Trung Quốc “nhờn mặt”, tìm cách đuổi Mỹ ra khỏi châu Á-TBD?
Tuần trước, một chiếc P-8A Poseidon của hải quân Mỹ đã bị tiêm kích J-11BH của TQ mang vũ khí dọa, trên không phận quốc tế phía đông đảo Hải Nam.
J-11BH “lật nghiêng, nhào lộn” cho P-8A xem vũ khí
Tờ Washington Free Beacon ngày 21/8 đưa tin, chiến đấu cơ Trung Quốc đã áp sát máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon của hải quân Mỹ, khi nó đang tuần tiễu trong không phận quốc tế trên biển Hoa Đông. Sau đó, người phát ngôn của hải quân Mỹ đã tuyên bố, một chiếc Su-27 của không quân Trung Quốc đã uy hiếp chiếc P-8A ở không phận quốc tế, phía đông đảo Hải Nam.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeffrey cũng không đưa ra bình luận nào ngay lập tức về vụ việc này và cho biết thông tin chi tiết về hành động “hung hăng và nguy hiểm” này sẽ được đưa ra sau khi có những điều tra cụ thể và phản hồi từ phía Trung Quốc.
Các quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng, chiếc Su-27 Trung Quốc đã áp sát chiếc P-8A của hải quân Mỹ ở khoảng cách hết sức nguy hiểm, chỉ khoảng 15 mét, có lúc chỉ còn vẻn vẹn 6m. Cự ly này bị coi là cực kỳ nguy hiểm đối với an toàn bay, có thể gây ra những va chạm ngoài ý muốn dẫn đến thảm họa hàng không.
Chiếc Su-27 này còn bay vòng quanh chiếc P-8A, lật nghiêng khoe vũ khí, thậm chí còn thực hiện một cú nhào lộn ngay trên đầu chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm này, động thái được xem như đe dọa đối phương. Tuy nhiên, đội bay trên chiếc P-8A của Mỹ vẫn bình tĩnh điều khiển máy bay, không để xảy ra sự cố đáng tiếc.
Với vụ đe dọa mới nhất này, Trung Quốc đang “nhờn” mặt Mỹ? c
Tờ South China Morning Post của Hồng Kông ngày 28-8 cho biết, rất có thể hoạt động thả phao định vị thủy âm trên biển Đông có khả năng là nguyên nhân dẫn tới vụ việc chiến đấu cơ Trung Quốc tiếp cận gần máy bay tuần tiễu chống ngầm này, trong vùng biển quốc tế ở phía đông đảo Hải Nam.
South China Morning Post trích dẫn thông tin của các phương tiện truyền thông Đại Lục là máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A của Mỹ đang “đe dọa tàu ngầm Trung Quốc”. Đồng thời, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng “cải chính”, chiếc tiêm kích đe dọa P-8A là loại máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất của Trung Quốc là J-11BH chứ không phải chiếc Su-27 cũ kỹ.
Báo chí Trung Quốc cho rằng, rất có thể ngoại hình của J-11BH khá giống với Su-27 nên các quan chức hải quân Mỹ đã nhầm lẫn, chứ J-11BH có tính năng “vượt trội” rất nhiều so với Su-27. Được biết, các chuyên gia quân sự trên thế giới đều cho rằng, dòng J-11 của Trung Quốc là phiên bản “nhái” của Su-27 Nga.
Bắt chước Nga, Trung Quốc đang “nhờn” mặt Mỹ
Trong một bài viết trên Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, một chuyên gia quân sự giấu tên nhận định, khả năng rất cao là máy bay Mỹ đã thả phao định vị thủy âm. Những thiết bị này được sử dụng với mục đích thu nhận tín hiệu có liên quan đến tàu ngầm như tiếng động của động cơ hoặc chân vịt.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon của Mỹ
Trong trường hợp này, các tàu ngầm Trung Quốc phát hiện mối đe dọa và gọi sự yểm trợ của không quân, – chuyên gia này cho biết. Ông ta cũng xác nhận rằng, đối với quân đội Trung Quốc, hoạt động thả phao thủy âm là sự khiêu khích nghiêm trọng đối với lực lượng tác chiến ngầm nước này.
