Trung Quốc nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu thuốc men
Thay đổi đột ngột trong chiến lược phòng dịch COVID-19 của Trung Quốc đã khiến người dân và các cơ sở y tế của nước này chưa sẵn sàng đối phó với làn sóng lây nhiễm lớn, dẫn đến thiếu các loại thuốc phổ biến dùng để giảm các triệu chứng giống cúm.
Người xếp hàng tại một hiệu thuốc ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 14/12. Ảnh: Reuters
Sau khi phần lớn các tỉnh, thành ở Trung Quốc nới lỏng biện pháp phòng dịch, nhu cầu mua thuốc, đặc biệt là các loại thuốc cảm, sốt và bộ xét nghiệm kháng nguyên tăng cao, khiến một số nơi xảy ra tình trạng thiếu hụt và giá thuốc tăng mạnh. Trong đó, một số loại thuốc hạ sốt như Tylenol và Advil đã “cháy hàng” ở khắp các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Trước tình hình này, chính quyền ở một số khu vực đã đưa ra các biện pháp, như giới hạn số lượng thuốc bán ra, để làm dịu cơn “sốt” mua thuốc.
Theo tuyên bố của chính quyền, bắt đầu từ ngày 20/12, hơn 500 hiệu thuốc ở Chu Hải, thành phố cảng ở miền nam Trung Quốc, sẽ đảm bảo cung cấp liên tục một số loại thuốc hạ sốt bao gồm cả Ibuprofen. Ibuprofen là tên chung của Advil. Tuy nhiên, mỗi người dân chỉ được mua tối đa 6 viên thuốc hạ sốt dạng uống hoặc 100 ml thuốc hạ sốt dạng lỏng.
Kệ thuốc trống trơn tại một hiệu thuốc ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: CNN
Nam Kinh, thành phố lịch sử ở miền đông Trung Quốc, tuyên bố sẽ đảm bảo nguồn cung thuốc hạ sốt hàng ngày. Khu vực này không chỉ định loại thuốc hay tổng số lượng cung cấp thuốc, giới chức đã phân bổ thuốc đồng đều cho 150 nhà thuốc. Mỗi khách hàng chỉ được mua 6 viên thuốc mỗi ngày.
Tại tỉnh Hồ Bắc, cơ quan quản lý dược phẩm cho biết các hiệu thuốc địa phương có thể cho phép khách hàng mua thuốc Ibuprofen hoặc Paracetamol (tên chung của Tylenol) mỗi ngày theo số lượng sử dụng không quá ba ngày.
Video đang HOT
Các chính sách phân phối thuốc đa dạng trên được ca ngợi là biện pháp hiệu quả, giúp ngăn chặn tình trạng tích trữ thuốc trong giai đoạn số ca mắc COVID-19 ở nước này đang tăng mạnh sau khi nới lỏng phòng dịch.
Tăng nguồn cung
Trung Quốc là một trong những nhà sản xuất dược phẩm và dược liệu thô hàng đầu thế giới.
Từ tỉnh Hắc Long Giang ở miền Bắc cho đến đảo Hải Nam, hàng chục công ty tại các trung tâm dược phẩm lớn của Trung Quốc trong tuần này cho biết họ đang “dốc toàn lực” để thúc đẩy sản xuất thuốc hạ sốt và thuốc kháng virus.
Tại tỉnh Tứ Xuyên ở tây nam Trung Quốc, chính quyền đã công bố các biện pháp khẩn cấp vào ngày 19/12 cho phép trả tối đa 143.160 USD cho mỗi công ty để giúp các nhà máy tăng cường sản xuất các sản phẩm điều trị bệnh COVID-19.
“Chúng tôi đang hỗ trợ các công ty sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm và thuốc điều trị COVID-19 ngoài giờ và sẽ trợ cấp tiền cho công nhân từ quỹ phát triển công nghiệp của tỉnh”, thông báo do chính quyền Tứ Xuyên công bố cho biết.
Honz Pharmaceutical, công ty dược phẩm lớn của Trung Quốc, cho biết họ hy vọng tình trạng thiếu thuốc hạ sốt sẽ sớm giảm bớt khi các công ty tăng cường sản xuất bổ sung. Theo nhà sản xuất dược phẩm có trụ sở tại Hải Khẩu, tình trạng thiếu thuốc hạ sốt “ngắn hạn” chủ yếu là do người dân đổ xô tích trữ. Giới chức cho biết: “Tình trạng thiếu hụt hiện tại sẽ giảm bớt trong vòng 2 tháng với sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc”.
Người dân lo lắng
Khách hàng mua thuốc tại một hiệu thuốc ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Ảnh: Reuters
Song những cam kết đó chưa đủ để trấn an những bệnh nhân COVID-19 đang lo lắng tìm cách giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
“Năm ngày qua, tôi có nhiều triệu chứng, nhưng không mua được thuốc trị viêm họng, ho hay sốt. Không có loại thuốc nào có sẵn”, cô Fairy Zang nói với CNN. Cô Zang sống tại Bắc Kinh, nơi đang trải qua đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất từ trước đến nay. “Cuối cùng, tôi chỉ mua được một hộp metronidazole để trị sưng nướu”, cô đề cập đến loại kháng sinh phổ biến không có tác dụng kháng virus. Tuy nhiên, Zang cho biết cuối cùng cô đã có thể nhờ bạn bè mua giúp thuốc hạ sốt Ibuprofen.
