Trung Quốc nhờ Mỹ hỗ trợ chống các phần tử cực đoan Tân Cương
Bộ ngoại giao Trung Quốc vừa cho biết đã đề nghị phía Mỹ hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại các phần tử Hồi giáo vũ trang tại Tân Cương, và cho rằng đây cũng là mối đe dọa với các lợi ích của Mỹ.
Cảnh sát Trung Quốc bắt các phần tử cực đoan tại Tân Cương (Ảnh: AP)
Giới chức Bắc Kinh cho rằng Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) đang tuyển mộ những người Duy Ngô Nhĩ từ cộng đồng người Hôi giáo thiểu số tại Tân Cương, và huấn luyện họ tham gia các hành động cực đoan tại Syria, Iraq. Sau đó, những người này được đưa trở lại Trung Quốc để tiến hành thánh chiến.
Trong khi đó nhiều chuyên gia nước ngoài đã tỏ sự hoài nghi liệu ETIM có thực sự là một nhóm có tổ chức rõ ràng như tuyên bố của Trung Quốc.
Mối đe dọa khủng bố đang “ngày một phức tạp và nghiêm trọng hơn từng ngày”, Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định trong thông cáo hôm 4/8, sau cuộc họp giữa thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Cheng Guoping, đại sứ lưu động của Cục chống khủng bố, Bộ ngoại giao Mỹ.
“Trung Quốc đã nhấn mạnh mối đe dọa nghiêm trọng của ETIM và các tổ chức khủng bố Đông Turkestan khác với Trung Quốc, Mỹ và cộng đồng quốc tế, và yêu cầu Mỹ hỗ trợ mạnh mẽ, hợp tác với Trung Quốc trong các nỗ lực tấn công các lực lượng khủng bố Đông Turkestan”, thông cáo viết.
Hàng trăm thậm chí hàng nghìn người Duy Ngô Nhĩ thời gian qua đã vượt biên trái phép từ Trung Quốc sang Thổ Nhĩ Kỳ, thông qua các quốc gia Đông Nam Á.
Các nhóm nhân quyền cho rằng dòng người di cư này đang chạy trốn tình trạng bạo lực sắc tộc tại Tân Cương, cũng như sự kiểm soát của Trung Quốc đối với tôn giáo và văn hóa của họ. Bắc Kinh vẫn bác bỏ cáo buộc này.
Trong 3 năm qua, hàng trăm người đã thiệt mạng trong các vụ bạo động tại Tân Cương, mà theo giới chức Trung Quốc thủ phạm là các chiến binh Hồi giáo. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa cung cấp được bằng chứng thuyết phục cho thấy bạo lực có liên quan tới ETIM, tổ chức bị Washington xem là nhóm khủng bố kể từ sau các vụ tấn công ngày 11/9/2011.
Sau những vụ tấn công đẫm máu vừa qua, đặc biệt là vụ tấn công bằng dao tháng 3/2014 tại một ga tàu hỏa ở Côn Minh làm 31 người thiệt mạng, Trung Quốc đã đẩy mạnh các nỗ lực chống khủng bố.
Video đang HOT
Cảnh báo cũng được nâng lên trước thềm một sự kiện thể thao quốc tế tại Bắc Kinh trong tháng 8 này, và cuộc tuần hành mừng 70 năm kết thúc Thế chiến II trong tháng tới.
Thanh Tùng
Theo Dantri/RT
Vụ MH17: Ukriane chuẩn bị đối đầu với các vụ kiện của các nạn nhân người Đức
Vụ MH17: Gia đình nạn nhân người Đức khởi kiện Chính phủ Ukraine; Nga sẽ thay thế toàn bộ hàng quốc phòng nhập khẩu từ Ukraine; Hàng loạt vụ nổ gây thương vong lớn ở Tân Cương - Trung Quốc; Giám đốc bệnh viện địa phương ở Tây Ban Nha bị nhiễm Ebola...
Vụ MH17: Gia đình nạn nhân người Đức khởi kiện Chính phủ Ukraine
Theo Đài Tiếng nói nước Nga tối 21-9, thân nhân của 3 công dân Đức thiệt mạng trong vụ rơi máy bay MH17 của hãng Malaysia Airlines hôm 17/7 vừa qua, khiến 298 người thiệt mạng, đang chuẩn bị khởi kiện Chính phủ Ukraine và Tổng thống Petro Poroshenko ra Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR).
Báo "Bild am Sonntag" (Đức) dẫn tuyên bố của ông Elmar Gimulla, luật sư bảo vệ quyền lợi cho các nguyên đơn tiềm năng, cho biết: "Theo quy định pháp lý quốc tế, mỗi quốc gia mở cửa không phận của mình đều cần chịu trách nhiệm về việc này".
Các nhân viên cứu hộ đưa xác nạn nhân vụ rơi máy bay MH17 rời hiện trường
Ông Gimulla cho rằng, chính quyền Kiev lẽ ra phải đóng cửa không phận miền Đông vì không thể đảm bảo điều kiện an toàn cho hoạt động lưu thông đường không của máy bay dân dụng.