Bình luận về vấn đề này, Washington gọi hành động của Không quân Trung Quốc là “hung hăng và nguy hiểm”. Ngược lại, Bắc Kinh tuyên bố, động thái này chỉ đơn thuần là một phản ứng với “các hoạt động tình báo quy mô lớn, thường xuyên và chi tiết” của các loại máy bay do thám Mỹ.
Vụ J-11BH dọa nạt máy bay P-8A là lần thứ 3 các máy bay trinh sát và tuần tiễu của Mỹ bị đe dọa trong năm nay. Trong tháng 4, một chiếc Su-27 của Nga đã áp sát chiếc RC-135 không quân Mỹ trong phạm vi 30 mét trên vùng biển Okhotsk, cách bờ biển Viễn Đông của Nga khoảng 100km.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steven Warren cho hay, máy bay trinh sát RC-135 đang thực hiện một sứ mệnh thông thường trên không phận quốc tế, ở phía bắc Nhật Bản, thì bị chiếc Su-27 trên đe dọa. Chiếc Su-27 cũng đã lật mở cánh để cho phi công của chiếc RC-135 nhìn thấy các tên lửa đối không mà máy bay này mang theo, có vẻ là để hù dọa máy bay Mỹ.
Địa điểm xảy ra vụ J-11BH đe dọa P-8A Poseidon
Vụ việc này chưa dứt lùm xùm thì đã xảy ra vụ việc thứ 2 còn nghiêm trọng hơn.
Ngày 18-7, một chiếc tiêm kích Su-27 khác của Nga cũng đã lùa một chiếc RC-135 khác xâm phạm vào không phận Thụy Điển, trong khi cố gắng chạy thoát khỏi sự truy đuổi của máy bay tiêm kích Nga. Tuy không được phép nhưng phi công Mỹ đã bỏ qua mệnh lệnh này và bay qua đảo Gotland của Thụy Điển, hiện diện trái phép trong không phận nước này khoảng 14 phút.
Sau các sự việc này, cả Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey đều đã trực tiếp bày tỏ sự quan ngại với phía Nga về “sự bất cẩn vô lý” của phía Nga. Một số nhà bình luận ở Mỹ cho rằng sự cố này còn tệ hơn những gì xảy ra thời “Chiến tranh lạnh”.
Trở lại vụ việc chiếc J-11BH dọa dẫm máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A của Mỹ, một quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc cho biết, sự e dè của Mỹ khi không đưa ra một phản ứng cứng rắn với vụ chạm trán máy bay Nga hồi tháng 4 và tháng 7 có thể khiến Trung Quốc thêm mạnh dạn tiến hành hành vi đe dọa máy bay, tàu chiến Mỹ.
Trung Quốc muốn “đuổi” Mỹ ra khỏi châu Á-Thái Bình Dương
Cuộc chạm trán giữa máy bay tiêm kích của không quân Trung Quốc và máy bay trinh sát của hải quân Mỹ cũng là một trở ngại cho Đô đốc Samuel Locklear – Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, khi ông là người chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với quân đội Trung Quốc của chính quyền Obama.
Máy bay trinh sát điện tử RC-135 của Mỹ
Ông Rich Fisher, một nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho biết, Mỹ gia tăng các chuyến bay giám sát Trung Quốc là một phần chiến lược đối phó với hành vi hung hăng của Bắc Kinh áp đặt quyền kiểm soát trong các vùng biển tranh chấp. Trong khi đó, ông Locklear là người phụ trách việc giảm nhẹ nhận thức về mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã đáp lại bằng một chiến thuật hung hăng, đe dọa nhằm vào máy bay trinh sát Mỹ như những gì họ đã làm với các máy bay do thám Nhật Bản. Không những thế, ngay cả tuần dương hạm CG-63 USS Cowpens Mỹ cũng bị tàu bổ trợ hậu cần Trung Quốc dọa đâm trong khi đang theo dõi hoạt động của biên đội tàu sân bay Liêu Ninh trên biển Đông.
