Trung Quốc nổi giận vì chiến đấu cơ Mỹ đáp xuống Đài Loan
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 2-4 bày tỏ sự tức giận sau khi 2 chiến đấu cơ Mỹ đáp xuống Đài Loan.
Hãng thông tấn trung ương Đài Loan (CNA) cho biết 2 máy bay F-18 của Mỹ hạ cánh tại một căn cứ không quân ở miền Nam hòn đảo hôm 1-4 do gặp trục trặc về bộ phận cơ khí. CNA không tiết lộ chi tiết chiến đấu cơ Mỹ đến từ đâu và đang thực hiện sứ mệnh gì.
Hai chiến đấu cơ Mỹ đáp xuống Đài Loan hôm 1-4. Ảnh: Focus Taiwan
Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó phản đối động thái kể trên của Washington. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tại cuộc họp báo thường kỳ khẳng định: “Chúng tôi đã kiến nghị Mỹ, yêu cầu nước này chấp hành nghiêm chỉnh chính sách “một quốc gia Trung Quốc”, đồng thời xử lý thỏa đáng và nghiêm túc vấn đề này”.
Theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan 1979, Washington phải có nghĩa vụ giúp Đài Bắc tự vệ nếu có mối đe dọa từ bên ngoài, kể từ khi Mỹ cắt đứt quan hệ chính thức với hòn đảo để công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Những năm gần đây, Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và bắt đầu cho lực lượng vũ trang 2 nước tiếp xúc khiến Trung Quốc lên án mạnh mẽ. Trong khi Đài Loan và Trung Quốc ký một loạt hiệp định thương mại và thỏa thuận kinh tế vào năm 2008, hai bên vẫn ngờ vực nhau về các lĩnh vực chính trị và quân sự.
Theo Người Lao Động
Video đang HOT
Cuộc sống khổ ải trong lòng phiến quân IS ở Iraq
Chủ nghĩa "siêu cực đoan" của phiến quân IS đã gây ra bao nỗi đau khổ cho cả một thành phố dưới sự cai trị của chúng.
Sau khi chiếm được thành phố Falluja của Iraq hồi tháng Một, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) thuyết phục một người đàn ông chuyên may vải bạt phủ ô tô chuyển nghề sang làm trang phục đánh bom tự sát. Đây chỉ là một trong rất nhiều thay đổi của Falluja khi thành phố tìm cách thích ứng với cuộc sống vô cùng khó khăn dưới sự kiểm soát của những chiến binh IS.
Chiến binh IS tuần tra trên đường phố Falluja
Theo các nhân chứng vừa mới trở về từ Falluja, IS cung cấp máy phát và nhiên liệu miễn phí cho ông lão thợ may để ông này tăng lợi nhuận bán hàng và sản xuất thêm nhiều trang phục đánh bom tự sát, thắt lưng và quần áo trong một tòa nhà lỗ chỗ vết đạn.
Người thợ may này cho biết: "Tôi đã sống qua những thời kỳ khó khăn, và tôi có 3 đứa con phải chăm sóc. Tôi tự nguyện chọn nghề chế tạo trang phục đánh bom tự sát này và sẽ chịu trách nhiệm trước bất cứ hậu quả nào".
IS khét tiếng với những vụ chặt đầu, hành hình dã man những người "cản mũi" khi chúng tiến vào chiếm giữ các thành phố, trị trấn ở Iraq và Syria để thành lập nhà nước Hồi giáo, và thủ đoạn ưa thích của chúng là sử dụng những kẻ đánh bom tự sát để "mở cửa".
Falluja là thành phố đầu tiên của Iraq rơi vào tay IS, và chúng đang cho thế giới thấy cuộc sống bên trong thành phố này có thể thay đổi như thế nào dưới chủ nghĩa "siêu cực đoan" của chúng.
Khi đặt chân đến cửa ngõ thành phố này, tất cả phụ nữ đều buộc phải chui vào một chiếc lều kín mít để khoác lên mình bộ trang phục "niqab" màu đen kín từ đầu tới chân để đàn ông không thể nhìn được bất cứ bộ phận nào trên thân thể họ.