Theo luật sư Gimulla, luận chứng về việc Ukraine không hoàn thành nghĩa vụ và cũng là cơ sở khiếu kiện sẽ được nộp lên ECHR sau khoảng 2 tuần nữa. Mức bồi thường trong từng trường hợp riêng biệt, theo quan điểm của luật sư Gimully, phải tối thiểu là 1 triệu euro. Trước đó, hãng Malaysia Airlines đã trả cho gia đình của mỗi nạn nhân khoản tiền 5.000 euro.
Nga sẽ thay thế toàn bộ hàng quốc phòng nhập khẩu từ Ukraine
Theo TASS, ngày 21-9, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết, trong vòng hai năm rưỡi, nước này sẽ thay thế toàn bộ mặt hàng nhập khẩu từ Ukraine cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga do cuộc khủng hoảng tại nước láng giềng này.
Phát biểu trên truyền hình, ông Rogozin lấy làm tiếc rằng nền công nghiệp của Ukraine "đã kết thúc" do chính sách của chính quyền Kiev.
Lính dù Nga tham gia cuộc diễn tập ban đêm tại khu vực cách thị trấn miền nam Rostov 150km
Ông nói: "Cuối năm ngoái, chúng tôi đã hy vọng rằng có thể cứu vãn tình hình. Tại thời điểm đó, Tổng thống Vladimir Putin đã nỗ lực tối đa để đảm bảo Ukraine không rơi vào vòng xoáy suy thoái, đối với cả nền kinh tế và công nghiệp của nước đó."
Ông Rogozin đã hủy chuyến thăm các doanh nghiệp công nghiệp của Ukraine, nơi ông từng thị sát thực tế tất cả các doanh nghiệp quốc phòng quan trọng, gặp gỡ các nhà khoa học và kỹ sư nổi tiếng, vốn ủng hộ hợp tác với Nga.
Hàng loạt vụ nổ gây thương vong lớn ở Tân Cương - Trung Quốc
Ngày 22-9, cổng thông tin Thiên Sơn của chính quyền khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) cho biết hôm 21-9 đã xảy ra nhiều vụ nổ ở ít nhất 3 địa điểm, trong đó có một khu mua sắm ở huyện Luân Đài, khiến 2 người thiệt mạng và "nhiều" người khác bị thương.
Tuy nhiên, nguồn tin không cho biết nguyên nhân các vụ nổ cũng như chính xác có bao nhiêu người bị thương.
3 vụ nổ liên tiếp ở Tân Cương - Trung Quốc khiến 2 người thiệt mạng
Trong năm qua, các vụ đụng độ giữa người dân địa phương và lực lượng an ninh ở Tân Cương - khu vực có đông người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ sinh sống - cũng như các vụ tấn công nhằm vào dân thường đã làm hơn 200 người thiệt mạng.
Trong khi Chính phủ Trung Quốc cáo buộc các nhóm "khủng bố" ở Tân Cương tiến hành các vụ bạo lực đẫm máu nhằm đòi độc lập cho khu vực này, thì các nhóm nhân quyền cho rằng chính việc Bắc Kinh đàn áp về văn hóa và tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ đã gây ra tâm lý oán hận.
Giám đốc bệnh viện địa phương ở Tây Ban Nha bị nhiễm Ebola
Nhà truyền giáo Manuel Garcia Viejo, 69 tuổi, người Tây Ban Nha, giám đốc bệnh viện địa phương ở Lunsar, đã được xác định nhiễm virut Ebola hôm 20-9. Bệnh nhân mong muốn được đưa về Tây Ban Nha để chữa trị.
Ông này hiện là thành viên của nhóm các chuyên gia về bệnh nhiệt đới ở Freetown. Ông đã làm việc ở châu Phi trong suốt 30 năm và ở Lunsar 12 năm.
Nhà truyền giáo Manuel Garcia Viejo được đưa về Tây Ban Nha để điều trị Ebola bằng máy bay quân sự
Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha cho biết, chiếc máy bay Hercules C-130, xuất phát từ căn cứ quân sự ở Torrejon, gần Maldrid, đã hạ cánh lúc 14h GMT hôm 21-9 ở Freetown, Sierra Leone. Theo lịch trình, chiếc máy bay sẽ đưa bệnh nhân rời khỏi Sierra Leone lúc 17h50 GMT cùng ngày.
Cũng theo Bộ Quốc phòng, phi hành đoàn sẽ cố gắng "xây dựng" một hành trình bay ngắn nhất có thể và sẽ hạ cánh ở Maldrid vào 01h GMT hôm nay (22-9)
Một buồng cách ly đã được lắp đặt trên máy bay. Phi hành đoàn 14 người cũng được trang bị quần áo, kính, găng tay, giày đảm bảo tiêu chuẩn để tránh bị lây nhiễm từ người bệnh.
Theo WHO, kể từ khi bùng phát ở Tây Phi tới nay, dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của khoảng 2630 người, chủ yếu là ở Liberia, Guinea và Sierra Leone.
Theo ANTD
IS hành quyết 20 người Syria tại nhà hát La Mã cổ đại Ít nhất 20 người đàn ông đã bị các phần tử cực đoan IS hành quyết ngay tại nhà hát La Mã cổ đại ở thành phố cổ Palmyra, Syria trong ngày 27/5, AFP đưa tin. IS hành quyết 20 người Syria tại nhà hát La Mã cổ đại. (Ảnh: AFP) AFP đẫn lời ông Rami Abdel Rahman, người đứng đầu Tổ chức...