Fisher cho biết, mục tiêu của Trung Quốc trong các vụ rượt đuổi, áp sát máy bay Mỹ là làm cho Washington phải sợ lặp lại “sự kiện mùng 1-4, tức vụ máy bay J-8 Trung Quốc áp sát ngăn chặn máy bay EP-3 của Mỹ ở ngoài khơi bờ biển Hải Nam khiến chiếc EP-3 phải hạ cánh khẩn cấp, vào ngày 1-4-2001.
24 thành viên phi hành đoàn bị bắt và được Trung Quốc thả ra 11 ngày sau đó, chiếc EP-3 đã không được trao trả lại, còn 1 trong 2 chiếc tiêm kích đánh chặn J-8 Trung Quốc bị rơi cùng với viên phi công – thiếu tá Vương Vĩ – người có hành động áp sát nguy hiểm, gây ra vụ va chạm bị thiệt mạng.
Tiêm kích thế hệ thứ 4 J-11BH của Trung Quốc
Cho tới khi xảy ra vụ chạm trán vừa rồi, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động ngăn chặn máy bay do thám Mỹ một cách “cẩn trọng”, trong khi quân đội Mỹ tìm cách đàm phán với Bắc Kinh về quy tắc hàng hải nhằm ngăn chặn các cuộc chạm trán tương tự, nhưng không nhận được cái gật đầu thiện chí của Trung Quốc.
Trước những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc, ông Fisher nhận định là Bắc Kinh hy vọng sẽ tận dụng được cơ hội Washington đang phải bận tâm bởi nhiều cuộc khủng hoảng ở Syria, Iraq, Ukraine để chiếm đoạt vị trí độc tôn, đẩy Mỹ ra khỏi khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà Bắc Kinh đang tìm cách để thống trị tuyệt đối.
Ông Fisher kêu gọi “Mỹ cần phải xem xét một phản ứng mạnh mẽ hơn và thể hiện rõ cho Trung Quốc thấy rằng, những hậu quả xảy ra sẽ gặp phải một phản ứng quân sự tập thể”. Điều này nhắc nhở người Mỹ phải điều động máy bay chiến đấu hộ tống máy bay giám sát Mỹ và Nhật Bản.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc cần phải gấp rút thực hiện chiến lược điều động 60% máy bay chiến đấu ở hải ngoại về châu Á, tăng số lượng máy bay chiến đấu triển khai tại Okinawa và yêu cầu Philippines cho phép các chiến đấu cơ Mỹ đồn trú tại các căn cứ ở nước này, cũng như tăng cường viện trợ quân sự cho Manila, lập một “tiền đồn” mới trên biển Đông.
Theo Đất Việt
Mỹ điều B-1B đến Châu Á TBD đối phó với Trung Quốc?
2 chiếc MBNB chiến lược siêu âm B-1B Lancer vừa tiến hành huấn luyện bay từ Mỹ sang ném bom ở khu vực Guam. Đằng sau hành động này là gì?
Theo thông tin của trang mạng không quân Mỹ (United States Air Force), vào trung tuần tháng 6, hai chiếc máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của không quân Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth để tấn công một mục tiêu ở bãi bắn gần đảo Guam của Mỹ tại tây Thái Bình Dương, sau đó quay về căn cứ.
Chuyến bay tập đường dài của 2 chiếc Lancer này là một phần trong kế hoạch huấn luyện lực lượng tác chiến toàn cầu của Lầu Năm Góc. Hai chiếc máy bay ném bom chiến lược này đã bay liên tục 30h đồng hồ không nghỉ (có tiếp dầu), để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay tập đường dài, tấn công chính xác mục tiêu.
Hoạt động huấn luyện đã thể hiện được tầm quan trọng của công tác tiếp dầu trên không đối với việc mở rộng khả năng chi viện toàn cầu của Mỹ. Nó không chỉ khảo nghiệm khả năng tác chiến và mức độ sát thương của B-1B, mà còn cho thấy việc Mỹ đang nỗ lực mở rộng năng lực và phạm vi sát thương của lực lượng máy bay ném bom chiến lược - yếu tố cấu thành chủ chốt của lực lượng không quân.
Điểm đặc biệt đáng chú ý là nhiệm vụ huấn luyện lần này của B-1B đã được chuyển sang khu vực Thái Bình Dương, động thái này đã cho thấy Mỹ coi trọng và duy trì mức độ sẵn sàng chiến đấu của máy bay ném bom chiến lược, 1 bộ phận quan trọng trong bộ 3 vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược của Hoa Kỳ, để đối phó với thách thức trong tương lai tại khu vực này.
