thế chế độ hộ khẩu hà khắc bằng gói an sinh xã hội cơ bản trong đó có cả lương hưu và bảo hiểm y tế, trợ cấp giáo dục... với một số tiền tuy không nhiều nhưng đảm bảo được tính công bằng, được ghi vào một thẻ an sinh xã hội cá nhân có thể được sử dụng trên toàn quốc cho mọi người dân; Cho phép bán đất nông nghệp thuộc sở hữu tập thể. Đồng thời, nhóm cố vấn còn đề xuất kế hoạch đầy tham vọng biến nhân dân tệ thành đồng tiền được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế trong 10 năm tới, được một số nước dùng làm đồng tiền dự trữ ngoại hối. Bản kế hoạch cũng đề xuất hạ thấp ngưỡng gia nhập thị trường tài chính và nới lỏng việc kiểm soát lãi suất và tỷ giá hối đoái. Tài sản Nhà nước và các khoản thu tài chính có thể bù đắp cho nhau. Ngoài ra, bản kế hoạch còn nêu một số định hướng, giải pháp phát triển giáo dục, xã hội như Chính phủ sẽ không còn bổ nhiệm giám đốc, hiệu trưởng các trường đại học, người dân sẽ được khuyến khích kiện những quan chức lạm dụng chức quyền...
Vấn đề thu nhập của chính quyền địa phương phụ thuộc tiền bán đất chính là nguyên nhân gây ra nhiều tranh chấp giữa chính quyền và người dân. Bản kế hoạch đề xuất cho phép đất sở hữu tập thể và đất sở hữu Nhà nước được gia nhập thị trường đất phi nông nghiệp. Nông dân có quyền mua bán đất dưới một thị trường thống nhất, trong đó đất thành thị và đất nông thôn có giá trị ngang nhau. Đây là cải cách chưa từng có tiền lệ. Chính quyền địa phương sẽ không còn được mua đất của dân với giá rất thấp rồi bán lại cho các công ty xây dựng hoặc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với giá cao hơn nhiều. Hiện nay, nông dân Trung Quốc chỉ có quyền sử dụng đất thuộc sở hữu tập thể. Một khi chính quyền thu hồi đất để phát triển các dự án, họ chỉ nhận được một số tiền bồi thường ít ỏi.
Cũng theo DRC đề xuất việc chống lại nạn tham nhũng tràn lan bằng cách thiết lập một khoản tiền dưỡng liêm. Theo đó, quan chức nào không vi phạm pháp luật, không vi phạm quy định thì sẽ được nhận khoản tiền này khi về hưu. Ngoài ra, biện pháp công khai tài sản cá nhân của quan chức sẽ được đẩy mạnh, có thể bắt đầu từ những quan chức mới đắc cử hoặc lãnh đạo các công ty thuộc sở hữu Nhà nước.
Dù vậy, nhiều người vẫn đặt câu hỏi cho tính khả thi của đề xuất này. "Nhiều lãnh đạo cấp cao thừa nhận sự cần thiết thúc đẩy cải cách quyền đất đai và hệ thống bảo hiểm xã hội, tuy nhiên còn phải chờ xem những ý kiến trên có được các nhóm lợi ích chấp thuận hay không" - Giáo sư Hu Xingdou của Đại học Công nghệ Bắc Kinh, nhận xét.
Các chuyên gia kinh tế thế giới cũng "không hào hứng" trong các phân tích, nhận định khi Trung Quốc cho biết các thay đổi "chưa từng có" sẽ được thảo luận trong tháng tới. Dù kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu có những dấu hiệu khó khăn, một loạt chuyên gia kinh tế được Bloomberg thăm dò đã nói các chính sách được triển khai có thể giúp giảm nguy cơ tăng trưởng chậm lại.
Gần đây xuất hiện một ám chỉ về Trung Quốc: hình ảnh "voi cưỡi xe đạp". Người đưa ra sự ẩn dụ tinh tế đó là James Kynge, một chuyên gia kinh tế phương Tây. Với hình ảnh đó, ông ám chỉ nền kinh tế Trung Quốc đang có khá nhiều dấu hiệu chững lại. "Chú voi" sẽ tiếp tục tiến về phía trước hay sẽ đi chậm lại? Nếu cứ tiến về phía trước thì sẽ không sao, nhưng một khi giảm tốc thì hậu quả sẽ khôn lường.
Thời gian gần đây, người ta cũng đặc biệt lưu ý một xu thế mới là nhiều tỷ phú đô la Trung Quốc có khuynh hướng di cư ra nước ngoài. Trong khoảng một năm qua, dù thị trường nhà đất Mỹ đóng băng, người Trung Quốc vẫn đứng đầu bảng trong các quốc tịch nước ngoài mua nhà ở Los Angeles, San Francisco, Las Vegas, Boston và New York. Sự so sánh phổ biến đã diễn ra trong óc kinh doanh của người Hoa đại lục: thay vì mua một căn hộ cao cấp giá cao ngất ngưởng ở Trung Quốc, người ta có thể sắm được hai ngôi nhà tại Mỹ.
Theo ANTD
Đệ nhất phu nhân Mỹ bị tin tặc đánh cắp thông tin Tin tặc đã đánh cắp hàng triệu mã số an sinh xã hội tại Mỹ sau khi đột nhập vào mạng lưới của các hãng môi giới dữ liệu lớn của Mỹ. Thông tin của nhiều người nổi tiếng như Bill Gates, thậm chí cả đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama cũng bị lộ. Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama Thông...