Trung Quốc nói không muốn thêm ẩu đả với Ấn Độ
Trung Quốc tuyên bố không muốn chứng kiến thêm bất cứ vụ đụng độ nào ở biên giới với Ấn Độ, sau cuộc ẩu đả khiến nhiều người chết.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 17/6 ra tuyên bố cáo buộc lực lượng biên phòng Ấn Độ đã “vi phạm nghiêm trọng quy trình liên quan đến các vấn đề biên giới” cũng như thỏa thuận đạt được giữa sĩ quan chỉ huy hai bên, dẫn đến vụ ẩu đả đêm 15/6 tại thung lũng Galwan khiến nhiều người chết và bị thương.
“Chúng tôi yêu cầu Ấn Độ nghiêm khắc kỷ luật lực lượng ở tiền phương, ngừng hoạt động xâm phạm và hành vi khiêu khích ngay lập tức, hợp tác với Trung Quốc và quay lại hướng đi đúng đắn, giải quyết bất đồng bằng đàm phán và đối thoại”, ông Triệu nói.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava cáo buộc binh sĩ Trung Quốc đã xâm phạm Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), vốn được coi là biên giới Trung – Ấn, tại khu vực thung lũng sông Galwan. “Ẩu đả dữ dội xảy ra do Trung Quốc tìm cách đơn phương thay đổi hiện trạng tại biên giới tranh chấp”, Srivastava nói.
Triệu Lập Kiên cho biết Trung Quốc đang duy trì liên lạc qua kênh ngoại giao và quân sự với Ấn Độ sau sự cố. “Chúng tôi đương nhiên không muốn thấy thêm các vụ đụng độ”, ông Triệu nói, đồng thời yêu cầu Ấn Độ tránh “các hành vi gây hấn” có thể làm phức tạp tình hình biên giới.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả vào tối 15/6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh. Lục quân Ấn Độ xác nhận 20 binh sĩ nước này thiệt mạng, trong đó có thiếu tá Santosh Babu, chỉ huy trung đoàn Bihar 16. Truyền thông Ấn Độ đưa tin hơn 40 binh sĩ Trung Quốc thương vong trong vụ ẩu đả.
Trung Quốc không công bố thương vong, song cáo buộc lính Ấn Độ vượt biên rồi tấn công binh sĩ nước này. Ấn Độ và Trung Quốc xác nhận không có nổ súng, thương vong do binh sĩ hai nước tấn công nhau bằng nắm đấm, gạch đá và gậy sắt.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong buổi họp báo tại Bắc Kinh, ngày 8/4. Ảnh: Reuters.
Đây là lần đụng độ gây chết người đầu tiên sau vụ Trung Quốc phục kích và bắn chết 4 binh sĩ Ấn Độ tại Tulung La, Arunachal Pradesh năm 1975.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc nhiều tuần qua đối đầu tại hồ Pangong Tso, thung lũng Galwan, làng Demchok và căn cứ Daulat Beg Oldi ở phía đông Ladakh. Các vụ ẩu đả trước đây khiến binh sĩ hai bên bị thương, song không gây chết người.
Giới chuyên gia cho rằng căng thẳng biên giới với Trung Quốc bùng phát do Ấn Độ xây dựng các tuyến đường và sân bay trong khu vực Ladakh. Trung Quốc nhiều lần phản đối các dự án này của Ấn Độ.
Sau vài tuần căng thẳng, Trung Quốc và Ấn Độ tổ chức hội đàm cấp chỉ huy tiểu đoàn và lữ đoàn tại khu vực thung lũng Galwan và Kyam, nhất trí giải quyết hòa bình tranh chấp biên giới. Ấn Độ và Trung Quốc cũng rút một phần lực lượng tại thung lũng Galwan, Kyam và Điểm tuần tra số 15 (PP-15) ở phía đông Ladakh trước khi tổ chức hội đàm.
Khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT.
Lính Trung, Ấn đăng 'chiến tích' ẩu đả lên mạng
Lính Trung Quốc và Ấn Độ đăng hình ảnh hạ đo ván nhau tại biên giới lên mạng, trong khi chính phủ hai nước tìm cách hạ nhiệt căng thẳng.
Một quân nhân Trung Quốc ngày 31/5 đăng lên mạng xã hội WeChat ảnh các binh sĩ nước này cầm gậy đứng gần nhiều lính Ấn Độ bị trói chặt tay chân nằm dưới mặt đất sau vụ ẩu đả gần hồ Pangong Tso. Binh sĩ này đăng chú thích kèm các bức ảnh là "phía Trung Quốc chỉ có một người bị xây xát, nhưng hàng chục lính Ấn Độ đã trọng thương".