Khắp các tòa nhà và giáo đường ở Falluja là những tờ thông báo quy định những điều cấm không được làm trong thành phố này: Đàn ông không được hút thuốc hay shisha vì nó có thể làm họ xao nhãng việc cầu nguyện, không ai được phép mặc áo phông in chữ tiếng Anh hay có hình phụ nữ, và không ai được phép để tóc kiểu phương Tây.
Rất nhiều người dân Fallujah tỏ ra giận dữ với cách cai trị của IS
Phụ nữ khi rời khỏi nhà bắt buộc phải có người thân là nam giới đi kèm, và những người không tuân thủ các quy định này sẽ bị trừng phạt rất nặng. Chính điều đó đã khiến không ít người dân Falluja giận dữ.
Một người phụ nữ ngoài 50 tuổi đến trước cổng Tòa án Nhà nước Hồi giáo Falluja để khiếu nại về quy định trớ trêu trên, bởi bà là một góa phụ nên không thể cứ mỗi lần ra ngoài đi bán hàng là phải nhờ anh em trai đưa đi.
Người đàn bà này hét vào mặt các chiến binh IS bên ngoài tòa án: "Các người nói rằng Đấng Tối cao không chấp nhận những phụ nữ ra khỏi nhà một mình. Vậy Người làm thế nào có thể chấp nhận việc các người sát hại người khác?"
Một chiến binh IS lạnh lùng trả lời: "Chúng ta sẽ chặt đầu bà nếu bà là đàn ông". Tòa án sau đó ra phán quyết trục xuất người phụ nữ ra khỏi Falluja cùng với đồ đạc của mình, còn ngôi nhà của bà bị IS tịch thu.
Một người đàn ông ở Falluja lén hút shisha và bị chiến binh IS bắt gặp, ngay lập tức anh ta bị giáo sĩ cảnh cáo rằng nếu hành động này tái diễn, anh ta sẽ bị đánh đòn. "Đó là thời điểm mà tôi nhận ra rằng mình phải cầm súng đứng lên chống lại IS ở Falluja nếu không muốn trở thành nô lệ của chúng", người đàn ông này nói.
Chiến đấu cơ Mỹ và liên quân thực hiện chiến dịch không kích vào IS ở Iraq
Kể từ khi Mỹ tiến hành các vụ không kích nhắm vào mục tiêu IS trên lãnh thổ Iraq và Syria, IS đã thay đổi chiến thuật di chuyển để tránh trở thành mục tiêu của Mỹ. Chúng không còn nghênh ngang trên những chiếc xe bán tải gắn súng máy nữa, mà sử dụng xe máy và các loại xe bình thường.
Mặc dù Mỹ đã tăng cường hoạt động không kích trong những tháng gần đây, IS dường như vẫn kiểm soát rất vững chắc thành phố Falluja.
Điều đó có nghĩa là công việc làm ăn của người thợ may vẫn rất phát đạt, và ông ta vừa mua chiếc máy may thứ hai. Sản phẩm ông ta làm ra là những bộ quần áo chống thấm nước có nhiều túi để gắn thuốc nổ, thứ vũ khí khủng khiếp của những kẻ đánh bom tự sát sẵn sàng chết vì IS.
Những đống trang phục đánh bom tự sát này được chất thành đống trên vỉa hè vì cửa hàng không đủ chỗ, trong khi chiến binh IS hối hả tới nhận hàng, chất lên xe và chở đi để chuẩn bị cho đợt tấn công tiếp theo.
Theo Khampha
Vì sao IS sẽ phải chịu kết cục thảm hại ở Iraq? Bị thế giới lên án, bị đồng minh quay lưng, IS chắc chắn sẽ chịu thảm bại trên chiến trường Iraq. Trong những ngày này, truyền thông thế giới đang cảnh báo rằng phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đang tiến vào cửa ngõ thủ đô Baghdad của Iraq sau khi chiếm được một loạt thị trấn, thành phố quan trọng từ...