Trung Quốc nổi giận vì bị gán trách nhiệm với Triều Tiên
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói “bị đâm sau lưng cũng chẳng hay chút nào”.
Phát ngôn viên Cảnh Sảng.
Ngày 11.7, Trung Quốc bất ngờ lên tiếng phản đối sau khi Mỹ liên tục yêu cầu Bắc Kinh gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng để buộc nước này dừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi.
Trước đó, trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8.7, người đứng đầu Nhà Trắng bày tỏ thái độ mất kiên nhẫn với Trung Quốc, đồng minh kinh tế và ngoại giao quan trọng nhất với Triều Tiên, vì không thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm soát Bình Nhưỡng.
Thái độ gay gắt của Mỹ càng tăng lên, nhất là khi Bình Nhưỡng thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm 4.7, đúng ngày quốc khánh Mỹ. Các chuyên gia quân sự nhận định loại tên lửa này có thể bắn tới bang Alaska và một phần bờ tây nước Mỹ.
Khi được phóng viên hỏi về lời đề nghị của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm tăng thêm áp lực với Triều Tiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói: “Gần đây, nhiều người nói về vấn đề căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, đã phóng đại quá mức và đưa ra “lý thuyết trách nhiệm Trung Quốc”. Ông Cảnh không nói rõ cá nhân nào trong phát ngôn của mình. “Tôi nghĩ rằng nhận định này là thiếu hiểu biết về tình hình hiện nay, có động cơ đằng sau hoặc muốn chuyển trách nhiệm cho Trung Quốc”.
Ông Cảnh nói rằng Bắc Kinh đã làm hết sức mình và có vai trò xây dựng trong việc giải quyết xung đột Triều Tiên. Tuy nhiên, phát ngôn viên Trung Quốc nhấn mạnh vai trò của mọi quốc gia trong việc giải quyết khó khăn này. “Yêu cầu người khác làm nhưng mình thì không rõ ràng là điều không hay. Bị đâm sau lưng cũng không hay chút nào”, ông Cảnh nói. Phát ngôn này được cho là nhắm trực tiếp với ông Trunp và nước Mỹ.
Tên lửa Triều Tiên bắn thử hôm 4.7.
Video đang HOT
Trung Quốc hiện nay đang rất khó xử khi Triều Tiên liên tục thử tên lửa trong năm 2017. Ở chiều hướng khác, quốc gia đông dân nhất thế giới lên tiếng chỉ trích Mỹ và Hàn Quốc làm tình hình thêm phức tạp khi diễn tập quân sự quy mô lớn.
Không những vậy, hành động điều dàn tên lửa THAAD “bách phát bách trúng” của Mỹ tới Hàn Quốc cũng khiến Trung Quốc không hài lòng. Quốc gia này nói rằng hệ thống THAAD đe dọa an ninh và gây căng thẳng khu vực.
Cách đây ít ngày, một số công ty và cá nhân Trung Quốc đã bị Mỹ áp lệnh trừng phạt với cáo buộc làm ăn với Triều Tiên.
Theo Danviet
Vì sao Triều Tiên bị "ám ảnh" phát triển tên lửa?
Không phải ngẫu nhiên mà hơn 30 năm qua, Triều Tiên âm thầm phát triển tên lửa và hạt nhân, bất chấp bị lệnh cấm vận bủa vây tứ phía.
Tên lửa đang được xem là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nền quốc phòng Triều Tiên.
Tuần trước, Triều Tiên thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa, một loại mà Mỹ khẳng định "chưa từng được ghi nhận trong lịch sử". Cũng trong năm 2017, Triều Tiên đã phóng 12 lần tên lửa các loại vào biển Nhật Bản, nhiều nhất trong lịch sử kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền.
Hành động thử tên lửa và liên tục bắn về biển Nhật Bản khiến thế giới đặt ra câu hỏi lớn: Vì sao Triều Tiên quyết tâm thử tên lửa, đặc biệt là tên lửa đạn đạo tới vậy? Tại sao Bình Nhưỡng lại "ám ảnh" trong việc phát triển tên lửa tới mức không thể dừng lại, bất chấp lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế?
Hành trình dài của tên lửa Triều Tiên
Lịch sử vũ khí hạt nhân Triều Tiên bắt đầu từ năm 1985 khi nước này kí Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Năm 2003, một năm sau khi cựu Tổng thống Mỹ George Bush gọi Bình Nhưỡng là "trục ma quỷ" cùng với Iran và Iraq, Triều Tiên rút lui khỏi hiệp ước. Nhiều nguồn tin thời điểm đó nói rằng Triều Tiên đang âm thầm phát triển vũ khí hạt nhân.
