Trung Quốc nói gì về chỉ trích của G7?
Trung Quốc đã bác bỏ những chỉ trích của các ngoại trưởng G7 về tranh chấp hàng hải, báo chí nhà nước Trung Quốc ngày 18/4 đưa tin, sau khi các bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng đường băng trái phép trên một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Một bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một đường băng trái phép tại bãi Chữ Thập (Ảnh: AFP)
“Chúng tôi hi vọng các quốc gia liên quan tôn trọng nỗ lực của các nước trong khu vực để duy trì hòa bình và sự ổn định và hành động nhiều hơn nữa vì điều đó”, người phát ngôn Bộ ngoại giao Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo ngày 18/4.
Các ngoại trưởng G7 gồm Đức, Nhật, Anh, Mỹ, Canada, Pháp và Ý ngày 15/4 đã bày tỏ lo ngại về “mọi hành động đơn phương như cải tạo đất quy mô lớn, vốn làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng” ở Biển Đông và Hoa Đông.
“Chúng tôi kịch liệt phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm đòi hỏi các tuyên bố chủ quyền hoặc hàng hải thông qua sử dụng sự ép buộc, hăm dọa hoặc vũ lực”, tuyên bố chung của khối G7 viết.
Tuyên bố trên diễn ra trong bối cảnh các bức ảnh vệ tinh chụp ngày 23/3 đã cho thấy Trung Quốc bắt đầu xây dựng một đường băng dài 3.000 km ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Video đang HOT
Các nhà phân tích trước đó đã phỏng đoán rằng Trung Quốc đang xây dựng một đường băng, nhưng các bức ảnh được tạp chí quốc phòngJane’s công bố ngày 16/4 đã cung cấp bằng chứng xác thực đầu tiên: một đoạn đường băng ở mặc phía đông bắc của đảo Chữ Thập. Trung Quốc đã bắt đầu cải tạo đất tại bãi đá này từ năm 2014.
Các bức ảnh khác cho thấy Trung Quốc có khả năng đang xây dựng đường băng thứ 2 trên đảo Xu Bi cũng thuộc Trường Sa.
Giới phân tích quốc phòng cho hay việc xây dựng là một phần trong dự án cải tạo lớn hơn của Trung Quốc tại ít nhất 5 đảo ở Biển Đông.
Philippines hồi năm ngoái cho biết nước này tin rằng Trung Quốc đang xây dựng một đường băng trên bãi đá Gạc Ma ở Trường Sa.
Các bức ảnh khác còn cho thấy Trung Quốc đang mở rộng một đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đã bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hơn 80% diện tịc Biển Đông, thậm chí các vùng biển gần bờ các nước khác.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Trung Quốc lại biện bạch về các hành động ở Biển Đông
Trung Quốc ngày 15/4 lại biện bạch rằng các hoạt động xây dựng, cải tạo của nước này không ảnh hưởng hoặc nhằm vào bất kỳ nước nào khác, sau khi Philippines "tố" Bắc Kinh tàn phá môi trường ở Biển Đông, gây thiệt hại kinh tế khoảng 100 triệu USD mỗi năm cho các quốc gia ven biển.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi (Ảnh: People)
Bắc Kinh hôm qua đã gọi những bình luận của Tổng thống Philippines Benigno Aquino mới đây rằng các hành động của người khổng lồ châu Á ở Biển Đông khiến cả thế giới lo ngại là "không có cơ sở".
Ông Aquino đưa ra các cáo buộc trên trong một cuộc phỏng vấn hôm 14/4, nói rằng các hành động ngày một hung hăng của Bắc Kinh đang làm dấy lên quan ngại rằng những quốc gia khác sẽ không thể tiếp cận các tuyến đường biển quốc tế, cũng như các khu vực đánh bắt trên Biển Đông.
Đáp lại, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trong một buộc họp báo ngày 15/4 rằng: "Những cáo buộc liên quan của Philippines là không có cơ sở".
"Lãnh thổ của Philippines chưa bao giờ bao gồm quần đảo Nansha (Trường Sa). Chúng tôi hối thúc Phiilippines tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc", ông Hồng nói.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông dựa trên cái gọi là "đường chín đoạn" ("đường lưỡi bò"), kể cả các vùng biển gần bờ của các quốc gia khác trong khu vực.
Ông Hồng cho hay Bắc Kinh ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua "đàm phán với các quốc gia liên quan trực tiếp, dựa trên sự tôn trọng các sự thật lịch sử". Ông này còn nói các hoạt động xây dựng của Trung Quốc "không gây ảnh hưởng hoặc nhằm vào một nước nào khác, hay đe dọa an ninh của các tuyến hàng hải quốc tế và các hoạt động đánh bắt".
Trước đó, Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Charles Jose ngày 13/4 cáo buộc rằng các hoạt động xây dựng của Trung Quốc đã tàn phá môi trường ở Biển Đông, phá hủy 121 ha san hô, gây thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 100 triệu USD mỗi năm cho các quốc gia ven biển.
Mỹ đã lên tiếng về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, khi một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ nói hoạt động cải tạo đất "làm gia tăng các lo ngại trong khu vực" và có thể bị quân sự hóa.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tuần trước cảnh báo rằng Bắc Kinh không nên "gạt ra rìa" các quốc gia nhỏ hơn có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Philippines muốn Mỹ trợ giúp để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông Philippines đang tìm kiếm sự trợ giúp lớn hơn từ Mỹ, một đồng minh an ninh lâu đời, về cách thức đối phó với sự bành trướng nhanh chóng của Trung Quốc ở Biển Đông, Ngoại trưởng Philippines ngày 15/4 tuyên bố. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (Ảnh: Inquirer) "Tại thời điểm này, chúng tôi đang tìm kiếm sự hỗ trợ thêm...