Trung Quốc nói gì trước quyết định hoãn tăng thuế của Mỹ?
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 2-3, Bộ Thương mại Trung Quốc lên tiếng hoan nghênh việc Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) quyết định hoãn tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, Reuters đưa tin.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang chứng kiến những động thái tích cực hơn. Ảnh: Getty
Đăng tải trên website chính thức ngày 2-3, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đã hay biết việc Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ sẽ tiếp tục duy trì mức thuế 10% cho đến khi có thông báo sau, và hoan nghênh động thái này.
Trước đó hôm 28-2, USTR đã ban hành tuyên bố hoãn kế hoạch tăng thuế từ 10% lên 25% đối với số hàng hóa trị giá 200 tỉ USD của Trung Quốc, trước khi có thông báo mới vào ngày 5-3 tới.
Động thái này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24-2 quyết định gia hạn nhằm tạo thêm thời gian tìm kiếm một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa hai bên đã đạt được những tiến bộ nhất định.
Trung Quốc và Mỹ bắt đầu bước vào một cuộc tranh chấp thương mại kể từ tháng 6 năm ngoái, khi Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ đánh mức thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Kể từ đó, hai nước đã liên tục áp thuế bổ sung qua lại lên hàng trăm tỷ USD hàng hoá nhập khẩu của nhau.
Video đang HOT
Trong một diễn biến có liên quan, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1-3 (giờ địa phương) đã đề nghị Trung Quốc dỡ bỏ toàn bộ thuế hàng nông sản của Mỹ.
“Tôi đã yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức dỡ bỏ tất cả thuế quan lên hàng nông nghiệp của chúng ta (bao gồm thịt bò, thịt lợn,…) dựa trên thực tế là chúng ta đang tiến triển tốt đẹp trong thảo luận thương mại… Điều này rất quan trọng với những nông dân tuyệt vời của chúng ta – và tôi!” – ông Trump viết trên Twitter.
An Nhiên
Theo CAND
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Vì sao khó đạt được hỏa thuận?
Những ngày gần đây, số người lạc quan cho rằng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại đang tăng lên, nhất là khi hai bên bước vào vòng đàm phán mang tính quyết định trong tuần này tại Washington.
Tuy nhiên, theo hãng tin tài chính Bloomberg, các nhà đầu tư lại đang "quên" một điều là các cuộc đàm phán đã trở thành phép thử độ bền bỉ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới này - hay nói đúng hơn, đây là cách để đánh giá chính xác sức chịu đựng của mỗi nước đến đâu.
Chưa thấy dấu hiệu đột phá
Trong thực tế, cả Mỹ và Trung Quốc đều không có đủ sức mạnh để áp đặt lý trí lên nước kia. Mỹ không có khả năng buộc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải tuân theo, trong khi Trung Quốc cũng không đủ mạnh để xa rời thế giới phương Tây. Cho đến nay, họ vẫn đang phải đối mặt với thực tế đó, do đó họ sẽ không bao giờ có thể đạt được một thỏa thuận kéo dài.
Điều chúng ta biết về các cuộc đàm phán hiện tại là hai bên đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ thông qua việc Trung Quốc mua số lượng lớn đỗ tương, vi mạch và các sản phẩm khác của nước này. Hai bên dường như cũng đạt được một số tiến triển trong việc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc cho các Cty nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy hai bên có thể đạt được bước đột phá trong các vấn đề "cấu trúc" - Mỹ đòi hỏi phải có sự cải cách lớn trong các chính sách của Trung Quốc mà theo nước này là không công bằng với các DNMỹ, chẳng hạn như trợ cấp cho các Cty Trung Quốc và ép buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ. Đây sẽ là vấn đề cốt lõi cho bất kỳ thỏa thuận nào, những cải cách sẽ phải thay đổi cơ bản nền kinh tế của Trung Quốc và thúc đẩy cạnh tranh dựa trên thị trường nhiều hơn.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn đang căng thẳng. Ảnh tư liệu
Thuế quan là chiến lược thất bại
Không mấy ngạc nhiên khi Trung Quốc sẽ tỏ ra lưỡng lự nhượng bộ bởi vì việc đáp ứng các yêu cầu của Mỹ sẽ đòi hỏi Bắc Kinh phải điều chỉnh lại cách nền kinh tế nước này đang vận hành. Đây cũng là vấn đề cực kỳ khó khi phải ép các nước làm những việc họ thực sự không muốn. Nên nhớ rằng, Triều Tiên đã quyết tâm phát triển vũ khí hạt nhân như thế nào bất chấp các biện pháp trừng phạt kinh tế làm kiệt quệ nền kinh tế của nước này.
