Trung Quốc nói gì về cuộc tập trận chung sắp tới với Thái Lan và Malaysia?
Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận các lực lượng vũ trang Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan sẽ tiến hành tập trận chung ở Malaysia vào cuối tháng 10.
Tân Hoa Xã đưa tin, cuộc tập trận mang tên “Hòa bình và Hữu nghị 2018″ sẽ diễn ra trong 10 ngày (20-29/10) tại hai bang của Malaysia và khu vực ngoài biển. Tổng cộng 692 binh sĩ quân đội Trung Quốc sẽ tham gia đợt diễn tập cùng với 3 tàu hải quân, 2 trực thăng hoạt động trên tàu chiến, 2 máy bay vận tải quân sự IL-76 và 4 xe quân sự.
Tàu chiến của hải quân Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận trên Biển Đông.
“Cuộc tập trận thể hiện sự thống nhất trong tư tưởng của lực lượng quân đội 3 nước nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, tăng cường hoạt động trao đổi chính trị và quan hệ hợp tác đồng thời nâng cao năng lực cùng nhau đối phó trước những mối đe dọa an ninh. Cuộc diễn tập không nhằm vào tấn công bất cứ quốc gia nào khác”, tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh.
Lâu nay, Trung Quốc vẫn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp và vô căn cứ trên phần lớn diện tích Biển Đông. Thậm chí, Bắc Kinh còn nhiều lần kêu gọi các nước không có chủ quyền trên Biển Đông tránh những hành động can thiệp.
Video đang HOT
Trong tháng Tám, Trung Quốc đã đồng thuận với dự thảo đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Đây được xem là nền tảng cho các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN. Bắc Kinh cũng khẳng định, thỏa thuận giữa hai bên cho thấy các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hoàn toàn có thể được giải quyết.
Để hiện thực hóa các tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông, Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng trái phép hàng loạt đảo nhân tạo và điều động tàu chiến cũng như máy bay tới khu vực.
Theo infonet
Đây có thể là chiêu bài giúp Trung Quốc lật ngược thế cờ trong chiến tranh thương mại với Mỹ
Trung Quốc đang tìm cách tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong nỗ lực chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, SCMP dẫn nguồn tin thân cận với chính phủ Trung Quốc cho biết.
Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 nước thành viên còn lại đã tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về tên gọi mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Cho tới nay, Trung Quốc chưa công khai bày tỏ sự quan tâm tới việc tham gia vào hiệp định này khi cho rằng nó quá phức tạp. Nhưng theo nguồn tin của SCMP, thái độ của Bắc Kinh đã bắt đầu thay đổi trong bối cảnh Trung Quốc đang phải gồng mình, căng sức trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Các quan chức Trung Quốc trong vài tháng trở lại đây được cho là đang xem xét và tìm kiếm các lời khuyên trong nỗ lực trở thành thành viên của CPTPP.
Trung Quốc đang tìm cách tham gia vào CPTPP. (Ảnh: SCMP)
Hồi tháng trước, trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Tổng thống Sebastian Pinera của Chile, một thành viên CPTPP nói rằng Trung Quốc có thể sẽ tham gia vào thỏa thuận này.
"Tất nhiên là họ có thể. Họ cũng đã bày tỏ mong muốn tham gia", ông Pinera cho hay.
11 thành viên tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu người với tổng kim ngạch thương mại vượt 10.000 tỷ USD.
Theo các nhà quan sát, việc gia nhập hiệp định này sẽ giúp Bắc Kinh mở rộng liên kết thương mại và giải phóng tiềm năng tăng trưởng vào thời điểm khó khăn hiện tại.
Ông Wang Huiyao, giám đốc Trung tâm Trung Quốc và toàn cầu hóa cho rằng việc gia nhập CPTPP sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ cho thế giới về tiến bộ mở cửa và cải cách của Trung Quốc.
"Gia nhập CPTPP có thể trở thành một công cụ để chống lại Mỹ và giúp Trung Quốc thiết lập một vòng tròn thương mại mới bên cạnh sáng kiến Vành Đai và Con Đường cũng như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải", ông Wang nói.
Thông tin về việc Trung Quốc đang tìm cách tham gia CPTPP được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Tokyo đang tìm cách gỡ bỏ các hàng rào thương mại. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có chuyến thăm tới Bắc Kinh trong tháng 10 này. Không rõ ông Abe có đề cập gì tới đồn đoán Trung Quốc định gia nhập CPTPP hay không, nhưng chương trình nghị sự giữa lãnh đạo hai nước chắc chắn sẽ tập trung vào vấn đề hợp tác kinh tế, theo SCMP.
Tu Xinquan, giáo sư tại Đại học Kinh doanh Quốc tế và Kinh tế tại Bắc Kinh cho rằng ý định gia nhập CPTPP của Trung Quốc là một tính toán khôn ngoan và nên thực hiện càng sớm càng tốt.
"CPTPP có thể giúp mở rộng các đồng minh của Trung Quốc và cho thế giới thấy việc Trung Quốc cải cách và mở cửa là nghiêm túc, cũng như thúc đẩy niềm tin của các quốc gia khác vào Bắc Kinh. Không có Mỹ trong hiệp định, Bắc Kinh sẽ dễ thở hơn trong việc đàm phán các điều khoản bao gồm đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ", ông Tu nhận định.
Tuy nhiên, nhà kinh tế học Chen Long thuộc Gavekal Dragonomics cảnh báo không dễ để Bắc Kinh tham gia vào CPTPP.
"Khả năng đàm phán chính thức về việc Trung Quốc trở thành thành viên vẫn chưa rõ ràng do ảnh hưởng của Mỹ đối với CPTPP. Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với các cuộc đàm phán gay gắt về việc điều chỉnh các chính sách sở hữu trí tuệ và công nghiệp của mình theo thỏa thuận", ông này phân tích.
Theo VTC
Phát hiện sốc ở nơi MH370 mất tích và vừa được phát hiện Khu vực phát hiện các mảnh vỡ nghi thuộc về MH370 trong rừng rậm Campuchia cho thấy chiếc máy bay đã rơi xuống và yên nghỉ ở đúng vị trí mà nó từng được thông báo biến mất, theo báo Anh Daily Star. Những tuyên bố phát hiện MH370 rơi trong rừng rậm Campuchia đang được cả thế giới quan tâm Chuyến bay...