Trong tuần này, tập đoàn công nghệ Tencent đã công bố rằng công ty đã triển khai chương trình thông qua ứng dụng nhắn tin xã hội Wechat cho phép mọi người chia sẻ thuốc hạ sốt dư thừa. Người dùng cần thuốc có thể điền thông tin cá nhân và gửi lên hệ thống. Chương trình chia sẻ này giúp những người dân ở gần nhau có cơ hội hỗ trợ lẫn nhau.
Kể từ khi ra mắt vào hôm 19/12, trang web của chương trình đã nhận được hơn một triệu lượt truy cập với hơn 260.000 tin nhắn trao đổi. Năm thành phố cần hỗ trợ hàng đầu là Bắc Kinh, Thâm Quyến, Thượng Hải, Quảng Châu và Hàng Châu.
Thuốc y học cổ truyền 'Vũ khí' giúp Thượng Hải đối phó với dịch COVID-19
Thượng Hải đang phân phát cho người dân hàng triệu hộp thuốc y học cổ truyền, như các sản phẩm thảo dược và viên nang cảm cúm.
Các loại thuốc này được tin rằng có thể điều trị COVID-19 hiệu quả trong cuộc chiến đối phó với đợt bùng dịch lớn nhất sau Vũ Hán.
Căn hộ đóng chặt cửa trong giai đoạn thứ 2 đợt phong toả nghiêm ngặt ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), trung tâm tài chính Thượng Hải đã ghi nhận trên 17.000 ca nhiễm mới vào ngày 5/4, bao gồm 311 trường hợp có triệu chứng. Khoảng 26 triệu cư dân trên toàn thành phố đang phải đối mặt với đợt phong toả nghiêm ngặt.
Ông Fang Min, Giám đốc Bệnh viện Shuguang ở Thượng Hải cho biết: "Khi đối mặt với biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cực cao, chúng ta nên sử dụng phương pháp điều trị y học cổ truyền càng sớm càng tốt". Ông nói thêm rằng khi dịch bùng phát mạnh, phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y có tác dụng phòng ngừa hiệu quả đối với cả người dân thông thường và những người thuộc nhóm nguy cơ cao.
Một số người dân ở Thượng Hải cho biết đã nhận được những hộp thuốc cảm cúm Liên hoa Thanh ôn (Lianhua Qingwen) miễn phí từ chính quyền địa phương trong những tuần gần đây. Theo tờ Shanghai Daily, các quan chức quận Hồng Khẩu đã phân phát 722.000 hộp Liên hoa Thanh ôn cho người dân. Những người mắc COVID-19 khác cho biết họ đã hòa thuốc Đông y trong nước nóng để điều trị bệnh. Theo giới chức, khoảng 98% bệnh nhân COVID-19 ở Thượng Hải đang điều trị bệnh bằng các loại thuốc y học cổ truyền.
Một cụ bà ở Thượng Hải uống thuốc Liên hoa Thanh ôn. Ảnh: Reuters
Cơ quan y tế Trung Quốc đã khuyến cáo người dân sử dụng một số loại thuốc và thành phần thuốc y học cổ truyền để điều trị bệnh COVID-19, chẳng hạn như Liên hoa Thanh ôn. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này ở nước ngoài vẫn bị hạn chế do thiếu dữ liệu nghiên cứu lâm sàng.
Vào tháng 11/2021, Singapore, nơi tập trung nhiều người gốc Hoa, cho biết chưa có bằng chứng khoa học nào từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy các loại thuốc từ thảo dược, như Liên hoa Thanh ôn, có thể ngăn ngừa hay điều trị COVID-19. Giới chức khuyến cáo chỉ nên sử dụng các sản phẩm thảo dược này trong các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh thông thường, nhằm kiểm soát các triệu chứng như nhức đầu, sổ mũi, đau họng và ho.
Vào năm 2020, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cảnh báo các nhà cung cấp của Liên hoa Thanh ôn ngừng bán sản phẩm này như một phương pháp điều trị COVID-19. Trong khi đó, Công ty dược Shijiazhuang Yiling - nhà sản xuất Liên hoa Thanh ôn - cho biết thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc khi được kết hợp với các liệu pháp thông thường có thể làm giảm các triệu chứng COVID-19, như sốt và ho.
Trung Quốc đã phê duyệt một số phương pháp điều trị COVID-19 dựa trên kháng thể, như Pfizer và Brii Biosciences, để điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Tuy nhiên, không rõ các loại thuốc này được sử dụng rộng rãi như thế nào.
Thượng Hải - thành phố từng là hình mẫu về khả năng kiểm soát COVID-19 linh hoạt, hiệu quả ở Trung Quốc - đang phải đối mặt với thách thức lớn trước biến thể Omicron. Dù các ca mắc mới có xu hướng tăng cao, song con số này vẫn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác trên toàn cầu. Tuy nhiên, đây là sự gia tăng đáng kể đối với một quốc gia vẫn kiên trì theo đuổi chiến lược "không COVID".
Thuốc kháng virus của Pfizer có thể chấm dứt chiến lược 'Không COVID' ở Trung Quốc? Ngày 12/2, Trung Quốc đã phê duyệt có điều kiện thuốc điều trị COVID-19 do hãng dược phẩm Pfizer sản xuất. Các chuyên gia cho rằng quyết định đầy bất ngờ này cho thấy có thể Bắc Kinh đang lên kế hoạch thoát khỏi chiến lược "Không COVID". Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 ở Bắc Kinh. Ảnh: EPA-EFE Theo hãng...