Năm 2005, Triều Tiên tuyên bố sẽ dừng chương trình hạt nhân nhưng bất ngờ thay đổi quyết định sau đó một năm khi bắn thử vài quả tên lửa tầm xa. Tháng 10.2006, Bình Nhưỡng tuyên bố thử hạt nhân lần đầu tiên, buộc Liên Hiệp Quốc lên án và có biện pháp trừng phạt.
Chuyện này xảy ra một lần nữa năm 2007 khi Triều Tiên tuyên bố ngừng phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lấy cứu trợ nhân đạo. Tới tháng 5.2009, Triều Tiên thử hạt nhân lần hai và nhận thêm nhiều lệnh trừng phạt nữa từ Liên Hiệp Quốc.
Và kịch bản này vẫn chưa chấm dứt khi tháng 2.2012, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố Bình Nhưỡng chấp thuận dừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi để đổi lấy lương thực. Tuy nhiên tháng 1.2013, Triều Tiên thử hạt nhân lần 3.
Mọi thứ tồi tệ hơn rất nhiều khi tháng 1.2016, Triều Tiên thử nghiệm bom nhiệt hạch, sức công phá mạnh gấp hàng ngàn lần bom hạt nhân. Dù Mỹ nói Triều Tiên không thành công nhưng Bình Nhưỡng tuyên bố đã phát triển thành công đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để gắn lên tên lửa đạn đạo.
Tới năm 2017, quốc gia Đông Á này khiến cộng đồng quốc tế lo ngại khi đầu năm, ông Kim Jong-un tuyên bố sẽ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trong lịch sử. Sau đó 5 tháng, Bình Nhưỡng chứng minh tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên là có cơ sở.
Tiền đâu làm tên lửa?
Nỗ lực trở thành cường quốc hạt nhân là điều không đơn giản. Hồi tháng 3, Liên Hiệp Quốc nói rằng lệnh cấm vận đã khiến tình hình tại Triều Tiên thêm khó khăn khi các nguồn viện trợ bị cắt đứt. Liên Hiệp Quốc nói rằng ít nhất 4 triệu người Triều Tiên đang bị suy dinh dưỡng nặng.
Dù rất khó khăn về mặt tài chính nhưng kì lạ thay, Triều Tiên vẫn tìm được nguồn tiền để hỗ trợ chương trình tên lửa của mình. "Triều Tiên rất giỏi né lệnh cấm vận, dù mức độ khắt khe tới thế nào", Cristina Varriale, nhà phân tích ở Viện Quân sự Hoàng gia Anh, nói.
Nhiều quốc gia không đồng ý làm ăn với Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn có cách xuất khẩu quặng sắt, nicken, đất hiếm sang Trung Quốc. Ngoài ra, lượng lao động Triều Tiên làm việc ở nước ngoài cũng đều đặn gửi tiền về đất nước. Số tiền này ước tính là 1,2 tới 2,3 tỉ USD/năm.
Cân bằng quyền lực
Cán cân xuất khẩu của Triều Tiên có thể không giúp nước này giàu có nhưng đủ để ông Kim theo đuổi tham vọng tên lửa đạn đạo của mình. Ngoài ước muốn quyền lực mạnh mẽ, chuyên gia Varriale nói có nhiều lí do vì sao Triều Tiên tự biến mình thành "mối đe dọa tên lửa và hạt nhân".
"Đó là cách để củng cố năng lực quân sự và có được vị thế ngăn chặn chiến lược trước Mỹ", Varriale nói. "Sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa sẽ thay đổi bàn cờ chiến lược không chỉ trong khu vực mà cả Mỹ".
Với tên lửa tầm ngắn Triều Tiên bắn thử, Varriale nhận định rằng đây sẽ là vũ khí Bình Nhưỡng dùng nếu xung đột với Seoul diễn ra. "Nếu bạn bắn được tên lửa tầm ngắn thì bạn không cần điều quân qua biên giới nữa", Varriale nói.
"Trung Quốc không hài lòng với tiến bộ tên lửa của Triều Tiên và các hành động được cho là khiêu khích của quốc gia này. Do đó, họ kéo Mỹ vào khu vực", Varriale nói. "Dù vậy, mọi chuyện không phải một sớm một chiều là có thể thức dậy và nói "Bình Nhưỡng này, anh nên chấm dứt chuyện này ngay"".
Theo Danviet
Chiến tranh Nga-Mỹ có thể nổ ra vì 1 tên lửa Triều Tiên? Năng lực phòng thủ của Nga bị nghi ngờ lớn, nhất là sau khi nước này tuyên bố tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là loại tầm trung chứ không phải liên lục địa. Tên lửa Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng. Tờ Daily Beast vừa đưa ra một kịch bản rất đáng chú ý, khi Triều Tiên...