Năm 1973, khi các quốc gia Arab áp đặt cấm vận dầu lửa đối với Mỹ nhằm trả đũa nước này vì ủng hộ Israel, người Mỹ đã chọn cách chờ đợi thay vì cắt đứt quan hệ với đồng minh Trung Đông. Những thống kê gần đây cho thấy, việc cố gắng khuất phục Trung Quốc bằng thuế quan là một chiến lược thất bại. Ví dụ, theo dữ liệu thương mại hồi tháng 1-2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng hơn 9%, trong khi Mỹ giảm 2,4%. Mặt khác, đối với Trung Quốc, thị trường Mỹ cũng quan trọng như các thị trường còn lại của thế giới. Thậm chí, ngay cả khi tập đoàn công nghệ Huawei - đang phải đối mặt với một chiến dịch phối hợp của Mỹ ngăn chặn sử dụng thiết bị của Cty này cho các mạng lưới 5G - vẫn có thể phát đạt khi tập trung vào các thị trường không phải phương Tây. Năm ngoái, thị phần toàn cầu của Huawei trong điện thoại thông minh gần bằng của hãng Apple, theo báo cáo của Cty nghiên cứu thị trường Strategy Analytics.
Tổn thất thương mại
Trong lúc đó, Trung Quốc đã gây ra một số tổn thất thương mại cho Mỹ. Hãy hỏi những người nông dân trồng đậu tương của Mỹ, sản lượng xuất khẩu của họ sang Trung Quốc đã giảm mạnh khi những nhà nhập khẩu của nước này đã quay sang Brazil và các nước khác giữa lúc chiến tranh thuế quan Mỹ-Trung diễn ra. Trung Quốc đã phớt lờ nhiều "thời hạn chót" trong suốt năm qua. Nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, không phải vì thuế quan mà vì những vấn đề nghiêm trọng trong nền kinh tế nội địa, chẳng hạn như nợ tăng cao và nỗ lực giảm nợ của chính phủ, chủ yếu bằng cách kiểm soát mở rộng tín dụng.
Có lẽ các nhà chức trách ở Bắc Kinh tin rằng Trung Quốc không cần phải tiếp cận các khách hàng cũng như công nghệ của phương Tây và các đồng minh của họ nữa. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi Mỹ, châu Âu và Nhật Bản về công nghệ và sự thịnh vượng, những thứ này có thể đem đến rủi ro lớn cho tương lai của Trung Quốc. Cho dù Huawei có thể tìm thấy các khách hàng mới ở châu Phi và Trung Quốc nhưng DN này vẫn cần vi mạch của Mỹ cho các sản phẩm của mình. Đối với cả Mỹ và Trung Quốc, vấn đề không chỉ là sự kiêu ngạo. Nó là về chính sách biệt lập. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều có xu hướng hoạt động khép kín. Dường như không nhà lãnh đạo nào quan tâm đến việc hiểu rõ quan điểm của nước kia.
Một thỏa thuận thương mại hời hợt sẽ không thể giải quyết được bất cứ vấn đề gì, thậm chí nếu nó tạm thời xoa dịu các thị trường. Căng thẳng sẽ tiếp tục cho đến khi Washington nhận ra hành động đơn phương của mình trong một trật tự thế giới đã thay đổi và ông Tập Cận Bình nhận ra sự phá vỡ các quy tắc toàn cầu của mình đang khiến các nước quay lưng lại với Trung Quốc. Mỗi bên sẽ phải nhận thấy điểm yếu của mình trước khi họ có thể thúc đẩy một mối quan hệ mạnh mẽ hơn.
Hồng Phúc
Theo Phapluat&xahoi
Mở vòng đàm phán mới, Mỹ tăng sức ép với Trung Quốc trước hạn chót 1/3 Tổng thống Mỹ nói không có kế hoạch gặp Chủ tịch Trung Quốc trước hạn chót nói trên... Ngày 1/3 sẽ là hạn chót để Mỹ và Trung Quốc đi đến một thỏa thuận thương mại - Ảnh: Time. Các nhà đàm phán thương mại Mỹ đang chuẩn bị gia tăng sức ép với Trung Quốc trong tuần này về các yêu cầu...