B-1B Lancer là loại máy bay ném bom chiến lược siêu âm mang vũ khí thông minh
Phát động một cuộc tấn công đường không vào một "cường quốc nào đó" là ưu điểm đặc biệt của máy bay ném bom chiến lược B-1B. Lúc đầu nó được thiết kế để thay thế máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress, nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược là đột nhập đường không, ném bom xuống Liên Xô.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên bang Nga tan rã, B-1B mất đi đối thủ của mình, chính vì thế mà nó đã từng bị quên lãng mất một thời gian dài. Khi xảy ra cuộc chiến tranh chống khủng bố tại Afghanistan, nó lại có cơ hội để phát huy vai trò chiến lược của mình.
So với B-52, Lancer không chỉ mang được khối lượng bom nhiều hơn, tốc độ bay nhanh hơn, mà với tốc độ siêu âm, nó còn có thể bay vượt qua toàn bộ lãnh thổ Afghanistan chỉ trong vòng 45 phút. Ngoài ra, trong điều kiện không được tiếp dầu, B-1B có thể lưu lại trong không trung hơn 4h đồng hồ.
Không chỉ như thế, nó còn được trang bị một khoang trinh sát, có thể cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao về hoạt động của các phần tử vũ trang dưới mặt đất, có nghĩa là B-1B đã được trang bị hoàn hảo cả về khả năng trinh sát và tấn công - một yếu tố then chốt trong chiến tranh hiện đại.
B-1B có phạm vi hành trình xa, tải trọng bom đạn lớn
Sau thời kỳ chiến tranh chống khủng bố, khả năng bay đường dài và mang được khối lượng bom lớn, đã khiến B-1B trở thành loại máy bay ném bom chiến lược có ưu thế nhất hiện nay trong việc thực hiện nhiệm vụ tại chiến trường châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn.
Tổng biên tập trang mạng "An ninh toàn cầu" của Mỹ (Global Security) John Parker cho rằng, cùng với hành động ngày càng "ép người quá đáng" của Trung Quốc tại các khu vực biển lân cận, B-1B đã có nhiệm vụ chiến đấu mới của mình tại khu vực Thái Bình Dương.
Biển Đông hiện đã trở thành vấn đề quan ngại về an ninh rất lớn tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, cục diện an ninh và hòa bình, ổn định tại đây đang ngày một xấu đi. Vì thế, quân đội Mỹ tin tưởng loại máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer sẽ phát huy được tính năng ưu việt của mình tại khu vực này.
Trung Quốc đang sử dụng ưu thế về hải quân và lực lượng tàu chấp pháp hùng mạnh để chèn ép Philippinse và Việt Nam trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, khai thác dầu khí và cướp đoạt ngư trường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Song song với đó, Bắc Kinh cũng đang âm mưu thay đổi hiện trạng trên biển Đông theo hướng có lợi cho mình.
B-1B được thiết kế để thay thế loại máy bay ném bom đã già lão là B-52 Stratofortress
Đặc biệt, từ đầu tháng 5, Bắc Kinh đã hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, đồng thời cử hàng trăm tàu chấp pháp và hàng chục tàu chiến ra "đàn áp" lực lượng tàu công vụ nhỏ bé của Việt Nam, đẩy tình hình khu vực biển Đông thêm căng thẳng, phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh khu vực và an toàn hàng hải thế giới.
Biển Đông là khu vực biển có nhiều tuyến hàng hải quan trọng đi qua, là khu vực có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt dồi dào. Trung Quốc đang có tham vọng độc chiếm, để kiểm soát khu vực biển quan trọng này, mở ra con đường bành trướng "biên giới chiến lược và không gian sinh tồn" của Trung Hoa ra xa Đại Lục.
Ngoài ra, thời gian vừa qua, Trung Quốc cũng gây ra căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản, làm cho tình hình an ninh khu vực ngày một căng thẳng. Đây có thể là nguyên nhân chính làm Washington triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1B tại khu vực Thái Bình Dương để đối phó với những hành động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh.
