Trung Quốc nổi giận vì bị Nhật chỉ trích gây bất ổn ở Biển Đông
Sách trắng quốc phòng Nhật Bản năm 2016 cho rằng Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông bằng cách bồi lấp trái phép đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Đại tá Ngô Khiêm, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Ảnh: China Daily.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay giận dữ bác bỏ cáo buộc của Nhật Bản rằng các hoạt động quân sự của Bắc Kinh đã gây ra nhiều căng thẳng tại Biển Đông, Hoa Đông. Trong sách trắng quốc phòng vừa công bố, Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đã lợi dụng sức mạnh để thay đổi hiện trạng ở Biển Đông bằng cách bồi lấp trái phép đảo nhân tạo phi pháp, theo AP.
Đại tá Ngô Khiêm, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói Nhật Bản “lừa dối thế giới” khi có những nhận xét “đầy ác ý”. “Nhật Bản rõ ràng muốn thừa nước đục thả câu tại Biển Đông và biển Hoa Đông, kích động gây bất hòa giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng”, ông Ngô nói.
Video đang HOT
Sách trắng quốc phòng Nhật Bản cho rằng Trung Quốc có nhiều hành động cản trở quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế tại Biển Đông, gây căng thẳng tình hình bằng cách đưa nhiều tàu tuần tra, máy bay do thám tới khu vực nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông.
Ngô Khiêm tố ngược Nhật Bản “thay đổi hiện trạng ở vùng biển có tranh chấp” khi quốc hữu hóa quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) và gia tăng hiện diện quân sự tại đây từ năm 2012. Ông Ngô cho rằng những lời lẽ trong sách trắng quốc phòng của Nhật Bản không khác gì hành động “tự lấy đá đập vào chân mình”.
Ông Ngô cũng nói rằng Nhật Bản công bố sách trắng quốc phòng với mục đích cuối cùng là bào chữa cho chính sách tăng cường quân sự, thậm chí viết lại hiến pháp. Trước đó, Tokyo đã thay đổi cách diễn giải hiến pháp để cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài nhằm bảo vệ đồng minh bị tấn công.
Văn Việt
Theo VNE
Trung Quốc tự vẽ 'vùng biển' ở Biển Đông, dọa bỏ tù người xâm phạm
Tòa án Tối cao Trung Quốc ban hành bản diễn giải về cái gọi là "các vùng biển của Trung Quốc", dọa phạt tù một năm với hoạt động đánh bắt ở đây.
Các tàu cá của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Tòa án Tối cao Trung Quốc hôm nay ban hành một bản diễn giải về cái gọi là "các vùng biển của Trung Quốc". Bản diễn giải không nhắc đến phán quyết từ Tòa Trọng tài ngày 12/7 và tự cho rằng nó phù hợp với cả luật pháp Trung Quốc lẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
"Sức mạnh tư pháp là thành phần quan trọng trong chủ quyền quốc gia", Tòa án Tối cao Trung Quốc cho biết, theo Reuters. "Các tòa án nhân dân sẽ tích cực thực hiện quyền tài phán đối với các vùng lãnh hải Trung Quốc, hỗ trợ cơ quan hành chính quản lý trên biển về mặt pháp lý... bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các lợi ích của Trung Quốc".
Các vùng biển có quyền tài phán theo cách diễn giải của Trung Quốc bao gồm vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Trung Quốc cảnh báo những người đi trái phép vào lãnh hải Trung Quốc và từ chối rời đi khi bị đuổi hoặc tiếp tục xâm nhập sau khi bị đuổi ra sẽ được coi là phạm tội hình sự "nghiêm trọng" và lĩnh án tối đa một năm tù.
"Cách giải thích này tạo ra sự đảm bảo về mặt pháp lý cho việc thực thi luật đánh bắt cá trên biển", Tòa án Tối cao Trung Quốc cho biết thêm.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông bằng "đường lưỡi bò" tự vẽ ra, đi sát vào vùng biển các quốc gia láng giềng. Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, ngày 12/7 ra phán quyết Trung Quốc không có quyền lịch sử với tài nguyên bên trong cái gọi là "đường lưỡi bò". Tòa còn kết luận không có thực thể nào thuộc quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm phi pháp có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế cho nước này.
Trung Quốc hàng năm còn đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. Việt Nam khẳng định việc làm này của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và lời văn Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc có thể đang chờ thời khuấy bão Biển Đông Trung Quốc có thể đang kiềm chế, tránh gây rắc rối ở Biển Đông trước khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20, đồng thời chờ đợi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bước vào giai đoạn gay cấn nhất. Hình ảnh được cho là oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc bay qua bãi cạn Scarborough. Ảnh: Weibo Trên Washington Post,...