Nhiều trang quân sự Trung Quốc sau đó đăng lại các hình ảnh "lính Trung Quốc hạ đo ván lính Ấn Độ" sau cuộc ẩu đả hồi tháng trước giữa hai bên tại khu vực tranh chấp ở hồ Pangong Tso.
Binh sĩ Trung Quốc đứng cạnh nhóm lính Ấn Độ nằm dưới đất sau vụ ẩu đả gần hồ Pangong Tso. Ảnh: SCMP.
Trước đó một ngày, phía Ấn Độ cũng đăng lên YouTube đoạn video binh sĩ nước này bắt một lính Trung Quốc, dường như bị đánh đập mạnh tay, sau cuộc ẩu đả bên hồ Pangong Tso, nằm ở độ cao 4.350 m trên dãy Himalaya. Video cho thấy chiếc xe bọc thép của Trung Quốc bị lính Ấn Độ đập phá, nhưng không tiết lộ thời điểm xảy ra vụ ẩu đả.
Hai nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cho biết binh sĩ bị thương trong vụ tấn công là một phiên dịch viên, bị Ấn Độ bắt nhưng sau đó thả ra với các vết thương nhẹ sau khi Trung Quốc gọi tiếp viện.
Các nguồn tin cho hay binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc chuyển sang "đấu nhau" trên mạng xã hội để phô diễn "hành động dũng cảm" trong bối cảnh các lãnh đạo cấp cao muốn tìm cách hạ nhiệt tình hình tại khu vực tranh chấp giữa hai nước.
Một nguồn tin cho biết ảnh nhóm binh sĩ Ấn Độ bị thương được một người lính Trung Quốc đăng trên tài khoản mạng xã hội cá nhân, không phải của quân đội Trung Quốc. "Bắc Kinh không muốn dân chúng nghĩ rằng lính Trung Quốc thua trong trận đấu, đồng thời lại muốn xuống thang căng thẳng", nguồn tin cho biết.
Chuyên gia quân sự Zhou Chenming cho hay các binh sĩ Trung Quốc tại biên giới đã được lệnh kiềm chế. "Trong các tranh chấp biên giới, Trung Quốc luôn muốn giữ nguyên trạng, đặc biệt hiện nay, khi hai bên nên làm tất cả những gì có thể để tránh xung đột vũ trang", Zhou nói. "Trung Quốc đang bận đối phó Covid-19 cùng các vấn đề khác như Đài Loan và Hong Kong, trong khi Ấn Độ cũng phải đối mặt với tình hình đại dịch nghiêm trọng".
Rajeev Ranjan Chaturvedy, chuyên gia quan hệ quốc tế Ấn Độ, đồng tình với quan điểm của Zhou và cho rằng cả hai nước đều hiểu mức độ nghiêm trọng và nhạy cảm của tranh chấp biên giới.
"Các quan chức dân sự và quân sự của cả hai nước đã thảo luận theo các cơ chế hiện có. Tôi cho rằng cả Ấn Độ và Trung Quốc đều hiểu rõ nguy cơ, nên xác xuất nổ ra chiến tranh giữa hai nước là thấp", Chaturvedy nói. "Tuy nhiên, tình hình vẫn rất nghiêm trọng và Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Trung Quốc".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 27/5 không phủ nhận thông tin nước này điều động quân đội tới gần khu vực tranh chấp, song nói tình hình chung ở khu vực biên giới Trung - Ấn "vẫn ổn định và được kiểm soát, hai nước có khả năng giải quyết các vấn đề biên giới thông qua đối thoại và đàm phán".
Xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ leo thang kể từ năm 2017, khi binh sĩ hai nước tham gia cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất ở khu vực Doklam, nơi Trung Quốc và Bhutan, một đồng minh của Ấn Độ, cùng tuyên bố chủ quyền.
Khu vục biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT.
Tuyên bố rắn của Trung Quốc sau xung đột chết người với Ấn Độ Trong tuyên bố đưa ra sau vụ đụng độ chết người với binh sĩ Ấn Độ, quân đội Trung Quốc lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền với toàn bộ thung lũng Galwan - khu vực tranh chấp giữa hai nước. (Ảnh: Xinhua) Theo The Week, lần đầu tiên kể từ năm 1975, thương vong đã xảy ra dọc biên giới Trung Quốc...