B-1 Lancer là một máy bay ném bom chiến lược siêu âm cánh cụp - cánh xòe (cánh chính của B-1 có thể di chuyển trong phạm vi từ 15-67,5 độ), được phát triển bởi Rockwell vào những năm 1970, nhằm thay thế cho loại máy bay ném bom chiến lược ra đời vào thập niên 50 của thế kỷ trước là B-52 Stratofortress.
B-1B Lancer đã được nâng cấp để trang bị tên lửa chống hạm tầm xa LRASM
B-1 Lancer có chiều dài 44,5 mét, sải cánh 41,8 mét, chiều cao 10,4 mét, trọng lượng không tải 86,183 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 216,634 tấn, tải trọng bom đạn 56,7 tấn. Phi hành đoàn của B-1B gồm 4 người: Chỉ huy chuyến bay, phi công phụ, sĩ quan phụ trách hệ thống tấn công và sĩ quan phụ trách hệ thống phòng thủ.
B-1 Lancer được trang bị 4 động cơ F101-GE-102, công suất 136,92kN mỗi chiếc, có đốt sau, đảm bảo máy bay có thể đạt tốc độ tối đa Mach 1,25 (1.340km/h) ở độ cao lớn, tốc độ bay hành trình khoảng 1.100km/h, phạm vi hoạt động 11.900km không tiếp nhiên liệu, bán kính chiến đấu 5.544km, trần bay 15km.
Với 3 khoang đạn, B-1 có thể mang theo 84 bom Mk-82 hoặc thuỷ lôi Mk-62, 30 quả bom mẹ CBU-87/89, 24 bom thông minh GBU-31 JDAM, 48 bom thông minh GBU-38 JDAM, 12 bom lượn AGM-154 JSOW (hay còn gọi là vũ khí tấn công ngoài khu vực phòng không) tầm phóng 130km, hoặc 24 tên lửa AGM-158 JASSM tầm bắn 370km và JASSM-ER có tầm phóng trên 1000km.
Gần đây, B-1B Lancer đã được nâng cấp để trang bị tên lửa chống hạm tầm xa LRASM, tầm bắn trên 1000km. Chương trình nâng cấp này sẽ mang lại một sức mạnh mới cho B-1B trong nhiệm vụ thống trị các đại dương xa xôi,
B-1B có khả năng mang tên lửa AGM-158 JASSM tầm bắn 370km và JASSM-ER tầm bắn trên 1000km
Máy bay còn được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính tiên tiến cùng hệ thống định vị vệ tinh hiện đại và radar quét mạng pha điện tử thụ động AN/APQ-164. Radar này được trang bị bộ vi xử lý có khả năng lái chùm tia điện tử nhằm giảm khả năng bị phát hiện. Bên cạnh đó, radar còn có khả năng thiết lập khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ số mặt đất với độ phân giải cao.
Bên cạnh đó B-1 Lancer còn được trang bị máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A. Hệ thống này bao gồm 8 hệ thống bắn pháo sáng gây nhiễu AN/ALE-49, hệ thống ngụy trang ALE-50. Nhờ các biện pháp hỗ trợ điện tử, B-1 Lancer có độ bộc lộ radar và hồng ngoại tương đối thấp. Diện tích phản hồi radar của B-1 ước tính khoảng 2,4 m2.
B-1B đã liên tiếp phóng thành công tên lửa LRASM, tiêu diệt mục tiêu giả định ở khoảng cách trên 1000km vào tháng 8 và tháng 11-2013, giúp Mỹ có khả năng thực hiện song song cả 2 chiến lược "Tác chiến không-hải nhất thể" và "Kiểm soát xa bờ" nhằm "Bóp nghẹt yết hầu" Trung Quốc. Trong tháng 3-2014, Mỹ cũng đặt mua của Lockheed Martin 224 quả tên lửa tấn công liên hợp không đối đất (JASSM/JASSM-ER), trị giá 353 triệu USD. Loại tên lửa này có cùng một nền tảng công nghệ với LRASM, được mang trên B-1B chuyên sử dụng để phá chiến lược "chống tiếp cận/khu vực cấm" của những đối thủ có khả năng A2/AD mạnh như Trung Quốc.
Theo Đất Việt