Trung Quốc nổi đóa, “đá bóng” nguồn gốc Covid-19 sang phòng thí nghiệm Mỹ
Trung Quốc bác bỏ thông tin nói rằng các nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán từng nhập viện trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.
Nhóm chuyên gia của WHO tới Viện Virus học Vũ Hán hồi tháng 2 (Ảnh: Reuters).
“Thông tin mà bạn đề cập về việc 3 người nhiễm bệnh, điều đó không đúng sự thật”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trả lời câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/5 tại Bắc Kinh.
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra sau khi Wall Street Journal ngày 23/5 trích dẫn một báo cáo tình báo chưa được công bố của Mỹ cho biết, 3 nhà nghiên cứu từ Viện Virus học Vũ Hán của Trung Quốc từng đến bệnh viện để chăm sóc y tế vào tháng 11/2019, vài tháng trước khi Trung Quốc công bố đại dịch Covid-19 bùng phát tại nước này.
Thành phố Vũ Hán cũng là nơi phát hiện các ca mắc Covid-19 đầu tiên vào cuối năm 2019, trước khi dịch lan ra các thành phố khác ở Trung Quốc và toàn cầu.
Theo ông Triệu Lập Kiên, Viện Virus học Vũ Hán hồi tháng 3 đã tuyên bố rằng không có trường hợp mắc Covid-19 nào tại cơ sở này.
Video đang HOT
Vào cuối nhiệm kỳ của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết “chính phủ Mỹ có lý do để tin rằng một số nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán đã bị bệnh vào mùa thu năm 2019, trước khi ca nhiễm đầu tiên được xác định với các triệu chứng tương tự Covid -19 cũng như các bệnh thường gặp theo mùa”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã thổi phồng giả thuyết Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Trong tuyên bố ngày 23/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nhóm điều tra do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu đã đưa ra kết luận sau chuyến thăm tới Viện Virus học Vũ Hán hồi tháng 2 rằng, khả năng rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm cực kỳ khó xảy ra.
Trung Quốc coi việc Mỹ đưa ra giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán là thuyết âm mưu để chuyển hướng sự chú ý của dư luận khỏi việc chính phủ Mỹ xử lý yếu kém đại dịch Covid-19. Bắc Kinh thậm chí “đá bóng” nguồn gốc Covid-19 sang Mỹ khi đề nghị kiểm tra một phòng thí nghiệm quân sự tại Fort Detrick, bang Maryland.
Viện nghiên cứu Quân sự Walter Reed có trụ sở tại Fort Detrick do Bộ Quốc phòng Mỹ quản lý. Cơ sở này tiến hành các nghiên cứu y sinh, đặc biệt liên quan tới các bệnh truyền nhiễm. Những nghi ngờ liên quan tới phòng thí nghiệm Fort Detrick bắt nguồn từ sự cố hồi năm 2019, khi phòng thí nghiệm này bị yêu cầu dừng hoạt động vì lo ngại về vấn đề an toàn. Khi đó, phòng thí nghiệm của Mỹ đang nghiên cứu các dịch bệnh như Ebola, Zika.
“Có nghi ngờ về các hoạt động tại Fort Detrick và hơn 200 phòng thí nghiệm sinh học do Mỹ vận hành,” ông Triệu Lập Kiên phát biểu tại cuộc họp báo.
“Mỹ đã thổi phồng giả thuyết về vụ rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm, nhưng liệu họ có thực sự quan tâm đến việc nghiên cứu truy tìm nguồn gốc virus không, hay họ đang cố gắng chuyển hướng sự chú ý? Chúng tôi hy vọng các cơ quan liên quan của Mỹ có thể làm rõ và cho thế giới một câu trả lời rõ ràng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Trung Quốc chỉ trích Chủ tịch Hạ viện Mỹ 'dối trá'
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi "toàn nói những lời dối trá" sau khi bà kêu gọi tẩy chay Olympic Bắc Kinh.
"Một số nhận xét của những người Mỹ đầy dối trá và sai lệch", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay. "Các chính trị gia Mỹ nên ngừng sử dụng hoạt động Olympic để chơi trò chính trị hèn hạ hoặc sử dụng cái gọi là vấn đề nhân quyền như cái cớ để bôi nhọ và vu khống Trung Quốc".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 18/5. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc .
Bình luận được đưa ra sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi kêu gọi các nhà ngoại giao nước này và lãnh đạo thế giới tẩy chay Olympic Mùa Đông ở Bắc Kinh, dự kiến diễn ra tháng 2/2022.
"Chúng ta đừng tôn vinh chính phủ Trung Quốc theo cách để nguyên thủ quốc gia đến Trung Quốc. Đối với các nguyên thủ quốc gia đến Trung Quốc trong bối cảnh một cuộc diệt chủng đang diễn ra, thực sự đặt câu hỏi liệu các ngài còn tư cách đạo đức nào để tiếp tục nói về nhân quyền ở bất kỳ nơi nào trên thế giới?", bà nói.
Các nhóm nhân quyền cho biết ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác bị giam trong các trại cải tạo ở Tân Cương, Trung Quốc. Bắc Kinh mô tả đó là những trung tâm đào tạo nghề để tiêu diệt chủ nghĩa cực đoan, đồng thời bác bỏ cáo buộc ngược đãi và diệt chủng.
Vấn đề Tân Cương khiến Thế vận hội Mùa Đông tại Bắc Kinh đang bị các nghị sĩ Mỹ kêu gọi tẩy chay hoặc thay đổi địa điểm tổ chức. Trung Quốc lên án những kêu gọi tẩy chay, gọi đó là động thái chính trị hóa thể thao.
Phản ứng về phát biểu của bà Pelosi, người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Liu Pengyu nói những nỗ lực của Mỹ nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc tại Thế vận hội chắc chắn sẽ thất bại.
"Tôi tự hỏi điều gì khiến một số chính trị gia Mỹ nghĩ họ thực sự có cái gọi là tư cách đạo đức? Về các vấn đề nhân quyền, họ không có tư cách gì, kể cả trong lịch sử hay hiện tại, để đưa ra những chỉ trích vô căn cứ nhằm vào Trung Quốc", Liu nói.
Dù các nghị sĩ liên tục hối thúc, Nhà Trắng của Tổng thống Joe Biden quyết định không tẩy chay Olympic. Những người ủng hộ Mỹ thi đấu tại Thế vận hội ở Bắc Kinh cũng cho rằng sẽ không công bằng nếu trừng phạt các vận động viên, và Thế vận hội sẽ là cơ hội để Mỹ thể hiện sức sống trên toàn cầu.
Các nhà phân tích cho rằng sau khi phục hồi từ đại dịch Covid-19, Trung Quốc đang coi Olympic như cơ hội để thể hiện sức mạnh kinh tế và ngoại giao trên trường quốc tế.
Mỹ dẫn đầu cuộc tẩy chay Thế vận hội Moskva năm 1980 để phản ứng việc Liên Xô can thiệp Afghanistan. 4 năm sau đó, Liên Xô bỏ qua Thế vận hội Mùa hè ở Los Angeles để trả đũa.
Trung Quốc thách Phó thủ tướng Nhật uống nước thải Fukushima Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề nghị Phó thủ tướng Nhật uống nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima để chứng minh độ an toàn. "Một quan chức Nhật nói rằng uống nước này cũng chẳng sao. Thế thì ông hãy uống đi", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp...